Giáo án môn Ngữ văn 11 - Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Người cầm quyền khôi phục uy quyền

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp học sinh:

- Phân tích được những nét đặc trưng của bút pháp Huy-gô qua hư cấu nhân vật và diễn biến cốt truyện, nghệ thuật phóng đại trong so sánh và ẩn dụ, trong nghệ thuật tương phản, sự đan xen bình luận ngoại đề.

- Gắn được nghệ thuật trên với ý nghĩa nội dung của đoạn văn: Sự mâu thuẫn giữa Thiện và ác, Cường quyền và nạn nhân.Qua đó biểu hiện một ý nghĩa rư tưởng tiến bộ và biểu hiện trực tiếp cảm xúc của người kể chuyện.

- Phát huy tính chủ động, đầu óc phê phán qua việc khẳng định tình thương như một giải pháp xã hội được tác giả đề xuất, có thể auy nghĩ thêm về con đường thực hiện lý tưởng.

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2542Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Người cầm quyền khôi phục uy quyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/3/2010
Tiết: 105+106
Tuần: 10
Tên bài:
GV: Vũ Thị Mai Oanh
Trường THPT Lý Thường Kiệt –Yờn Bỏi
Ngày dạy: 22/3/2010
Đọc văn : 
Người cầm quyền
khôi phục uy quyền
(Trích: “Những người khốn khổ”)
 ( V. Huy- gô )
A.Mục tiêu bài học: 
Giúp học sinh:
- Phân tích được những nét đặc trưng của bút pháp Huy-gô qua hư cấu nhân vật và diễn biến cốt truyện, nghệ thuật phóng đại trong so sánh và ẩn dụ, trong nghệ thuật tương phản, sự đan xen bình luận ngoại đề.
- Gắn được nghệ thuật trên với ý nghĩa nội dung của đoạn văn: Sự mâu thuẫn giữa Thiện và ác, Cường quyền và nạn nhân.Qua đó biểu hiện một ý nghĩa rư tưởng tiến bộ và biểu hiện trực tiếp cảm xúc của người kể chuyện.
- Phát huy tính chủ động, đầu óc phê phán qua việc khẳng định tình thương như một giải pháp xã hội được tác giả đề xuất, có thể auy nghĩ thêm về con đường thực hiện lý tưởng.
B. Phương pháp, phương tiện
- Phương pháp: Đàm thoại + Phát vấn, khai thác từ nghệ thuật đến nội dung.
- Phương tiện: SGK+SGV +TLTK Ngữ văn 11
C. tiến trình
1. ổn định lớp: 11A1:
 11A3:
2. Kiểm tra bài cũ: Không 
3.Bài mới:
	V. Huy-gô là nhà văn lãng mạn lớn nhất của Pháp thế kỉ XIX. Cuộc chiến đấu không ngừng của ông và những tác phẩm văn chương của ông phản ánh trung thành những biến cố lịch sử lớn lao, những cuộc cách mạng của nhân dân Pháp thế kỉ XIX. Tác phẩm của ông tiêu biểu cho ý chí tự do, lòng tha thiết yêu hòa bình, lòng tin tưởng cao cả của con người lao động. Bởi vậy, ngày nay ở các quốc gia người ta đề công nhận ông là nhà văn tiến bộ không chỉ của Pháp mà còn của toàn thể nhân loại.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Giới thiệu cho HS vài câu chuyện về nguyên mẫu được kể trong nhật kí Huy-gô trong bộ sách Những điều trông thấy.
? Cùng với những kiến thức ở phần tiểu dẫn, em cho biết những nhận xét của mình về V. Huy-gô ?
* Ngoài ra còn để lại hơn 2000 bức tranh và nhiều tác phẩm khảo cứu, tùy bút.
* Năm 1859 khi Napôlêông III ân xá cho Huy-gô, ông không về và tuyên bố : Giữ trọn lời thề với lương tâm, tôi chịu đến cùng số phận của tự do. Tự do đã bị trục xuất khỏi đất Pháp, khi nào tự do trở về nước, tôi sẽ trở về cùng với tự do. Năm 1870, ông về Pari khi công xã Pari lật đổ đế chế II
* Giống Nguyễn Du.
? Nêu những tác phẩm của Huy-gô mà em biết ?
- Tiểu thuyết ?
- Thơ ?
- Kịch ?
? Tóm tắt tác phẩm “Những người khốn khổ”?
? Giới thiệu vài nét về tiểu thuyết này?
* Năm 1862, sau ngót 30 năm sáng tác, bộ truyện được xuất bản đồng thời ở Bơrúychxen – Bỉ và ở Pari. Trong 4h đầu tiên phát hành tập 1 đã bán được 3.500 cuốn. Cả 2 tập gồm 2121 trang.
? Nêu hiểu biết của em về đoạn trích?
* Doạn văn có vị trí đặc biệt trong diễn biến cốt truyện về nhân vật trung tâm- Giăng-van- giăng (sau một thời gian làm thị trưởng với tên gọi Ma-đơ- len và giúp đỡ rất nhiều người).
Quyển1: Một chính nhân quân tử
Quyển 2: Sa ngã
Quyển 3: Trong năm 1917
Quyển 4: Gửi trứng cho ác
Quyển 5: Xuống dốc
Quyển 6: Giave
Quyển 7:Vụ án Săngmachiơ
Quyển 8: Hậu quả
* Chia nhóm: 
- 3nhóm: Tìm những chi tiết miêu tả giọng nói, bộ dạng, hành động của Gia-ve (đối với Phăng-tin, với Giăng-van-giăng, đối với tình mẫu tử)?
- 3 nhóm: Tìm những chi tiết thể hiện thái độ, ngôn ngữ, hành động của Giăng-van-giăng (đối với Gia-ve, với Phăng-tin)?
Gia-ve
- Quát tháo, hành động lỗ mãng,bạo ngược trong bệnh xá(hét lên, nắm lấy cổ áo ông thị trưởng, giậm chân- Những hành động tác oai tác quái khiến người bệnh khiếp sợ)
-Triệt tiêu niềm động viên an ủi, hi vọng được gặp con của Phăng-tin, khiến cô bị sốc (Mày nói giỡn, không có ông Ma-đơ-len...)
- Lời lẽ thô bỉ, tàn nhẫn trước tiền kêu tuyệt vọng của tình mẫu tử. Hắn là kẻ trực tiếp gây ra cái chết của Phăng-tin.
 Tàn nhẫn, vô lương tâm, mất hết tính người.
? Tìm những chi tiết thể hiện giọng nói, bộ dạng, hành động, cặp mắt, cái cười của Gia-ve ? 
? Tác giả miêu tả điều đó bằng biện pháp nghệ thuật nào ? (So sánh, phóng đại) 
? ẩn dụ mà Huy-gô nhằm gợi lên từ hình ảnh Gia-ve là gì ?
? Đối với loại người như hắn, tg gián tiếp thể hiện thái độ gì ?
? Tác giả trực tiếp miêu tả Giăng-van-giăng ở những lời nói và hành động nào ? Em nhận xét gì về những điều đó ?
? Giăng-van-giăng vì sao phải thì thầm hạ giọng với Gia-ve ?
?Những chi tiết chứng minh sự thay đổi thái độ đó ? Vì sao Giăng-van-giăng có thái độ đó ?
? Lý do nào sâu xa hơn để Giăng-van-giăng quên mình và hành động vì người khác như vậy ?
? Biện pháp miêu tả trực tiếp cho thấy Giăng-van-giăng là người thế nào ?
? Thái độ của Phăng-tin đối với Giăng-van-giăng ? (cầu cứu)
? Bà xơ chứng kiến cảnh gì ? 
? Em thử đoán xem G. đã nói với P. điều gì ? 
? Qua đó em thấy vai trò của Giăng-van-giăng đối với những người như Phăng-tin như thế nào?
Câu hỏi 3, SGK : Đoạn văn từ câu : Ông nói gì với chị đến có thể là những sự thực cao cả là phát ngôn của ai ? thuật ngữ văn học để chỉ tên loại ngôn ngữ này ?
?Câu văn nào miêu tả gương mặt Phăng-tin ?(Khuôn mặt sáng rỡ...)
? Qua bút pháp này, em thấy hình tượng Giăng-van-giăng như thế nào ?
Câu1.SBT.Tr56 : 1 trong 2 phương án
- Gia-ve
- Giăng-van-giăng : Đặt trong phạm vi đoạn trích- khẳng định cảm hứng lãng mạn, xu hướng vươn tới những tình cảm cao đẹp, những hành vi dũng cảm, cao thượng của con người- mạch ngầm chủ lưu trong đoạn trích- đề cao Giăng-van-giăng.
? Qua hình tượng Giăng-van-giăng, tác giả muốn gửi tới bạn đọc thông điệp gì ?
Câu 2+3.SBT
- Những đặc trưng bút pháp Huy-gô cũng là dấu hiệu quen thuộc của văn học lãng mạn.
- Giá trị của văn chương không chỉ biểu hiện ở dấu ấn nghệ thuật mà ở thế giới tình cảm tốt đẹp, lí tưởng tiến bộ mà nhà văn gửi gắm qua đoạn trích.
BT1 :Mđ : Phân tích nhân vật Phăng-tin qua nghệ thuật đối lập :
- Phăng-tin và Gia-ve
(Nạn nhân và Đao phủ)
- Phăng- tin và Giăng-van-giăng
(Nạn nhân và vị cứu tinh)
BT2 :
- Phăng-tin và Giăng-van-giăng cùng một tuyến thiện, đề là nạn nhân.
- Sự yếu đuối, tuyệt vọng – sức mạnh phi thường, ý chí phản kháng.
Từ đó suy luận về vai trò của Phăng-tin trong diễn biến cốt truyện.
BT3 :
Phăng-tin=Thúy Kiều
Hệ thống nhân vật : Thiện - ác gần với hệ thống nhân vật của văn học dân gian.
Tìm hiểu chung
1. Tác giả
(HS đọc tiểu dẫn)
- Là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch lãng mạn nổi tiếng của Pháp và của thế giới.
- Dù trải qua những năm tháng vất vả, giằng xé trong tình cảm do mâu thuẫn của cha mẹ nhưng Huy-gô đã tận dụng được kho sách quý báu của mẹ và những trải nghiệm khi theo cha chuyển quân và trở thành V. Huy-gô, danh nhân văn hóa của nhân loại.
- Các tác phẩm của ông thể hiện lòng yêu thương bao la với “những người khốn khổ”.
2. Tác phẩm
a. Một số tác phẩm chính (SGK)
b. Tiểu thuyết: “Những người khốn khổ”
- Tác phẩm:
+ Tóm tắt.
+ Bố cục: 5 phần (1) Phăng-tin (2) Cô-dét (3) Ma-ri-uýt (4) Tình ca phố Pơ-luy-mê và anh hùng ca phố Xanh-đơ-ni (5) Giăng-van-giăng.
+ Mỗi phần chia thành nhiều quyển, mỗi quyển nhiều chương, hoàn thành năm 1861.
- Đoạn trích: Người cầm quyền khôi phục uy quyền.
Thuộc chương IV, quyển 8, phần thứ nhất.
II. Đọc- hiểu
1. Nghệ thuật đối lập hai nhân vật
Giăng-van-giăng
- Thái độ nhẹ nhàng, nhún nhường, thì thầm, kính cẩn (Thưa ông, tôi muốn nói riêng, Tôi cầu xin ông một điều)
- Ngôn ngữ tinh tế: nói tế nhị, khéo léo để Phăng-tin yên tâm, không bị sốc (Khi nói ghé gần hắn, hạ giọng nói thật nhanh)
- Hành động điềm tĩnh: Lạnh lùng kết án Gia-ve, bình tĩnh và cương quyết trước thái độ hống hách của Gia-ve.
 Nhẹ nhàng, nhún nhường, tinh tế, điềm tĩnh
2. Nhân vật Gia-ve
So sánh+phóng đại ẩn dụ
- Giọng nói: như tiếng thú gầm
 ác thú
- Cặp mắt: như cái móc sắt
- Cái cười:phô tất cả 2 hàm răng
- Điệu nói: Man rợ và điên cuồng
Thái độ tác giả: Ghê tởm, căm ghét.
3. Nhân vật Giăng-van-giăng
- Miêu tả trực tiếp:
+ Ngôn ngữ: nhẹ nhàng, điềm tĩnh, thì thầm, hạ giọng
(Vì muốn cứu Phăng-tin, không muốn để lộ tin chưa tìm được Cô-dét.)
+ Chuyển biến đột ngột lúc Phăng-tin chết
(Không còn lí do để nhún nhường nữa)
Sức mạnh yêu thương con người dâng lên mạnh mẽ.
 Hình tượng tiêu biểu cho cái Thiện, đối lập với Gia-ve
- Miêu tả gián tiếp:
+ Qua lời cầu cứu của Phăng-tin hướng về Giăng-van-giăng.
+ Qua cảnh tượng bà xơ Xem-pli-xơ chứng kiến
(Nụ cười không sao tả được của người đã chết khi Giăng-van-giăng thì thầm bên tai)
(cầu chúc cho P. và hứa sẽ tìm mọi cách cứu Cô-dét con gái cô)
 Hình ảnh của một vị cứu tinh, một đấng cứu thế.
- Bình luận ngoại đề:
+ Hàng loạt câu hỏi
+ Lời bình luận của tác giả: “Chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại”
 Hình tượng nhân vật phi thường, lãng mạn
III. Tổng kết
Giá trị nội dung
(Ghi nhớ, SGK)
Giá trị nghệ thuật
IV. Luyện tập
BT1
BT2
BT3
D. Củng cố, dặn dò
- Học bài, nắm chắc nội dung bài.
- Chuẩn bị bài : Thao tác lập luận bình luận

Tài liệu đính kèm:

  • docG. Nhung nguoi khon kho.H. T105.106.doc