Giáo án môn Ngữ văn 11 - Nghĩa của câu

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Nghĩa của câu

A. Mục tiêu bài học

 Qua giờ giảng nhằm giúp HS:

 1. Củng cố kiến thức về hai tp nghĩa của câu, nhất là nghĩa tình thái.

 2. Có kĩ năng phân tích, lĩnh hội nghĩa của câu và đặt câu với các tp nghĩa phù hợp

B. Phương tiện thực hiện

 - SGK, SGV Ngữ văn 11

 - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11

 - Các tài liệu tham khảo khác

C. Cách thức tiến hành

 - Phân tích ngữ liệu thực tế hình thành kiến thức

 - Phát vấn

 - Thực hành củng cố.

D. Tiến trình giờ giảng

 1. Ổn định

 2. KTBC

 3. GTBM

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1426Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Nghĩa của câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT 80
NGHĨA CỦA CÂU
(tiếp theo)
	Ngày soạn: 05.01.10
	Ngày giảng:
	Lớp giảng:	11A	11C	11K	11E
	Sĩ số:
	Điểm kt miệng:
A. Mục tiêu bài học
	Qua giờ giảng nhằm giúp HS:
	1. Củng cố kiến thức về hai tp nghĩa của câu, nhất là nghĩa tình thái.
	2. Có kĩ năng phân tích, lĩnh hội nghĩa của câu và đặt câu với các tp nghĩa phù hợp
B. Phương tiện thực hiện
	- SGK, SGV Ngữ văn 11
	- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11
	- Các tài liệu tham khảo khác
C. Cách thức tiến hành
	- Phân tích ngữ liệu thực tế hình thành kiến thức
	- Phát vấn
	- Thực hành củng cố.
D. Tiến trình giờ giảng
	1. Ổn định
	2. KTBC
	3. GTBM
	4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV: Cung cấp ngữ liệu yêu cầu HS xác định nghĩa sự việc -> nghĩa tình thái?
GV: Phát biểu khái niệm nghĩa tình thái của câu là gì?
HS phát biểu GV ghi bảng
GV: Yêu cầu HS chuẩn bị bài tập lên bảng chữa -> cho điểm những bài làm tốt
I. Nghĩa tình thái
1. Khái niệm
a. Ngữ liệu
Bác Dương thôi đã thôi rồi
- NSV: Bác Dương đã qua đời không còn sống nữa
- Thái độ của tác giả đối với đối tượng được nói tới: nói giảm, nói tránh, xót thương đối với bạn khi không còn nữa -> Nghĩa tình thái của câu
b. Khái niệm
- Nghĩa tình thái thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe.
2. Các trường hợp biểu hiện NTT.
a. Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu.
- Khẳng định tính chân thực của sự việc.
- Phỏng đoán sự việc với độ tin cây cao hoặc thấp.
- Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phương diện nào đó của sv.
- Đánh giá sv có thực hay ko có thực, đã xảy ra hay chưa xảy ra.
- Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc.
b. Tình cảm, thái độ của người nói đới với người nghe.
- Tình cảm thân mật, gần gũi.
- Thái độ bực tức, hách dịch.
- Thái độ kính cẩn. 
II. LUYỆN TẬP.
1. Bài tập 1
 Xác định NSV, NTT trong các câu sau:
a. 
- NSV: nắng ở hai miền; 
- NTT: phỏng đoán với độ tin cậy cao (chắc).
b. 
- NSV: ảnh cảu mợ Du và thằng Dũng
- NTT: khẳng định sv (rõ ràng là).
c.
- NSV: cái gông tương ứng với tội của tử tù
- NTT: mỉa mai (thật là)
d.
- NSV: giật cướp (câu1), mạnh vì liều (câu 3)
- NTT: miễn cưỡng công nhận một sự thực (chỉ, đã đành).
2. Bài tập 2
Xác định từ ngữ thể hiện NTT trong các câu.
a. Nói của đáng tội : lời rào đón đưa đẩy.
b. Có thể: phỏng đoán khả năng.
c. Những : tỏ ý chê đắt.
d. Kia mà: trách yêu, nũng nịu.
3. Bài tập 3 Chọn từ thích hợp.
a. Chọn từ hình như. (phỏng đoán chưa chắc chắn) 
b. Chọn từ dễ. (sự phỏng đoán chưa chắc chắn) 
c. Chọn từ tận. (khẳng định khoảng cách là khá xa)
	5. Củng cố và dặn dò
	- Nhắc lại kiến thức cơ bản
	- Soạn bài Tràng giang - Huy Cận

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet80nghiacuacau.doc