Giáo án môn Ngữ văn 11 - Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

A. Mục tiêu bài học

Qua giờ luyện tập, giúp HS:

- Củng cố những kiến thức về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.

- Tích hợp với kiến thức văn và kiến thức về đời sống.

- Bước đầu biết tiến hành các thao tác chuẩn bị PV và thực hiện PV.

B. Phương tiện thực hiện

- SGK, SGV Ngữ văn 11

- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11

- Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11

C. Cách thức tiến hành

- Thực hành, thảo luận

- Tiến hành phỏng vấn và trả lời PV

- Tổng hợp nhận xét

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 8630Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT 71
LUYỆN TẬP
PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN
Ngày soạn: 11.12.09
Ngày giảng:
Lớp giảng:	11A	11C	11K	11E
Sĩ số:
Điểm kt miệng:
A. Mục tiêu bài học
Qua giờ luyện tập, giúp HS:
- Củng cố những kiến thức về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
- Tích hợp với kiến thức văn và kiến thức về đời sống.
- Bước đầu biết tiến hành các thao tác chuẩn bị PV và thực hiện PV.
B. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV Ngữ văn 11
- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11
- Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11
C. Cách thức tiến hành
- Thực hành, thảo luận
- Tiến hành phỏng vấn và trả lời PV
- Tổng hợp nhận xét
D. Tiến trình giờ giảng
1. Ổn định
2. KTBC
GV: Trình bày những yêu cầu cơ bản của hoạt động phỏng vấn?
Yêu cầu:
*. Công việc chuẩn bị phỏng vấn
a. Phải xác định:
- Chủ đề phỏng vấn (điều gì, việc gì, sự kiện gì...)
- Mục đích phỏng vấn để làm gì
- Đối tượng phỏng vấn
- Người thực hiện phỏng vấn
- Phương tiện phỏng vấn
b. Hệ thống câu hỏi
- Ngắn gọn, rõ ràng
- Phù hợp với mục đích và đối tượng phỏng vấn
- Làm rõ được chủ đề
- Liên kết với nhau và được sắp xếp theo 1 trình tự hợp lí
*. Thực hiện cuộc phỏng vấn
- Ngoài hệ thống câu hỏi chuẩn bị, cần có những câu hỏi đưa đẩy, điều chỉnh để cuộc PV không bị máy móc, hết nhanh vừa không lan man.
- Người PV phải có thái độ thân tình, đồng cảm, lắng nghe và chia sẻ thông tin với người trả lời.
- Kết thúc phỏng vấn người PV cảm ơn người trả lời PV
*. Biên tập sau khi PV
- Người PV không được tự ý thay đổi nội dung câu trả lời. Để đảm bảo tinhd trung thực của thông tin nhưng có thể sửa chữa, sắp xếp lại 1 số câu chữ cho ngắn gọn, trong sáng, dễ hiểu.
- Có thể ghi lại một số cử chỉ, điệu bộ của người trả lời để người đọc hiểu rõ hơn tình huống câu nói
3. GTBM
4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV: Cung cấp cho HS chủ đề phỏng vấn
GV: chia lớp làm 4 nhóm
GV: yêu cầu HS thảo luận đưa ra những câu hỏi + câu trả lời cụ thể -> sau đó cử đại diện để tiến hành cuộc phỏng vấn
GV: Cho HS tiến hành cuộc phỏng vấn
Có thể tham khảo nội dung sau:
NPV: xin bạn vui lòng tự giới thiệu về mình!
NTLPV: tên mình là...., HS lớp...
NPV: trong các môn học, bạn thích nhất môn học nào?
NTLPV: mình thích học môn văn
NPV: theo bạn, việc học môn văn 11 có những khó khăn nào?
NTLPV: nội dung chương trình bao quát rộng, vừa tiếp nối phận văn học TĐ vừa học văn học VN từ đầu thế kỉ XX -> 1945; gặp một số bài thơ khó hiểu, phải qua đọc, nghe giảng mới có thể tiếp thu được
NPV: bạn đã làm gì để vượt qua những khó khăn đó
NTLPV: đọc bài, soạn bài trước khi đến lớp; mạnh dạn hỏi thầy cô những gì chưa hiểu hoặc còn mơ hồ; tích cực đọc thêm tài liệu tham khảo; tích cực tham gia xây dựng bài và... tâm hồn yêu thích môn văn
NPV: xin cám ơn bạn
GV: cho HS các nhóm nhận xét -> rút ra những yêu cầu đối với NPV và NTLPV
I. Chuẩn bị một cuộc phỏng vấn
1. Chủ đề
Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về việc học tập môn Ngữ văn lớp 11 (nội dung: những khó khăn của việc học môn Văn + phương pháp học)
2. Phân công công việc
- Tổ 1 + 3: Đóng vai người phỏng vấn
- Tổ 2 + 4: Đóng vai người trả lời phỏng vấn
II. Dự kiến tiến hành cuộc phỏng vấn
III. Rút kinh nghiệm
1. Người phỏng vấn
- Phải có những câu hỏi chuẩn bị trước nhưng luôn phải nhạy bén với tình hình hoàn cảnh cụ thể để có những câu hỏi phù hợp
- Phải có những câu hỏi gợi mở, tìm tòi, phát hiện để dẫn người trả lời đi đúng theo nội dung yêu cầu của cuộc phỏng vấn đã xác định
- Phải có thái độ niềm nở, cởi mở, trân trọng người trả lời, đặc biệt là sự khiêm tốn, chăm chú lắng nghe
- Kết thúc phải có lời cám ơn, tỏ ý tôn trọng
2. Người trả lời phóng vấn
- Phải nêu thật trung thực, rõ ràng ý kiến của mình về vấn đề được hỏi với thái độ thẳng thắn chân thành
- Ngoài ra có thể dùng cử chỉ, hành động để làm rõ điều mình cần trả lời.
5. Củng cố và dặn dò
- Thực hiện 1 số cuộc phỏng vấn nhỏ 
- Chuẩn bị bào tiếp theo: Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu)

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet71luyentappvtlpv.doc