Giáo án môn Ngữ văn 11 - Lập dàn ý bài văn nghị luận

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Lập dàn ý bài văn nghị luận

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh:

1. Kiến thức

- Nắm được tác dụng, yêu cầu của việc lập dàn ý khi viết bài văn nghị luận.

- Các bước lập dàn ý bài văn nghị luận.

2. Kỹ năng

- Vận dụng những kiến thức đã học về văn nghị luận để lập được dàn ý cho một đề văn nghị luận.

- Thực hành lập dàn ý cho một bài văn nghị luận.

B/ Phư¬¬ơng pháp

- GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp giữa nêu vấn đề và trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi

C/ Tiến trình dạy học

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2584Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Lập dàn ý bài văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 6/3/2011	Ngày giảng: 8/3/2011
Tiết 80: Làm văn
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh: 
Kiến thức 
Nắm được tác dụng, yêu cầu của việc lập dàn ý khi viết bài văn nghị luận.
Các bước lập dàn ý bài văn nghị luận.
Kỹ năng 
Vận dụng những kiến thức đã học về văn nghị luận để lập được dàn ý cho một đề văn nghị luận.
Thực hành lập dàn ý cho một bài văn nghị luận.
B/ Phương pháp
- GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp giữa nêu vấn đề và trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi
C/ Tiến trình dạy học
1. ổn đinh lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và Hs
Yêu cầu cần đạt
- Trình bày khái niệm về dàn ý và dàn ý của bài văn nghị luận
- Thế nào là lập dàn ý? 
- Lập dàn ý có tác dụng như thế nào đối với việc viết bài văn nghị luận ?
- GV chốt ý
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi trong SGK
(Đọc đề bài : yêu cầu của đề về nội dung và hình thức.)
	+ xác định luận đề
	+ xác định luận điểm
	+ xác định luận cứ
 ? Sách là gì? Sách có tác dụng 
 gì.
- GV yêu cầu HS lập dàn ý cho bài văn từ việc tìm ý, tìm các luận điểm, luận cứ... trên.
_ GV chốt ý
_ Yêu cầu HS ghi nhớ SGK
- GV hướng dẫn HS làm bài tập.
 => HS trao đổi, suy nghĩ trả lời.
- GV gợi ý dàn ý đại cương, HS căn cứ vào đó để lập dàn ý chi tiết.
- Gợi ý
+ Căn cứ vào các bước đã làm trong bài tập 1 để tìm ý, chọn ý, sau đó hình thành dàn ý đại cương. 
+ Trên cơ sở dàn ý đại cương các em lập dàn ý chi tiết.
 Củng cố: 
 ? Em hãy cho biết các bước lập dàn ý cho bài văn
 Dặn dò: giờ sau học Trao duyên 
I. Tác dụng của việc lập dàn ý
1. Khái niệm
- Dàn ý: hệ thống ý được sắp xếp theo một trật tự nhất định.
 - Dàn ý bài văn nghị luận: hệ thống ý là hệ thống luận điểm luận cứ.
- Lập dàn ý : lựa chọn và sắp xếp những nội dung cơ bản dự định triển khai vào bố cục ba phần của bài văn.
 2. Tác dụng
 - Giúp bao quát nội dung chủ yếu, luận điểm, luận cứ cần triển khai, phạm vi, mức độ nghị luận.
 - Tránh xa đề, lạc đề, lặp ý, bỏ sót ý, hoặc ý không cân xứng..., giúp bài viết đúng trọng tâm. 
 - Giúp phân phối thời gian hợp lí khi làm bài
Lập dàn ý quan trọng, không thể thiếu khi viết bài văn nghị luận.
II. Cách lập dàn ý bài văn nghị luận
1. Tìm ý cho bài văn
- Tìm ý là tìm hệ thống luận điểm, luận cứ cho bài văn
a. Xác định luận đề:
- Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới
b. Xác định các luận điểm
- Ba luận điểm:
 +Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người
 +Sách mở rộng những chân trời mới
 +Cần có thái độ đúng với sách và việc đọc sách
c. Tìm luận cứ cho luận điểm
-Luận điểm 1: 3 luận cứ
 + Sách là sản phẩm tinh thần của con người
 + Sách là kho tàng tri thức
 + Sách giúp ta vượt qua thời gian, không gian
-Luận điểm 2: 2 luận cứ
 + Sách giúp ta hiểu biết về mọi lĩnh vực tự nhiên và xã hội
 + Sách là người bạn tâm tình gần gũi, giúp ta tự hoàn thiện mình về nhân cách.
-Luận điểm 3: 3 luận cứ 
 + Đọc và làm theo sách tốt, phê phán sách có hại
 + Tạo thói quen lựa chọn sách, hứng thú đọc và học theo các sách có nội dung tốt
 + Học những điểu hay trong sỏch và học trong thực tế cuộc sống.
2. Lập dàn ý
Mở bài: Giới thiệu luận đề
Thân bài:
+ Luận điểm 1: Luận cứ a1, b1, c1
+ Luận điểm 2: Luận cứ a2, b2
+ Luận điểm 3: Luận cứ a3, b3, c3
Kết bài: Khẳng định vai trò và tác dụng của sách đối với con người.
=>Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập
1. Bài tập 1
a. Cần bổ sung một số ý còn thiếu:
- Đức và tài có quan hệ khăng khít với nhau trong mỗi con người.
- Cần phải thường xuyên rèn luyện, phấn đấu để có cả tài và đức.
b. Lập dàn ý:
-Mở bài:
 + Giới thiệu lời dạy của Bác
 + Định hướng tư tưởng của bài viết
- Thân bài:
 + Giải thích câu nói
 + Lời dạy của Bác có ý nghĩa sâu sắc đối với việc rèn luyện, tu dưỡng của từng cá nhân
- Kết bài:
 => Cần phải thường xuyên rèn luyện để có cả tài lẫn đức.
2. Bài tập về nhà: Bài tập 2.
_ Mở bài:
 + Lời mở đầu: dẫn câu tục ngữ
 + Giá trị của câu tục ngữ
_ Thân bài:
 + Ý nghĩa của câu tục ngữ
 + Bài học của câu tục ngữ
 + Đánh giá: - Mặt đúng
 - Chưa đúng
 + Rút ra bài học bản thân
_ Kết bài: Khẳng định nội dung, ý nghĩa của câu tục ngữ.

Tài liệu đính kèm:

  • doclap dan y bai van nghi luan.doc