Giáo án môn Ngữ văn 11 - Đọc văn: Lẽ ghét thương

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Đọc văn: Lẽ ghét thương

I/Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức:

- Giúp HS nhận thức được tình cảm yêu ghét phân minh mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của Đồ Chiểu.

- Hiểu được đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình, cảm xúc trữ tình nồng đậm sâu sắc, vẻ đẹp bình dị chân chất của ngôn từ.

2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu truyện thơ Lục Vân Tiên và tác phẩm của Đồ Chiểu.

3. Tư tưởng: Giáo dục HS đạo đức, lối sống yêu ghét rõ ràng, đúng đắn.

II/Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1.Giáo viên: Đọc SGK,TLTK, sưu tầm hình ảnh

2.Học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn

III/Tiến trình lên lớp.

1.Ổn định tổ chức.

2.Kiểm tra bài cũ.

3.Giới thiệu bài mới.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1567Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Đọc văn: Lẽ ghét thương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 17
Ngày soạn: 
Đọc văn:
LẼ GHÉT THƯƠNG
( Trích Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu)
I/Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Giúp HS nhận thức được tình cảm yêu ghét phân minh mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của Đồ Chiểu.
- Hiểu được đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình, cảm xúc trữ tình nồng đậm sâu sắc, vẻ đẹp bình dị chân chất của ngôn từ.
2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu truyện thơ Lục Vân Tiên và tác phẩm của Đồ Chiểu.
3. Tư tưởng: Giáo dục HS đạo đức, lối sống yêu ghét rõ ràng, đúng đắn.
II/Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1.Giáo viên: Đọc SGK,TLTK, sưu tầm hình ảnh 
2.Học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn
III/Tiến trình lên lớp.
1.Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Giới thiệu bài mới.
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
Nội dung
Hoạt động 1:
 Hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiểu dẫn.
- GV gọi HS đọc tiểu dẫn . 
(?) Hãy tóm tắt và giới thiệu khái quát về truyện thơ LVT ?
(?) Xác định vị trí và nêu nội dung của đoạn trích?
- GV nhận xét, chốt ý
- HS theo dõi phần tiểu dẫn
- HS tóm tắt truyện.
- HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi.
- Hs chú ý theo dõi.
I.Tìm hiểu chung:
1. Giới thiệu Truyện Lục Vân Tiên: 
- Là truyện thơ Nôm bác học nhưng đậm chất dân gian và sắc thái Nam bộ.
- Là tác phẩm tiêu biểu chotrữ tình đạo đức trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.
 Hoạt động 2: 
 Hướng dẫn HS đọc hiểu đoạn trích.
- GV gọi HS đọc đoạn trích.
- Đoạn trích có bố cục như thế nào? Nêu nội dung chính từng đoạn?
- GV tổ chức lớp thảo luận những câu hỏi sau:
(?) Em hãy tìm những đối tượng được nêu trong đoạn 1 mà ông Quán ghét cay ghét đắng?
(?) Những đối tượng ấy có chung đặc điểm nào?
(?) Thái độ của ông Quán được bộc lộ như thế nào? 
(?) Song hành với thái độ ghét là thương. Theo em, vì thương ai mà ông Quán ghét những đối tượng trên?
(?) Vậy cơ sở của lẽ ghét thương trong lòng ông Quán xuất phát từ đâu?
Điều đó được thể hiện như thế nào qua câu thơ Vì chưng hay ghét cũng là hay thương?
- GV nhận xét, chốt ý.
(?) Để làm nổi bật thái độ, tình cảm, quan điểm yêu – ghét của ông Quán, tác giả đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật gì? Phân tích hiệu quả của chúng?
(?) Ngoài phép điệp và phép đối, tác giả con sử dụng yếu tố nào làm cho cách diễn đạt ngắn gọn, sinh động hơn?
(?) Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của nhân vật trong đoạn trích? 
- GV tổng kết.
- HS đọc đúng giọng điệu thể hiện được thái độ của nhân vật.
- Bố cục: ( 2 đoạn):
+ Đoạn 1: 16 câu đầu: Lẽ ghét.
+ Đoạn 2: 16 câu còn lại : Lẽ thương.
- Các nhóm thảo luận vấn đề, đại diện nhóm trình bày ý kiến.
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS chú ý theo dõi.
- HS tiếp tục suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS chú ý theo dõi.
II/ Đọc-hiểu văn bản.
1. Lẽ ghét thương của ông Quán:
1.1 Ghét:
- Đối tượng: Việc tầm phào, đời Kiệt, Trụ mê dâm, đời U, Lệ đa đoan, ngũ bá phân vân, thúc quý phân băng
=> Chính sự thối nát, vua chúa say đắm tửu sắc, hoang dâm vô độ, gây chiến tranh liên miên, không chăm lo đến cuộc sống của người dân.
- Lòng căm ghét của ông được thể hiện một cách sâu sắc, mãnh liệt. (điệp từ ghét 12 lần).
1.2 Thương:
- Đối tượng: đức thánh nhân, thầy Nhan Tử, ông Gia Cát tài lành, thầy Đồng Tử cao xa=> Những người có tài có đức, có chí muốn hành đạo giúp đời nhưng không đạt được sở nguyện.
1.3 Cơ sở tư tưởng: 
Lẽ ghét thương của ông Quán xuất phát từ lòng yêu dân thương dân sâu sắc, đứng vào vị trí của người dân để phẩm bình lịch sử.
2. Nghệ thuật:
- Sử dụng phép điệp, phép đối:
+ Phép điệp: Từ ghét (12 lần); từ thương (12 lần).
+ Phép đối: ghét >< thương.
=> có tác dụng nhấn mạnh, bày tỏ thái độ dứt khoát, rõ ràng.
- Sử dụng điển tích => có tác dụng tạo hình, gợi cảm, lối diễn đạt sinh động.
- Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc.
Hoạt động 3:
Hướng dẫn HS tổng kết
(?) Qua đoạn trích em hiểu gì về tấm lòng và nghệ thuật thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.
(?) Theo em, câu thơ nào có thể thâu tóm toàn bộ ý nghĩa tư tưởng và tình cảm của cả đoạn trích?
-GV nhận xét, tổng hợp
-HS suy nghĩ, trả lời.
- HS phát hiện, trả lời.
- HS chú ý theo dõi.
III/ Tổng kết: Ghi nhớ SGK
IV/ Dặn dò:
- Học thuộc lòng đoạn trích, nắm nội dung chính.
- Đọc và soạn bài tiếp theo.
V/ Rút kinh nghiệm, bổ sung:
	..............

Tài liệu đính kèm:

  • docLE GHET THUONG(1).doc