Giáo án môn Ngữ văn 11: Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử

Giáo án môn Ngữ văn 11: Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử

A. Tìm hiểu chung:

I/ Tác gia: HÀN MẶC TỬ

1) Cuộc đời:

a) Tiểu sử

b) Con người

2) Sự nghiệp văn học

II/ Tác phẩm: ĐÂY THÔN VĨ DẠ

1) Hoàn cảnh ra đời

2) Chủ đề

3) Bố cục

4) Giá trị đặc sắc

a/ Giá trị nội dung

b/ Giá trị nghệ thuật

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 14120Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11: Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu chung:
I/ Tác gia: HÀN MẶC TỬ
Cuộc đời:
Tiểu sử
Con người
Sự nghiệp văn học
II/ Tác phẩm: ĐÂY THÔN VĨ DẠ
Hoàn cảnh ra đời
Chủ đề
Bố cục
Giá trị đặc sắc
a/ Giá trị nội dung
b/ Giá trị nghệ thuật
Phân tích:
I/ Nội dung:
1/ Vẻ đẹp của thôn Vỹ Dạ. 
2/ Tâm sự thi nhân
a. Khổ 1: Cảnh đẹp thôn Vỹ.
b. Khổ 2: Cảnh vừa thực vừa ảo hoà quyện, tâm trạng mong ngóng.
c. Khổ 3: Cảm xúc mơ tưởng, hoài nghi .
II/ Nghệ thuật:
A. Tìm hiểu chung:
I/ Tác gia: HÀN MẶC TỬ
Cuộc đời:
 	a) Tiểu sử:
	- Tên thật Nguyễn Trọng Trí, sinh năm 1912.
	- Quê ở huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới ( Quảng Bình ngày nay).
	- Xuất thân trong một gia đình công giáo nghèo 
	- Sau khi học trung học ở Huế, ông làm công chức ở Sở Đạc Điền - Bình Định, rồi vào Sài Gòn làm báo.
 	- Năm 1936, mắc bệnh phong, ông về hẳn Quy Nhơn. Ông mất năm 1940 tại trại phong Quy Hòa, mới 28 tuổi.
b) Con người:
	- Nổi tiếng là thần đồng thơ ở Quy Nhơn lúc 14, 15t
	- Bút danh: Minh Duệ, Phong Trần, Lệ Thanh, Hàn Mặc Tử.
	- Bắt đầu bằng thơ Đường luật, sau chuyển sang thơ mới – khuynh hướng lãng mạng.
	- Hiện tượng thơ ca kì lạ bậc nhất của phong trào Thơ mới.
Sự nghiệp văn học:
a/ Đặc điểm và phong cách riêng trong sáng tác:
Nỗi đau đời : nỗi tủi cực đắng cay của người cầm bút “ Bước đời thi sĩ nhiều cay nghiệt”, oan trái bất công vì bệnh tật, dang dở trong tình duyên.
Thơ Hàn Mặc Tử bình dị mà khắc họa, day dứt của một kẻ lạc loài, đau đớn và máu thịt.
Có sự đan xen, ràng rịt của những gì thân thuộc, thanh khiết, thiêng liêng nhất, cả những gì điên loạn, ghê rợn, ma quái nhất. Có trăng, hoa, nhạc hương lẫn hồn, máu, yêu, ma
Cái cốt lõi vẫn là lòng ham sống, ham sống đến si mê mà không được sống của một hồn thơ đau thương.
b/ Các tác phẩm chính:
- "Lệ Thanh Thi Tập" – tập thơ Đường luật có 3 bài Thức Khuya, Chùa Hoang, Gái Ở Chùa.
1936: tập thơ Gái Quê.
1937: tập Thơ Điên (gồm 3 tập Hương Thơm, Mật Đắng, Máu Cuồng Và Hồn Điên) mang chung một nhan đề: Đau Thương.
Tập thơ Xuân Như Ý (1939), Thượng Thanh Khí (1940). 
“Tôi đã sống mãnh liệt và đầy đủ. Sống bằng tim, bằng phổi, bằng máu, bằng lệ, bằng hồn. Tôi đã phát triển hết cả cảm giác của tình yêu. Tôi đã vui, buồn, giận hờn đến gần đứt sự sống.” (Tựa Thơ Hàn Mặc Tử) 
“Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói loà rực rỡ của mình” (Chế Lan Viên) 
“Tôi xin hứa hẹn với các người rằng mai sau, những cái tầm thường, mực thước kia sẽ tan đi và còn lại của cái thời kỳ này chút gì đáng kể thì đó là Hàn Mặc Tử.” (Chế Lan Viên)
II/ Tác phẩm: ĐÂY THÔN VĨ DẠ
Hoàn cảnh ra đời:
Đây thôn Vĩ Dạ, lúc đầu có tên là Ở đây thôn Vĩ Dạ, được sáng tác vào khoảng năm 1938, in lần đầu trong tập Thơ Điên (Thơ Điên về sau đổi tên thành Đau thương). 
Được gợi cảm hứng từ 1 tấm thiệp của Hoàng Cúc gửi cho Hàn Mặc Tử để động viên, an ủi khi bà nghe tin nhà thơ bị bệnh hiểm nghèo. 
 “Một kiệt tác của Hàn Mặc Tử và cũng là một trong những thi phẩm xuất sắc của thơ Việt Nam hiện đại”.
2) Chủ đề:
	Đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người, luôn khát khao cái đẹp tình yêu, hạnh phúc nhưng mang nặng một nỗi buồn đau vô vọng.
3) Bố cục:
Khổ 1: Cảnh đẹp thôn Vỹ.
Khổ 2: Cảnh vừa thực vừa ảo hoà quyện, tâm trạng mong ngóng.
Khổ 3: Cảm xúc mơ tưởng, hoài nghi .	
4) Giá trị đặc sắc:
a/ Giá trị nội dung:
“Đây thôn Vĩ Dạ” là tiếng nói của một cái tôi bơ vơ, cô đơn luôn khao khát hướng về cuộc đời, là khát vọng của con người về sự đồng cảm, đồng điệu mà tình yêu và hạnh phúc lứa đôi là biểu hiện cao nhất.
b/ Giá trị nghệ thuật:
	- Nghệ thuật hết sức độc đáo, tinh tế, bút pháp lãng mạn, tượng trưng với những hình ảnh thơ đặc sắc đầy ấn tượng.
	- Sử dụng các câu hỏi tu từ, các đại từ phiếm chỉ, các chủ từ ẩn, có sự cường điệu, mờ hóa, sự phong phú và nhất quán của các hoạt động tâm lí như tưởng tượng, hồi ức, suy đoán, dự cảm, ảo giác
	- Bức tranh xứ Huế nhuốm màu tâm trạng. 
Phân tích:
I/ Nội dung:
a. Khổ 1
- Bài thơ mở đầu bằng một câu hỏi đặc biệt gần như vô định nhưng thực chất là cách cái tôi trữ tình tự phân thân để chất vấn và bộc lộ tâm trạng của mình.
- Câu hỏi vừa như hỏi han, vừa hờn trách, vừa nhắc nhở
- Sau câu hỏi mở đầu là những ấn tượng về cảnh vật thôn Vĩ  trong hoài niệm 
+ Nắng hàng cau nắng mới lên: gợi vẻ đẹp tinh khôi, thanh khiết; giản dị mà giàu sức gợi.
+ Vườn: mướt quá 
- vườn ai: gợi cảm giác mơ hồ, bất định gây ấn tượng về một vẻ đẹp bí ẩn không thể chiếm lĩnh, không thể sở hữu.
- Hình ảnh lá trúc che ngang mặt chữ điền
Cảnh vật hiện lên trong khổ thơ đầu toát lên vẻ đẹp tinh khôi, thanh khiết, trong sáng và e ấp nhưng cũng có vẻ hờ hững, xa xôi điều đó càng làm tăng thêm nỗi ước ao và niềm đắm say mãnh liệt được trở về với những kỉ niệm đã qua ở  mảnh đất này.
b. Khổ 2
 - Hình ảnh: gió, mây  được cảm nhận trong trạng thái chia lìa.
+ Tác giả đã miêu tả hai thực thể luôn gắn bó trong trạng thái chia lìa. Điều này là ngang trái, phi hiện thực và phi lí. Qua đó cho thấy, thi sĩ tạo ra hình ảnh này không phải bằng thị giác mà  bằng cái nhìn của tâm trạng, tâm hồn mang mặc cảm của một người luôn gắn bó thiết tha với đời mà đang có nguy cơ phải chia lìa nên nhìn đâu cũng thấy trái ngang, ngăn cách.
+ dòng nước – buồn thiu: bằng nghệ thuật nhân hoá, tác gải đã phả hồn vào dòng sông. 
+ Nhịp điệu: 3/4 (thay vì 2/2/3), mỗi đối tượng bị cắt đôi trong một khuôn nhịp riêng biệt, làm nổi bật sự chia lìa xa nhau. Nhịp thơ cắt đôi tựa như sự chia rẽ, chia phôi ngang trái.
- Sông nước được miêu tả gắn với hình tượng trăng.
Cảm giác phấp phỏng, lo âu, khắc khoải tràn ngập ý thơ.
Thời gian nghệ thuật: nếu trong khổ thơ đầu thời gian còn có sự nhất quán thì đến khổ thơ thứ hai thời gian đã trở nên bất định, không đồng nhất. Điều này phản ánh tâm trạng bất an, chống chếnh của thi nhân.
c. Khổ 3
- Nhịp thơ: gấp gáp, khẩn khoản hơn; dường như sự khác khoải, bấy an và hoài nghi trong lòng người đã biến thành nhịp điệu.
- Hình ảnh: khách đường xa, áo em trắng quá, sương khói mờ nhân ảnh
Tất cả tan vào sương khói như một ảo ảnh. Cái tôi trữ tình đau đớn,  xót xa trước một sự thật quá phũ phàng. 
- Câu thơ kết: từ ai lặp lại hai lần, tạo thành một câu hỏi tha thiết mà xót xa của một tâm hồn đang khao khát được yêu, khao khát sự đồng điệu, đồng cảm. Đồng thời nó cũng thể hiện tâm trạng bất an, hoài nghi cùa cái tôi trữ tình. Đó là cái hoài nghi của một tâm hồn yêu đời, yêu sống.
=> Khổ thơ bao trùm một màu trắng lạnh lẽo của ảo ảnh, của sương khói gợi cảm giác huyền hồ bất định.
Ú Bức tranh thiên nhiên và con người hài hoà trong vẻ đẹp dịu dàng, kín đáo → Tiếng nói bâng khuâng rạo rực của một tâm hồn yêu đời, khát sống, hướng về cái trong trẻo thánh thiện. 
II/ Nghệ thuật:
Câu hỏi tu từ, đại từ phiếm chỉ: 
Vườn ai
Bến sông, sông trăng, sương khói mờ nhân ảnh
Hình ảnh hư - thực đan xen:
Tâm sự kín đáo.
Ai biết tình ai. 
Thuyền ai
Khát vọng mong manh. 

Tài liệu đính kèm:

  • docday thon vy da va han mac tu.doc