Giáo án môn Ngữ văn 11 - Đặc điểm loai hình của Tiếng Việt

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Đặc điểm loai hình của Tiếng Việt

A. Mục tiêu bài học

 Qua giờ giảng, nhằm giúp HS:

 1. Nắm được đặc điểm loại hình của Tiếng Việt và mối quan hệ gần gũi giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ có cùng loại hình.

 2. Biết vận dụng các đặc điểm loại hình của Tiếng Việt vào việc tổ chức các đơn vị ngôn ngữ như: từ, cụm từ, câu theo đúng các quy tắc ngữ pháp.

 3. Củng cố, ôn tập các kiến thức về nguồn gốc tiếng Việt

B. Phương tiện thực hiện

 - SGK, SGV Ngữ văn 11

 - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11

 - Một số tài liệu tham khảo khác

C, Cách thức tiến hành

 - Đọc hiểu

 - Đàm thoại phát vấn

 - Kuyện tập củng cố

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1465Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Đặc điểm loai hình của Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT: 91
ĐẶC ĐIỂM LOAI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT
	Ngày soạn: 30.01.10
	Ngày giảng:
	Lớp giảng:	11A	11C	11K	11E
	Sĩ số:
A. Mục tiêu bài học
	Qua giờ giảng, nhằm giúp HS:
	1. Nắm được đặc điểm loại hình của Tiếng Việt và mối quan hệ gần gũi giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ có cùng loại hình.
	2. Biết vận dụng các đặc điểm loại hình của Tiếng Việt vào việc tổ chức các đơn vị ngôn ngữ như: từ, cụm từ, câu theo đúng các quy tắc ngữ pháp.
	3. Củng cố, ôn tập các kiến thức về nguồn gốc tiếng Việt
B. Phương tiện thực hiện
	- SGK, SGV Ngữ văn 11
	- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11
	- Một số tài liệu tham khảo khác
C, Cách thức tiến hành
	- Đọc hiểu
	- Đàm thoại phát vấn
	- Kuyện tập củng cố
D. Tiến trình giờ giảng
	1. Ổn định
	2. KTBC (không kt)
	3. GTBM
	4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV yêu cầu HS đọc I - SGK -> Loại hình ngôn ngữ là gì? Tiềng Việt thuộc laọi hình ngôn ngữ nào?
HS thực hiện và trả lời GV ghi bảng
GV: Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ nào?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: đưa ngữ liệu -> hướng dẫn HS phân tích ngữ liệu
- Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
-> số lượng âm tiết: 14
- chuyển ngữ liệu sang tiếng anh: 
Nếu bạn yêu tôi,1 tôi2 sẽ yêu bạn
-> If you love me, I will love you
+ Tiếng Việt: tôi1 - bổ ngữ của động từ yêu; tôi2 chủ ngữ của động từ yêu -> không biến đổi khi thay đổi vị trí, vai trò trong câu
+ Tiếng Anh: me (tôi) tân ngữ; I (toi) chủ ngữ của câu -> vị trí vai trò khác cách viết sẽ có sự thay đổi, biến hình
GV: Tiếng Việt có đặc điểm đáng chú ý gì về loại hình?
HS trả lời Gv chốt lại
GV: yêu cầu HS làm bài tập -> chữa (chấm điểm với bài làm tốt)
I. Khái niệm loại hình ngôn ngữ
1. Khái niệm loại hình ngôn ngữ
- Loại hình ngôn ngữ là một kiểu cấu tạo NN, trong đó bao gồm một hệ thống những đặc điểm có liên quan với nhau, chi phối lẫn nhau.
2. Loại hình ngôn ngữ tiếng Việt
- Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập phân tích tính
II. Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
1. Ngữ liệu
2. Đặc điểm
- Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết; về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ hoặc yến tố cấu tạo từ.
- Từ không biến đổi hình thái.
- Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sự sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ.
III. Luyện tập
1. Bài tập 1
- Nụ tầm xuân 1:bổ ngữ của động từ hái; nụ tầm xuân 2: chủ ngữ của động từ mở.
- Bến 1: bổ ngữ của động từ nhớ; bến 2: chủ ngữ của động từ đợi
- Trẻ 1 bổ ngữ của động từ yêu; trẻ 2: chủ ngữ của đ từ đến; già 1: bổ ngữ của động từ kính; già 2: chủ ngữ của đ từ để.
- Bống 1:định ngữ cho danh từ cá; bống 2: bổ ngữ của động từ thả; bống3:bổ ngữ của động từ thả; bống 4: bổ ngữ của động từ đưa; bống 5: chủ ngữ của đ từ ngoi và động từ đớp; bống 6: chủ ngữ của tính từ lớn.
2. Bài tập 3
Trong đoạn văn có các hư từ: đã, các, để, lại, mà.
Đã : chỉ hoạt động xảy ra trước một thời điểm nào đó.
Các: chỉ số nhiều toàn thể của sự vật.
Để: chỉ mục đích.
Lại: chỉ sự tiếp diễn của hoạt động.
Mà: chỉ mục đích.
	5. Củng cố và dặn dò
	- Nhắc lại kiến thức cơ bản
	- Đọc bài Tiểu sử tóm tắt

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet91dloaihinhTViet.doc