Giáo án môn Ngữ văn 11 (cả năm)

Giáo án môn Ngữ văn 11 (cả năm)

A- Mục Tiêu Bài Học:

1. Giúp học sinh cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm và nhân cách thanh cao của Hải Thượng Lãn Ong lê Hữu Trác.

2. Học sinh hiểu được đặc điểm của thể loại kí sự trong văn học trung đại Việt Nam.

B- Cách Thức Tiến Hành:

Tổ chưc cho học sinh đọc thảo luận câu hỏi của giáo viên .

C- Phương Thức Thực Hiện:

Sách giáo khoa, Giáo án, Tài liệu tham khảo.

D- Tiến Trình Dạy và Học:

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra kiến thức lớp 10 phần VHTĐ.

3. Giới thiệu bài mới.

 

doc 205 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1459Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 (cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: 01/9/2007. Tuần I PPCT: 1,2
Ngày dạy: 03/9/2007
 Bài : VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích Thượng Kinh Kí Sự)
Lê Hữu Trác
Mục Tiêu Bài Học: 
Giúp học sinh cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm và nhân cách thanh cao của Hải Thượng Lãn Oâng lê Hữu Trác.
Học sinh hiểu được đặc điểm của thể loại kí sự trong văn học trung đại Việt Nam.
Cách Thức Tiến Hành:
Tổ chức cho học sinh đọc thảo luận câu hỏi của giáo viên .
Phương Thức Thực Hiện:
Sách giáo khoa, Giáo án, Tài liệu tham khảo.
Tiến Trình Dạy và Học:
Ổn định tổ chức lớp.
Kiểm tra kiến thức lớp 10 phần VHTĐ.
Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của Giáo Viên và Học Sinh
Yêu cầu cần đạt
I. Tìm hiểu chung:
1. Tiểu dẫn: H/s đọc phần tiểu dẫn.
( Tác giả Lê Hữu Trác)
Sau khi đã nghe bạn đọc kĩ phần tiểu dẫn em hãy cho biết Tác giả Lê Hữu Trác có biệt hiệu là gì? Oâng sống ở đâu và cuộc đời ông như thể nào?
b. Tác Phẩm:
Em hãy cho biết tác phẩm được viết theo thể loại gi? Em hãy cho biết đặc điểm của thể loại đó qua tác phẩm?
Em biết gì về tác phẩm Thượng Kinh kí sự của Lê hữu Trác.
2. Văn Bản:
- H/s Đọc to, rõ văn bản SGK cho cả lớp cùng nghe.
- Sau khi nghe ban đọc văn bản em hãy cho biết văn bản nói về vấn đề gì?
- Tóm tắt Văn bản?
II. Đọc Hiểu Văn bản:
1. Quang cảnh trong phủ chúa Trịnh: 
Quang cảnh trong phủ chúa Trịnh được miêu tả như thế nào?
Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa ra sao?
=>Những quan sát và ghi nhận này nói lên cách nhìn, thái độ của Lê Hữu Trác đối với cuộc sống nơi phủ chúa như thế nào?
 (Tiết 2)
2. Thế tử cán và thái độ của lê Hữu Trác:
- Học sinh đọc đoạn Lê Hữu Trác khám bệnh và bốc thuốc cho thế tử Cán.
+ Nơi ở của Thế tử Cán được miêu tả như thế nào?
+ Hình hài vóc giáng của Thế tử Cán được miêu tả như thế nào?
+ Thái độ của Lê Hữu Trác khi khám bệnh cho thế tử?
3. Ngòi bút kí sự đặc sắc của tác giả:
Em có nhận xết gì về cách miêu tả sự việc của Lê Hữu Trác?
Hiệu quả nghệ thuật của ngòi bút tác giả khi miêu tả?
III. Củng cố:
Qua đoạn trích đã học em hãy cho biết giá trị hiện thực của tác phẩm?
I. Tìm hiểu chung:
1. Tiểu dẫn: H/s đọc phần tiểu dẫn.
 a. Tác Giả:
 Tác giả: Lê Hữu Trác( 1724-1791) có biệt hiệu là Hải Thượng Lãn Ông.Quê ở làng liêu xá Huyện Đường Hào, Phủ Thượng Hồng, Trấn Hải Dương( Yên Mĩ Hưng Yên). Oâng không chỉ là một danh y, chữa bệnh soạn sách , mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học mà ông còn là một nhà thơ, nhà văn có nhiều đóng góp cho văn học trung đại.
b. Tác Phẩm:
 Tác Phẩm: Thượng kinh kí sự là một tập kí sự bằng chữ Hán, viết năm 1782, khắc in năm 1885. Kí sự là một thể loại kí ghi chép một câu chuyện, một sự việc có thật tương đối hoàn chỉnh.
Tác phẩm tả quang cảnh ở Kinh Đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa, những diều mà tác giả mắt thấy tai nghe trong chuyến đi từ Hương Sơn ra Thăng Long để chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh sâm.
2. Văn Bản:
Văn bản nói về nhân vật chính là Lê Hữu Trác, Văn bản được viết theo thể kí sự.
Sự kiện tác giả nói đến là: Tác giả ghi lại câu chuyện lên kinh chữa bênh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Tông.
Nội dung chính SGK.
II. Đọc Hiểu Văn bản:
1. Quang cảnh trong phủ chúa Trịnh :
- Quang cảnh trong phủ chúa được miêu tả rất tỉ mỉ, cụ thể: Đó là một quang cảnh xa hoa tráng lệ.
+ Vào phủ chúa phải qua nhiều lần cữa và “những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp” “ Đâu đâu cũng cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương”.
+ Trong khuôn viên phủ chúa “ Người giữ cũa truyền báo rộn ràng, người có việc qua lại như mắc cửi”.
+ Cách trang trí trong phủ chúa: Đồ sơn son thiếp vàng, “ chiếu gấm”, “sập vàng”, “Mâm vàng, chén bạc”.
+ Nghi thức: muốn gặp chúa phải qua nhiều lần của, phải có thẻ mới được vào
Qua cách miêu tả trên của tác giả ta thấy phủ chúa biểu thị một đời sống xa hoa, cầu kì xa lạ với cuộc sống của nhân dân.
 (Tiết 2)
2. Thế tử cán và thái độ của lê Hữu Trác:
- Học sinh đọc đoạn Lê Hữu Trác khám bệnh và bốc thuốc cho thế tử Cán.
Lối vào chỗ ở của Thế tử Cán: 
“ Đi trong tối om, qua name sáu lần trướng gấm”
- Nơi thế tử ngự: Đặt sập vàng, cắm nến to trên giá đồng, hàng chục người chầu chực, cung nữ xúm xít, đèn chiếu sáng làm nổi bật màu áo đỏ, hương hoa ngào ngạt.
- Chúa chỉ mới name tuổi nhưng được trang bị , hầu hạ quá mức, chỉ sống ở trong bóng tối, bạc vàng bao quanh lãnh lẽo thiếu sinh khí
Hình hài vóc giáng của Trịnh Cán :
+ Mặc áo đỏ, ngồi trên sập vàng.
+ Cởi áo: Tinh khí khô hết, gia mặt khô, rốn lồi to, gân thời xanh, chân tay gầy gònguyên khí hao mòn, thương tổn quá mức”Mạch lại tế sác, âm dương đều tổn hại”
Nhìn chung là chúa bị bênh do thiếu sinh khí, thiếu ánh sáng, thiếu vận động
Thái độ của Lê Hữu Trác diễn biến rất phức tạp:
Lúc đầu thì muốn trì hoãn vì sợ chũa khỏi bệnh cho thế tử thì sẻ phải ở lại cung và sợ vòng danh lợi lôi cuốn.
- Sau đó lại nghĩ “ Cha ông mình đời đời chịu ơn của nước, ta phải dốc hết long thành để nối tiếp cái long trung của cha ông mình mới được”.
=> Tác giả chỉ ra căn bệnh và nguyên nhân của nó đồng thời qua đó tác giả thể hiện thái độ của mình trước lối sống xa hoa của vua chúa.
3. Ngòi bút kí sự đặc sắc của tác giả
+ T/g miêu tả sự việc một cách cụ thể, tỉ mỉ từng chi tiết đến chân thực. 
+ Ngòi bút của tác giả: Chủ động, sáng tạo, cái tôi cá nhân được bộc lộ rõ ràng và mạnh mẽ “Tôi thấy, tôi nghĩ, tôi cho rằng, tôi bảo, tôi nói..”
Qua cách miêu ta của tác gia cho ta thấy giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, phản ánh chân thực đời sống xa hoa nơi phủ chúa.
III. Củng cố:
Đoạn trích vừa mang đậm giá trị hiện thực sâu sắc, vừa thể hiện phẩm chất của một người thầy thuốc giàu tài năng đức độ.
* Tài liệu tham khảo: Dạy học văn của Hải Thượng Lãn Ông –TS. Phạm Minh Diệu.
Bình Long: Ngày 03 tháng 9 năm 2007
Kí Duyệt
Ngày Soạn: 04/9/2007. Tuần I PPCT: 03
 Ngày dạy: 06/9/2007
Bài : TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
Mục Tiêu Bài Học: 
Giúp học sinh hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung va lơi nói cá nhân.
Nâng cao kiến thức học hỏi để có kiến thức đây đủ vê ngôn ngữ chung; đông thời tăng cương rèn luyện để trau dôi lơi nói cá nhân đạt được tính chính xác va tính nghệ thuật.
Có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, gin giữ va phát huy bản sắc của dân tộc.
B. Cách Thức Tiến Hành:
Giáo viên nêu câu hỏi, hướng dẫn học sinh thảo luận trả lơi.
C. Phương Thức Thực Hiện:
Sách giáo khoa, Giáo án, Tài liệu tham khảo.
Tiến Trình Dạy và Học:
Ổn định tổ chức lớp.
Kiểm tra kiến thức lớp 10 phần VHTĐ.
Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
I. Tìm hiểu chung:
1. Ngôn ngữ- tài sản chung của xã hội:
( H/s đọc sách giáo khoa)
Tại sao nói ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội?
- Ngôn ngữ là sản phẩm chung của cộng đồng, được thể hiện qua các yếu tố,qua các quy tắc chung. Các yếu tố và quy tắc ấy phải là của mọi người trong cộng đồng xã hội mới tạo ra sự thống nhất. Vì vậy ngôn ngữ là tài sản chung.
2. Tính chung trong ngôn ngữ:
- Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng được biểu hiện bằng những yếu tố nào?
- Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng được biểu hiện qua các yếu tố.
+ Các âm và các thanh ( Phụ âm, nguyên âm, thanh điệu).
* Các nguyên âm. Ví dụ: I,e.ê,ư, o,ô,ơ ă, â.
* Sáu thanh:
1. Không (ngang) (Không dấu).
2. Huyền ( \ )
3. Hỏi ( ? )
4. Ngã ( )
5. Sắc ( / )
6. Nặng ( . )
+ Các tiếng (âm tiết) tạo bởi các âm và thanh.
+ các từ có nghĩa. VD: cây, xê, nhà, đi, bàn, ghế
+ Các ngữ cố định -> Thành ngữ , quán ngữ.
VD: Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn. Nước đổ đầu vịt, nứơc đổ lá môn
+ Đó là Phuơng thức chuyển nghĩa: Chuyển từ nghĩa gốc sang nghĩa khác ( Nghĩa phát sinh) hay còn gọi là phương thức ẩn dụ.
- Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng còn biểu hiện qua những quy tắc nào?
Quy tăùc cấu tạo các kiểu câu. 
Ví dụ:
Câu đơn bình thường có 2 thành phần -> C+V.
Câu đơn đặc biệt (cấu tạo bằng danh từ, động từ, tính từ).
3. Lời nói sản phẩm riêng của cá nhân?
(Học sinh đọc sách giáo khoa)
Em hiểu thế nào là lời nói cá nhân?
Lời nói cá nhân là sản phẩm của một người nào đó vừa có yếu tố quy tắc chung của ngôn ngữ, vừa mang sắc thái riêng và phần đóng góp của cá nhân
Cái riêng trong lời nói của mỗi người được biểu lộ ở những phương diện nào?
Giọng nói cá nhân( Cao, thấp, trầm, bổng)( Ngữ điệu) vì thế mà ta nhận ra người quen khi chưa thấy mặt.
Biểu hiện cụ thể nhất của lời nói cá nhân ở ai?
Biểu hiện cụ thể nhất của lời nói cá nhân là phong cách ngôn ngữ cá nhân của nhà văn ta gọi chung là phong cách.
Ví dụ:
 + Nhà thơ Tố Hữu thể hiện phong cách trữ tình chính trị.
+ Thơ Hồ Chí Minh( Nhật kí trong tù) là kết hợp giữa cổ điển và hiện đại.
II. Luyện tập:
I. Tìm hiểu chung:
1. Ngôn ngữ- tài sản chung của xã hội:
- Muốn giao tiếp đẻ biết nhau, dân tộc, cộng đồng xã hội phải có một phương tiện chung phương tiện đó là ngôn ngữ.
- Ngôn ngữ là sản phẩm chung của cộng đồng, được thể hiện qua các yếu tố,qua các quy tắc chung. Các yếu tố và quy tắc ấy phải là của mọi người trong cộng đồng xã hội mới tạo ra sự thống nhất. Vì vậy ngôn ngữ là tài sản chung.
2. Tính chung trong ngôn ngữ:
- Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng được biểu hiện qua các yếu tố.
+ Các âm và các thanh ( Phụ âm, nguyên âm, thanh điệu).
* Các nguyên âm. Ví dụ: I,e.ê,ư, o,ô,ơ ă, â.
* Sáu thanh:
1. Không (ngang) (Không dấu).
2. Huyền ( \ )
3. Hỏi ( ? )
4. Ngã ( )
5. Sắc ( / )
6. Nặng ( . )
+ Các tiếng (âm tiết) tạo bởi các âm và t ...  thì các anh lái xe bảo: " Cô có cái nhìn sao mà xa xăm"! ( Khởi ngữ: Còn mắt tôi)".
Bài tập 3:
a. Tự tôi, ngày nào cũng tập. ( Khởi ngữ: Tự tôi)..
b. Cảm giác, tình tự , đời sống cảm xúc, ấy là chiến khu chính của văn nghệ .
( Khởi ngữ : Cảm giác, tình tự , đời sống cảm xúc)
(tiết65)
1. Ổn định tổ chức lớp.
2 kiểm tra bài cũ.
3 Giới thiệu bài mới.
III. Dùng Kiểu Câu Có Trạng Ngữ Chỉ Tình Huống:
- Về hình thức : Trạng ngữ có thể đứng đầu câu hoặc cuối câu hoặc giữa câu;
- Giữa trạng ngữ vói chủ ngữ và vịngữ thường có một quảng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.
Trạng ngữ có những công dụng như sau: 
- Xác định hoàn cảnh , điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung câu được đầy đủ và chính xác .
- Nối kết các câu các đoạn vói nhau , góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.
Trong một số trường hợp để nhấn ý, chuyển ý , hoặc để thể hiện những tình huống cảm xúc nhất định, người ta có thể tách trạng ngữ, đặc biẹt là trạng ngữ đứng cuối câu thành câu riêng.
Hướng dẫn lầm bài tập SGK:
Bài tập 1: 
- Phần in đậm đứng ở vị trí đầu câu.
- Phần in đậm có cấu tạo là một cụm động từ.
- Chuyển: " Bà già kia thấy thị hỏi, bật cười.
 * Nhận xét: Sau khi chuyển câu có hai cụm vị ngữ , hai vị ngữ đó cùng có cấu tạo là các cụm động từ, cùng biểu hiện của một chủ thể hoạt động là bà già kia. Nhưng viết theo kiểu có một cụm động từ ở trước thì sẻ rõ ràng hơn so với câu trước.
Bài tập 2:
Gợi ý:
- Phần in đậm: Nghe tiếng An là một cụm động từ dặt ở đầu câu, có đặc điểm:
+ Biểu hiện hoạt động của chủ thể mà chủ ngữ của câu biểu hiện.
+ Biểu hiện hoạt động xảy ra đồng thời xẩy ra trước hoạt động mà vị ngữ của câu biểu hiện( thấy Thị hỏi > Bật cười; Nghe tiếng An > Đứng dậy trả lời).
- Phần in đậm đứng ở đầu câu có tác dụng:
+ Liên kết với câu đi trước dễ dàng hơn.
+ Thể hiện những điều đã biết từ những câu đi trước , hoặc những điều đã biét từ câu đi trước. Đó là những thông tin đã biết, nên giá trị thông tin thấp, thứ yếu. Vì thề cấu tạo của những câu có trạng ngữ đứng ở đầu câu có tác dụng phân bố thông tin đưa thông tin đã biết , hoặc đưa phần thứ yếu lên đầu câu, tập trung thông tin ở phần vị ngữ chính sau chủ ngữ.
Bài tập 3: 
Gợi ý:
a. Trạng ngữ Nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường.
b. Đây là câu đầu văn bản nên tác dụng của trạng ngữ này không phải là để liên kết với văn bản , cũng không phải để thể hiện thông tin đã biết, mà để phân biệt tin thứ yếu với tin quan trọng " Quay lại hỏi thầy thơ lại giúp việc"
4. Củng cố: Nhắc lại các lưu ý trong việc lựa chọn các chi tiết sự kiện viết bản tin.
5. Dặn dò: về nhà soạn bài và học bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 TUẦN 18 ( Nghỉ thi Học kì)
 Tuần 19 
Ngày soạn: 2/1//2007 
Ngày dạy 06/1 /2007 PCT: 64-65
Bài : TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN
Trích Ro Me O và Ju li ét U Sếch XPia
A. Mục Tiêu Bài Học: 
Giúp học sinh:
- Hiểu được nghệ thuật xây dựng kịch của Sêch Xpia, đặc biệt là ngôn ngữ đối thoại trong đoạn trích.
- Hiểu được tình yêu chân chính tạo ra tình cảm và nhân cách cao đẹp . bất chấp trở ngại của đôi nam nữ thanh nien ở thời đại phục hưng .
- Cổ vũ con ngưòi vượt qua thù hận.
B . Cách Thức Tiến Hành:
Đọc hiểu và thảo luận nhóm.
C. Tiến Trình Dạy và Học:
1. Ổn định tổ chức lớp.
2 kiểm tra bài cũ.
3 Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội Dung Cần Đạt
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: 
Nêu vài nét về tác giả tác phẩm?
Oâng để lại bao nhiêu tác phẩm kich?
Lấy một số tác phẩm tiêu biểu?
Tóm tắt lại vở kịch Rô me o Và Ju li ét?
Nêu bố cục của đoạn trích?
Nội dung?
Đoạn trích có 16 lời thoại . vậy 6 lời thoại đầu có gì khác biệt với những lời thoại sau? Hình thức của các lời thoại đó là gì?
6 lời thoại đầu độc thoại.
Còn lại đối thoại.
GV Cho hS nhận xét về một số nhân vật, số lời thoại của mỗi nhân vật.
6 lời thoại đầu nhân vật đối thoại hay độc thoại?
Tại sao?
Nêu dẫn chứng chứng minh 6 lời thoại đầu là độc thoại?
ổtTong 6 lời thoại đầu chúng ta có thấy tính chất đối thoại trong đó không? Nêu dẫn chứng? Much đích?
Em thử đóng vai nhân vật Romeo thể hiện lời thoại?
Em hãy chứng minh rằng tình yêu của Romeo và Juliet là được xây dựng trên nền thù hận ?
" Chàng hãy khước từ cha chàng và chối dòng họ của chàng đi" " Chỉ có tên họ của chàng là thù địch của em thôi"; ' Nơi tử địa" " họ mà bắt gặp anh" " Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh ở đây đâu"
=> Cả hai nhắc tới hận thù song không khơi dậy hận thù mà để hướng tới, vượt lên trên hận thù xây đắp tình yêu nên mối thù của hai dòng họ là cái nền còn tình yêu của Romeo và Juliet không xung đột với hận thù ấy.
Phân tích 06 lời thoại đầu để thấy được tâm hồn say đắm của Rome o?
Phân tích diễn biến tâm trạng của Rô me o qua hình thức so sánh liên tưởng trong lời thoại đầu tiên của nhân vật này?
Tìm những cụm từ chứng minh tình yêu giữa Ro me O và Ju Li ét diễn ra trong bối cảnh hai dòng họ thù địch?
Phân tích diễn biến tâm trạng của Rô me O qua hình thức so sánh liên tưởng trong lời thoại đầu tiên của nhân vật này?
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: 
* Uy li am Sếch - xpia (1564-1616) là nhà thơ nhà viết kịch thiên tài của nước Anh.
Oâng sinh tại thgị trấn Xtơ-Rét - Phớt Oân ê - Vơn thuộc miền tây nước Anh, trong một gia đình buôn bán ngữ cốc, len dạ.
Oâng đến với kịch trường từ một tay chăn ngựa ở nhà hát, sau đó được làm ngưòi soát vé, rồi nhắc vở, diễn viên và cuối cùng là nhà soạn kịch. Oâng nổi tiếng với tác phẩm Ro Me O và Ju li ét Viết khoảng (1594-1595).
* Ông để lại 37 vở kịch gồm : Kịch lịch sử, Bi kịch, hài kịch. Tất cả đều là kiệt tác của nhân loại . Tác phẩm của ông là tiếng nói của lương tri tiến bộ, của khát vọng tự do, của lòng nhân ái bao la, của lòng tin bất diệt và khả năng hướng thiện, vươn dậy để khẳng định cuộc sống con người.
2. Văn Bản: 
* Tóm tắt tác phẩm SGK.
* Vở kịch gồm 5 hồi gồm thơ xen lẫn văn xuôi.
Đề tài tình yêu được đề cập phổ biến, gắn với khát vọng giải phóng con người ở thời đại phục hưng.
3. Bố cục:
Gồm 02 phần:
+ Sáu lời thoại đầu : là diễn biến tâm trạng của Rô me o.
+ Còn lại: Khẳng định tình yêu vượt lên trên thù hận.
II. Đọc- Hiểu văn bản:
 Cho HS đọc đoạn trích và cho biết vị trí đoạn trích:
1. Hình thức của các lời thoại:
- Sáu lời thoại đầu , hai nhân vật không đối thoại với nhau cho dù trong lời thoại của họ không nhắc đến tên nhau.
- Về hình thức: Thì 6 lời thoại đầu là độc thoại. ( các nhân vật nói về nhau chứ không nói với nhau).
Dẫn chứng: ´ấy khẽ khẽ chứ"; " Oâi đấy là người ta yêu ! Oâi giá nàng biết nhỉ?" " Sao chàng lại là Rome o nhỉ?'
Vì đây là tiếng lòng của nhân vật nên xét về bản chất thì đây là độc thoại nội tâm. ( Trong kịch dù đối thoại hay độc thoại thì NV cũng phải nói to).
- Vì là độc thoại nội tâm nên 6 lời thoại đầu chứa đựng cảm xúc yêu thương say đắm.
- Tuy là độc thoại nội tâm nhưng không phải là đơn tuyến, một chiều mà trong độc thoại nó cũng có tính chất đối thoại .
Dẫn chứng:
Ro me o như nói vói Juliet khi nàng xuất hiện bên cữa sổ" Vừng dương đẹp tươi ơi..." " Hỡi nàng tiên lonngx lẫy, hãy nói nữa đi!"...
Lúc thì như đang đối thoại với chính mình " Kìa! Nàng tì má lên bàn tay ! Oâi ! ước gì ta là chiếc bao tay, để được mơn trớn gò má ấy"; Mình cứ nghe nữa hay mình lên tiếng nhỉ? "
=> Tính đối thoại làm cho lời độc thoại thêm sinh động.
- Mười lời thoại còn lại mang hình thức đối thoại , tức là các lời thoại ấy hướng vào nhau, các nhân vật nói cho nhau nghe. Tính chất hỏi đáp, đối đáp xuất hiện.
2. Tình yêu trên nền thù hận
- Thù hận của hai dòng họ được thể hiện qua lời của Juliét:
" Chàng hãy khước từ cha chàng và chối dòng họ của chàng đi" " Chỉ có tên họ của chàng là thù địch của em thôi"; ' Nơi tử địa" " họ mà bắt gặp anh" " Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh ở đây đâu"
Của Rome o: 3 lần ( " từ nay, tôi sẻ không bao giờ còn là Romeo nữa" " tôi thù ghét cái tên tôi" " Chẳng phải romeo, cũng chẵng phải montaghiu")
- Nổi ám ảnh giữa hai dòng họ xuất hiện ở Juliet nhiều hơn , song Nàng không chỉ lo cho mình mà lo cho người mình yêu.
Song thái độ của Romeo về mối thù hận này quyết liệt hơn vì chàng sẵn sàng từ bỏ lên , họ của mình.
=> Cả hai nhắc tới hận thù song không khơi dậy hận thù mà để hướng tới, vượt lên trên hận thù xây đắp tình yêu nên mối thù của hai dòng họ là cái nền còn tình yêu của Romeo và Juliet không xung đột với hận thù ấy.
(Tiết 65)
Tiến Trình Dạy và Học:
1. Ổn định tổ chức lớp.
2 kiểm tra bài cũ.
3 Giới thiệu bài mới.
3. Tâm hồn say đắm của Rô me o:
+ Chấp nhận sự liều lĩnh có thể nguy hại đến tính mạng " Kẻ chưa từng bị thương thì há sợ gì sẹo"
+ So sánh liên tưởng sắc đẹp của Ju liét như mặt trời lúc mới mọc, như sao trên trời...
Khán giả được chứng kiến tâm hồn say đắm của Rô meo trước nhan sắc của người đẹp trong không gian thơ mộng ngay sau khi chàng vừa gặp gở Ju li ét ở buổi dạ hội. Ro me O có tám lời thoại ở cảnh này nhưng quan trọng nhất là lời thoại đầu tiên củng là lời thoại dài nhất.
Tuy đây là lời thoại nhân vật nói một mình chỉ để cho mình nghe . nhưng dới ngòi bút nghệ thuật của Séch phia trong độc thoại dường như vẫn có đối thoại , bảo đảm tính sinh động của kịch . Ro me o lúc thì nói vơíu Juliet vừa mới xuất hiện ở cựa sổ ( Vầng dương đẹp tươi ơi ...) lúc thì đang đối thoại với chính mình ( Nàng đang nói kìa...).
4. Tình Yêu của Juliet:
Được thể hiện tập trung nhất ở lời thoại thứ 6 .
4. Củng cố: Nhắc lại các lưu ý trong việc lựa chọn các chi tiết sự kiện viết bản tin.
5. Dặn dò: về nhà soạn bài và học bài đầy đủ

Tài liệu đính kèm:

  • docTruong THPT Nguyen Hue Binh Long.doc