Giáo án môn Hóa học 8 - Tiết 48 - Bài 31: Tính chất - Ứng dụng của hiđro (tiếp theo)

Giáo án môn Hóa học 8 - Tiết 48 - Bài 31: Tính chất - Ứng dụng của hiđro (tiếp theo)

I. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức: Qua bài giúp học sinh

- Biết và hiểu khí H2 có tính khử, khí H2 không những tác dụng được với đơn chất khí O2 mà còn kết hợp được với đơn chất oxi ở dạng hợp chất. Các phản ứng này đều toả nhiệt

- HS biết được khí H2 có nhiều ứng dụng, chủ yếu do tính nhẹ

- Tính khử, khi cháy đều toả nhiệt

2. Kỹ năng:

- Quan sát, nhận biết, tổng hợp. Làm TN khí H2 tác dụng CuO, viết PTHH.

- Củng cố kỹ năng giải BT tính theo PTHH

3. Thái độ: Liên hệ thực tế sản xuất, đời sống, an toàn trong TN

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Dụng cụ: Bảng phụ, phiếu học tập, ống nghiệm có nhánh, ống dẫn bằng cao su, cốc thuỷ tinh, bình tam giác, ống thuỷ tinh thủng 2 đầu, nút cao su có ống dẫn khí, đèn cồn, diêm, khay nhựa

- Hoá chất: Zn, dd HCl, CuO

 

doc 4 trang Người đăng ngohau89 Lượt xem 949Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 8 - Tiết 48 - Bài 31: Tính chất - Ứng dụng của hiđro (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:............
Ngày giảng : 	8A :.........	8A :............ 
TIẾT 48–BÀI 31: TÍNH CHẤT- ỨNG DỤNG CỦA HIĐRO( Tiếp theo) 	
I. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức: Qua bài giúp học sinh
- Biết và hiểu khí H2 có tính khử, khí H2 không những tác dụng được với đơn chất khí O2 mà còn kết hợp được với đơn chất oxi ở dạng hợp chất. Các phản ứng này đều toả nhiệt
- HS biết được khí H2 có nhiều ứng dụng, chủ yếu do tính nhẹ
- Tính khử, khi cháy đều toả nhiệt
2. Kỹ năng: 
- Quan sát, nhận biết, tổng hợp. Làm TN khí H2 tác dụng CuO, viết PTHH. 
- Củng cố kỹ năng giải BT tính theo PTHH
3. Thái độ: Liên hệ thực tế sản xuất, đời sống, an toàn trong TN
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 
- Dụng cụ: Bảng phụ, phiếu học tập, ống nghiệm có nhánh, ống dẫn bằng cao su, cốc thuỷ tinh, bình tam giác, ống thuỷ tinh thủng 2 đầu, nút cao su có ống dẫn khí, đèn cồn, diêm, khay nhựa
- Hoá chất: Zn, dd HCl, CuO
2. Học sinh: 
- SGK 
- Nghiên cứu bài
3. Phương pháp
- Thí nghiệm biểu diễn
- Đàm thoại
III. Tiến trình lên lớp
1.Ổn định ( 1,)
- Sĩ số: 8A3:........	8A4:........
2. Kiểm tra bài cũ: (5')
* Câu hỏi: So sánh sự giống nhau và khác nhau về tính chất vật lý giữa khí H2 và O2?
* Đáp án:
	- Giống nhau: Đều là chất khí không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước
	- Khác nhau: + Khí oxi nặng hơn không khí (~1,1 lần)
	 + Khí hiđro nhẹ hơn không khí (~14,5 lần)
II. Bài mới
1.Vào bài (1’)
 ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về tính chất vật lý của Hiđro, tính chất hoá học của H2 với điều chế O2. Vậy trong hợp chất của 1 số oxit kim loại. Nguyên tố H2 có thể kết hợp với nguyên tố oxi hay không? Khí H2 có những ứng dụng gì? Ta xét bài hôm nay.
2. Nội dung bài mới.
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
Cý
Gv
GV
Hs
GV
Khí hiđro không những tác dụng được với đơn chất oxi mà còn tác dụng với oxi dạng hợp chất . Xét tiếp tính chất hoá học của H2?
- Treo bảng phụ ghi cách tiến hành TN
+ Bước 1: Cho 1 ít CuO (đồng II oxit) vào ống nghiệm thủng 2 đầu
+ Bước 2: Đậy ống nghiệm thủng 2 đầu bằng nút cao su, 1 đầu cắm ống thuỷ tinh hình chữ L vào 1 đầu cắm ống thuỷ tinh
+ Bước 3: Kẹp ống nghiệm thủng 2 đầu vào giá (theo hướng nằm ngang)
+ Bước 4: Đặt ống nghiệm vào cốc chứa 2/3 nước cho vào 1 đầu ống thuỷ tinh hình chữ L vào
+ Bước 5: Cho vài viên kẽm vào ống nghiệm có nhánh rót 1->2ml đ HCl vào và đậy nút cao su
+ Bước 6: Nối ống cao su có khí thoát ra vào ống thuỷ tinh thủng 2 đầu chứa CuO
+ Bước 7: Đốt phía dưới ống nghiệm chỗ có chứa CuO bằng đèn cồn
- HS các nhóm làm TN và hoàn thành nội dung phiếu học tập sau. 
- Gọi 1 HS đọc cách tiến hành 
- Đọc bài
Treo tranh vẽ điều chế H2
- Giới thiệu các dụng cụ cần cho TN
- Các nhóm tiến hành TN( 7ph)
2. Tác dụng với đồng (II) oxit: CuO. (15’)
a.Thí nghiệm 
 SGK/106
Yêu cầu
Hiện tượng
1. Quan sát màu sắc của CuO
2. Quan sát màu sắc của CuO sau khi cho khí H2 đi qua ở t0 thường
3. Quan sát màu sắc của CuO đã nung nóng khi cho luồng khí H2 đi qua. Quan sát ống nghiệm?
4. So sánh sản phẩm còn lại trong ống nghiệm thủng 2 đầu của KL đồng về màu sắc, nêu tên sản phẩm
GV
?Kh
?Kh
HS
Gv
?
?
?
Nhắc nhở các nhóm tiến hành TN - GV quan sát - uốn nắn
- Hết (t) gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả theo nội dung phiếu học tập - Nhóm khác nhận xét - GVKL
1. Màu đen
2. CuO màu đen (PƯ chưa xảy ra)
3. CuO chuyển dần thành màu nâu -> đỏ gạch và xuất hiện những giọt nước trong ống nghiệm
4. Sản phẩm còn lại là KL Cu có màu đỏ gạch. Tên sản phẩm đồng
5. Mục đích của TN xác định tính khử của H2
Viết PTHH ghi rõ trạng thái, màu sắc các chất trong PƯ?
Khí H2 có vai trò gì trong phản ứng?
- Trong phản ứng khí H2 đã chiếm nguyên tố oxi trong hợp chất CuO tạo thành H2O và giải phóng Cu
Kết luận
Khí H2 không những chiếm nguyên tố O2 trong CuO mà còn có thể chiếm nguyên tố oxi trong 1 số oxit kim loại khác
- Yêu cầu HS thảo luận theo bàn ND sau:
Hoàn thành PTHH khí Oxi khử các oxit sau:
 t0
a, H2(k) + Fe2O3(r) 
 t0
b, H2(k) + HgO(r)
 t0
c, H2(k) + PbO(r)
- Thời gian 3'
Hết (t) gọi đại diện 3 nhóm trình bày viết trên bảng. Nhóm khác nhận xét - GVKL
 t0
a, 3H2(k) + Fe2O3(r) 3H2O(l) + 2 Fe(r)
 t0
b, H2(k) + HgO(r) H2O(l) + Hg(r)
 t0
c, H2(k) + PbO(r) H2O(l) + Pb(r)
ở to khác nhau khí H2 đã chiếm nguyên tử oxi của 1 số oxit kim loại
chúng ta đã nghiên cứu về t/c của H2. Khí H2 không những phản ứng được với đơn chất oxi mà còn tác dụng với oxi ở dạng hợp chất, các phản ứng này đều toả nhiệt
Em có kết luận gì về tính chất hoá học của Hiđro?
 Hoạt động 3
HS nghiên cứu ND SGK phần III/107 kết hợp quan sát hình vẽ 5.3 SGK/108. Điều chế và ứng dụng của H2
Quan sát tranh vẽ cho biết H2 có những ứng dụng gì trong đời sống và sản xuất? Nêu cơ sở khoa học của những ứng dụng đó?
- Trả lời
Nêu phương pháp điều chế khí H2 trong phòng TN và trong công nghiệp?
- Trả lời
- Nhận xét, viết phương trình
b, Nhận xét
- ở t0 thường không thấy có phản ứng hoá học xảy ra
- Khi đốt nóng tới khoảng 4000C bột CuO màu đen chuyển dần thành lớp Cu Kl màu đỏ gạch, những giọt nước tạo thành ở trong ống nghiệm đặt trong cốc nước
PTHH: t0
H2(k)+ CuO(r) H2O(l) + Cu(r)
Kmàu màu đen Kmàu đỏ
Khí Hiđro đã chiếm nguyên tố oxi trong hợp chất CuO. H2 có tính khử (khử oxi)
3. Kết luận (6’)
SGK/107
III. Ứng dụng (8')
1. Ứng dụng
- Bơm vào bóng thám không - khí cầu
- Nguyên liệu sản xuất amoniac - axit hữu cơ
- Làm đèn xì oxi - hiđro
- Khử oxi của 1 số oxit kim loại
- Nhiên liệu cho động cơ tên lửa - ôtô
2. Điều chế
a. Trong phòng TN
- Cho dd axit loãng tác dụng với 1 số kim loại( Al, Zn, Fe, Mg...)
b. Trong công nghiệp
- Điện phân nước
2H2O 2H2 + O2
- Từ khí tự nhiên, khí dầu mỏ
- Bằng lò khí than
4.Củng cố - Luyện tập
- Làm bài tập 3 SGK T 109
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài và làm BT 1, 2, 3, 4, 5 SGK/109
- Hướng dẫn bài 4 t/109
	- Viết PTHH 	H2 khử CuO
a, nCuO = mCuO/ McuO
nCuO = ? Dựa vào PT
	mCu = n . M
	b, nH2 = ? theo PT
	VH2 = nH2 . 22,4
- Đọc trước bài: Phản ứng oxi hoá khử

Tài liệu đính kèm:

  • docH8T48.doi.doc