Giáo án môn Hóa học 11 - Bài 51: Dẫn xuất halogen của hidrocacbon

Giáo án môn Hóa học 11 - Bài 51: Dẫn xuất halogen của hidrocacbon

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Biết phân loại đồng phân, danh pháp,tính chất vật lý của dẫn xuất halogen.

- Hiểu phản ứng thế và phản ứng tách của dẫn xuất halogen.

- Biết ứng dụng của dẫn xuất halogen.

2. Kỹ năng:

- Gọi tên các dẫn xuất hidrocacbon.

- Viết được các phương trình phản ứng thể hiện tính chất hóa học của dẫn xuất halogen.

II. Chuẩn bị

 

doc 5 trang Người đăng ngohau89 Lượt xem 1879Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 11 - Bài 51: Dẫn xuất halogen của hidrocacbon", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 51: DẪN XUẤT HALOGEN CỦA HIDROCACBON
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Biết phân loại đồng phân, danh pháp,tính chất vật lý của dẫn xuất halogen.
- Hiểu phản ứng thế và phản ứng tách của dẫn xuất halogen.
- Biết ứng dụng của dẫn xuất halogen.
2. Kỹ năng:
- Gọi tên các dẫn xuất hidrocacbon.
- Viết được các phương trình phản ứng thể hiện tính chất hóa học của dẫn xuất halogen.
II. Chuẩn bị
1. GV: 
- Tranh vẽ thí nghiệm như hình 8.1 SGK.
- Phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP
 Bài 1: - Halogen gồm những nguyên tố nào?
- Khái niệm dẫn xuất halogen?
- Phân biệt và gọi tên các loại dẫn xuất halogen sau( dạng no, không no, thơm): CH3Cl ; CH2=CH-CH2Cl; C6H5I ; CH2FBr; CHBr2 -CHBr2 ; C6H3Cl3; CH3–CH=CHF; (CH3)3C-Cl ; CH2Cl-CH2Cl ; CBr2=CBr2 ; C6H5CH2Br ; CH2 =CHCl.
 Bài 2: Nhiệt độ sôi (0C) của một dẫn xuất halogen cho trong bảng sau:
Công thức
X = F
X = Cl
X = Br
X = I
X =H
CH3X
-78
-24
4
42
CHX3
-82
61
150
Thăng hoa ở 210
CH3CH2X
-38
12
38
72
CH3CH2CH2X
-3
47
71
102
(CH3)2CHX
-10
36
60
89
C6H5X
85
132
156
188
Hãy cho biết sự biến đổi nhiệt độ sôi ghi trong bảng có theo quy luật nào không?
Hãy ghi nhiệt độ sôi của các hidrocacbon vào cột cuối cùng của bảng và so sánh với nhiệt độ sôi của các dẫn xuất halogen tương ứng rồi rút ra nhận xét.
Bài 3: Thí nghiệm thế Clo bằng –OH
Dẫn xuất halogen đã rửa sạch Cl-
Lắc với nước, gạn lấy lớp nước, axit hóa bằng HNO3, nhỏ vào đó dd AgNO3.
Đun sôi với nước, gạn lấy lớp nước, axit hóa bằng HNO3, nhỏ vào đó dd AgNO3.
Đun với dd NaOH, gạn lấy lớp nước, axit hóa bằng HNO3, nhỏ vào đó dd AgNO3.
CH3CH2CH2Cl
(propyl clorua)
Không có kết tủa
Không có kết tủa
Có AgCl kết tủa
CH2=CHCH2Cl
(anlyl clorua)
Không có kết tủa
Có AgCl kết tủa
Có AgCl kết tủa
C6H5Cl
(phenyl clorua)
Không có kết tủa
Không có kết tủa
Không có kết tủa
Dấu hiệu có AgCl kết tủa nói lên điều gì?
Nêu điều kiện cụ thể để mỗi chất trên thực hiện được phản ứng thế Cl bằng nhóm –OH.
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp:
2. Bài mới:
Hoạt động của GV-HS
Nội Dung cơ bản
Hđ1: Tình huống học tập: Nêu ứng dụng của các dẫn xuất halogen.
Hđ2: Khái niệm, phân loại, đồng phân, danh pháp:
- GV đưa ra một số ví dụ về dẫn xuất halogen: CH3Cl, CH2 =CHBr, C6H5F,
Từ đó yêu cầu HS nhắc lại khái niệm “Dẫn xuất halogen”.
- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm để hoàn thành bài tập 1 trong phiếu học tập. 
- GV hướng dẫn: Dẫn xuất halogen gồm 2 phần: 
Gốc hidrocacbon
Halogen
Có thể là: No;không no;thơm
Có thể là: F;Cl;Br;I
- GV: Dựa vào sự thay đổi của gốc hidrocacbon và halogen trong phân tử, ta có thể phân loại sau: 
- Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm bậc C.
- Yêu cầu HS tham khảo SGK và cho biết bậc của dẫn xuất halogen xác định như thê nào?
- GV viết vài CTCT của các dẫn xuất halogen và yêu cầu HS xác định bậc của dẫn xuất halogen:
CH3-CH2-CH2Cl
CH3-CH-Cl
 CH3 
 CH3 
 CH3-C-Cl
 CH3
- GV giới thiệu: Như hidrocacbon, dẫn xuất halogen có đồng phân mạch C, ngoài ra nó còn có đồng phân vị trí nhóm chức.
- GV chú ý các bước viết đồng phân của dẫn xuất halogen:
 +b1: viết mạch C
 +b2: di chuyển vị trí halogen
 +b3: điền đầy đủ H.
- GV viết 4 ví dụ trong SGK lên bảng và hướng dẫn cách gọi tên. Sau đó yêu cầu HS viết đồng phân của C5H9Cl. 
- GV giới thiệu 3 cách gọi tên của dẫn xuất halogen.
- GV đưa ra một số hợp chất gọi bằng tên thông thường.
- GV giới thiệu cách gọi tên gốc- chức.
- Yêu cầu HS gọi tên gốc- chức của một số hợp chất cụ thể.
- GV giới thiệu cách gọi tên thay thế.
- Cho ví dụ, yêu cầu HS gọi tên.
Hđ3: Tính chất vật lý:
- Cho HS hoạt động theo bài tập 2 trong phiếu học tập và rút ra nhận xét.
- GV bổ sung để hoàn thiện phần tính chất vật lý.
Hđ4: Tính chất hóa học:
- GV hướng dẫn đặc điểm cấu tạo của các dẫn xuất halogen: 
 R – C+ "X- 
Độ âm điện của halogen lớn hơn của C. Vì thế liên kết C- hal là liên kết phân cực, hal mang 1 phần điện âm, còn C mang 1 phần điện dương. 
- Từ đó HS có thể dự đoán tính chất hóa học.
- GV hướng dẫn HS làm việc theo bài tập 3 của phiếu học tập.
- GV giới thiệu sơ lược về cơ chế phản ứng thế nguyên tử halogen.
- GV treo hình vẽ thí nghiệm tách HBr từ C2H5Br lên bảng, mô tả thí nghiệm và giải thích, đồng thời viết ptpư.
- GV hướng dẫn hướng của phản ứng tách hidrohalogenua, bằng cách đặt vấn đề: Br sẽ tách cùng H của C bậc I hay C bậc II?
CH-CH-CH3
H Br
- Gv giải quyết vấn đề.
- GV nhấn mạnh quy tắc Zai-xép.
- Gv mô tả thí nghiệm và giải thích. Sau đó hướng dẫn HS viết ptpư.
Hđ5: Ứng dụng:Hướng dẫn HS đọc SGK.
I. Khái niệm, phân loại, đồng phân và danh pháp
1. Khái niệm:
Dẫn xuất halogen
R-H " R-Hal
R-H2 " R-Hal2
R-H3 " R-Hal3	
R-H4 " R-Hal4
2. Phân loại:
- Theo gốc hidrocacbon:
. No"dẫn xuất halogen no.
. Không no"dẫn xuất halogen không no.
. Thơm"dẫn xuất halogen thơm.
- Theo halogen;
. F"dẫn xuất flo.
.Cl"dẫn xuất clo.
.Br"dẫn xuất brom.
. I"dẫn xuất iod.
-Bậc của dẫn xuất halogen bằng bậc của nguyên tử liên kết với nguyên tử halogen.
3. Đồng phân và Danh pháp
a) Đồng phân
Có đồng phân mạch cacbon như ở hidrocacbon và đồng phân vị trí nhóm chức.
b) Danh pháp
* Tên thông thường
CH3Cl : Clorofom
CHBr3 : Bromofom
CHI3 : Iođofom
* Tên gốc- chức
Tên gốc hidrocacbon + halogenua
CH3-Cl : Metyl clorua
CH2=CH2-F : Vinyl florua
CH2=CH-CH2-Cl:Anlyl clorua
C6H5-CH2Br : Bezyl bromua
* Tên thay thế 
 Xem nguyên tử halogen là những nhóm thế.
Cl2CHCH3: 1,1-đicloetan
ClCH2CH2Cl: 1,2- đicloetan
FCH=CHF: 1,2-đifloeten
 II. Tính chất vật lý
-Ở điều kiện thường các dx monohalogen có PTK nhỏ ở thể khí, có PTK lớn hơn ở thể lỏng, PTK lớn hơn nữa ở thể rắn.
-Hầu như không tan trong nước, tan tốt trong dm không phân cực như hidrocacbon, ete
-Nhiều dx halogen có hoạt tính sinh học cao.
 III. Tính chất hóa học
1. Phản ứng thế nguyên tử halogen bằng nhóm -OH
* Dẫn xuất ankyl halogenua
VD:
* Dẫn xuất anlyl halogenua
* Phenyl halogenua: phản ứng với NaOH ở nhiệt độ cao, áp suất cao
VD: 
2. Phản ứng tách hidro halogenua
a) Thí nghiệm
b) Giải thích
Ptpư: 
HCH2-CH2Br + KOH CH2=CH2 + KBr
	 + H2O
c) Hướng của phản ứng tách hidrohalogenua:
Quy tắc Zai-xép: Khi tách HX ra khỏi dẫn xuất halogen, nguyên tử halogen X ưu tiên tách ra cùng H ở nguyên tử C bậc cao hơn bên cạnh.
 3. Phản ứng với magie:
Ete khan
CH3-CH2-Br + Mg CH3-CH2-Mg-Br
- Khi có nước, hợp chất R-MgX bị phân tích ngay theo phản ứng:
R-MgX + H2O àRH + ½ MgX2 + ½ Mg(OH)2
IV. Ứng dụng
- Dùng làm dung môi
- Dùng làm nguyên liệu cho tổng hợp hữu cơ
- Dùng làm chất gây mê, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, kích thích sinh trưởng thực vật
3. Củng cố: - Hệ thống lại các tính chất hóa học của dẫn xuất halogen.
 - Cách viết đồng phân, cách gọi tên.
4. Dặn dò: - Làm hết các bài tập trong SGK trang 215, 216.

Tài liệu đính kèm:

  • doclop11-51.doc