Giáo án môn Địa lí Lớp 11 - Chương trình cả năm

Giáo án môn Địa lí Lớp 11 - Chương trình cả năm

1. Kiến thức:

- Biết được sự tương phản về trình độ kinh tế- xã hội của các nhóm nước: phát triển và đang phát triển, các nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới

- Trình bày được đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại

- Trình bày được tác động của cuộc các mạng khoa học công nghệ hiện đại tới sự phát triển

2. Kĩ năng:

- Phân tích các bảng số liệu

- Đọc bản đồ và lược đồ

3. Thái độ:

Xác định cho mình thái độ học tập để thích ứng với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại

4. Định hướng các năng lực được hình thành:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, lược đồ

 

doc 91 trang Người đăng Thùy-Nguyễn Ngày đăng 30/05/2024 Lượt xem 186Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Địa lí Lớp 11 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC.
CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết được sự tương phản về trình độ kinh tế- xã hội của các nhóm nước: phát triển và đang phát triển, các nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới
- Trình bày được đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
- Trình bày được tác động của cuộc các mạng khoa học công nghệ hiện đại tới sự phát triển
2. Kĩ năng:
- Phân tích các bảng số liệu
- Đọc bản đồ và lược đồ
3. Thái độ:
Xác định cho mình thái độ học tập để thích ứng với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
4. Định hướng các năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, lược đồ
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đối với giáo viên:
- Bản đồ các nước trên thế giới
- Phóng to các bảng 1.1 và 1.2 SGK
- Phiếu học tập
- Máy chiếu và các phương tiện khác
2. Đối với học sinh:
Thực hiện các dự án đã được phân công và chuẩn bị báo cáo
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Các hoạt động học tập:
A. Đặt vấn đề/ Khởi động/ Tình huống xuất phát
1. Mục tiêu:
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
3. Phương tiện:
4. Tiến trình hoạt động 
Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV đặt vấn đề: Nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển không có sự tương phản về kinh tế - xã hội”. Anh/chị hãy trình bày và giải thích quan điểm của mình về nhận định trên
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS huy động kiến thức của bản thân để trả lời. HS thực hiện và ghi ra giấy nháp, chuẩn bị để trình bày
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
GV mời 01 HS báo cáo, các HS khác trao đổi và bổ sung thêm
Bước 4: Đánh giá
GV sử dụng nội dung trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề và dẫn dắt vào nội dung bài học.
B. Hình thành kiến thức/ kĩ năng mới
Hoạt động 1. Tìm hiểu sự phân chia các nhóm nước và sự tương phản trong trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa các nhóm nước
1. Mục tiêu:
- Biết được các tiêu chí dùng để phân loại các nhóm nước
- Biết được sự tương phản về trình độ kinh tế- xã hội của các nhóm nước: phát triển và đang phát triển, các nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới
- Biết được định hướng phát triển kinh tế của Việt Nam trong tương lai từ đó có thái độ đúng đắn trong việc phát triển kinh tế nước nhà
- Kĩ năng tính toán, xử lí số liệu; thu thập và xử lí tài liệu
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp khăn trải bàn
- Sử dụng số liệu thống kê
3. Phương tiện:
- Máy chiếu
- Số liệu thống kê
- Bản đồ thế giới
4. Tiến trình hoạt động:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Chuẩn bị của GV: 4 tờ giấy A0, mỗi HS một tờ giấy A4. 
- Phân nhóm: Chia lớp thành 4 nhóm 
- Nội dung thảo luận:
+ VĐ 1: Các nước trên thế giới chia thành mấy nhóm?Các tiêu chí phân chia các nhóm nước.
+ VĐ 2: Chứng minh sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế của các nhóm dựa vào các tiêu chí trên
+ VĐ 3: Trình bày sự phát triển của Việt Nam dựa trên các tiêu chí trên. 
+ VĐ 4: Định hướng phát triển kinh tế xã hội trong tương lai của nước ta
- Thời gian thảo luận: 10 phút
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ
Mỗi HS tự làm lên giấy A4, sau đó nhóm thảo luận lấy ý kiến chung chuẩn bị báo cáo trước lớp
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả 
GV lần lượt gọi 4 nhóm lên trình bày kết quả
Bước 4: Đánh giá
GV dựa vào quá trình làm bài và kết quả báo cáo cho điểm cộng
Nội dung chính
- Trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau được chia làm 2 nhóm nước: phát triển và đang phát triển.
- Một số nước vùng lãnh thổ đạt được trình độ nhất định về công nghiệp gọi là các nước công nghiệp mới (NICs).
- Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa các nhóm nước
- GDP bình quân đầu người chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển
- Trong cơ cấu kinh tế:
      + các nước phát triển khu vực dịch vụ chiếm tỉ lệ rất lớn, nông nghiệp rất nhỏ.
      + các nước đang phát triển tỉ lệ ngành nông nghiệp còn cao.
- Tuổi thọ trung bình các nước phát triển > các nước đang phát triển.
- HDI các nước phát triển > các nước đang phát triển

Hoạt động 2. Tìm hiểu cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
1. Mục tiêu:
- Trình bày được đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
- Trình bày được tác động của cuộc các mạng khoa học công nghệ hiện đại tới sự phát triển
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
Hình thức cá nhân/ nhóm
3. Phương tiện:
- Máy chiếu
- Hình ảnh liên quan đến các cuộc cách mạng công nghiệp
4. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
GV cho HS xem tư liệu về các cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra trong lịch sử kết hợp với hiểu biết của bản thân HS trả lời các câu hỏi sau:
- thời gian diễn ra các cuộc cách mạng công nghiệp
- Đặc điểm nổi bật của các cuộc cách mạng công nghiệp đó. 
- Sự khác biệt của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại
- tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến toàn thế giới. Liên hệ tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đến Việt Nam.
HS viết lại những hiểu biết của bản thân vào giấy
GV mời một HS bất kỳ trả lời, các HS khác bổ sung
GV chuẩn kiến thức
- Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỉ XXI, cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại xuất hiện.
- Đặc trưng: bùng nổ công nghệ cao.
        + Dựa vào thành tựu KH mới với hàm lượng tri thức cao
        + Bốn trụ cột:
              * Công nghệ sinh học.
              * Công nghệ vật liệu.
              * Công nghệ năng lượng.
              * Công nghệ thông tin.
=> Tác dụng: thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, đồng thời hình thành nền kinh tế tri thức – nền kinh tế dựa trên tri thức, kỹ thuật, công nghệ cao.

Hoạt động 4. Luyện tập/ Củng cố
1. Mục tiêu: Nhằm củng cố lại kiến thức đã học/ rèn luyện kĩ năng bài học/ góp phần hình thành năng lực 
2. Phương thức: hoạt động cá nhân
3. Tổ chức hoạt động: 
Bước 1: Giao nhiệm vụ
BT1: Vẽ sơ đồ các tiêu chí phân loại các nhóm nước
BT2: vẽ tranh thể hiện tác động của cuộc cách mạng 4.0 đến nhân loại 
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ tại lớp
Bước 3: Đánh giá
Giáo viên kiểm tra kết quả thực hiện của học sinh. Điều chỉnh kịp thời những vướng mức của học sinh trong quá trình thực hiện
Hoạt động 5. Vận dụng/ Bài tập về nhà 
1. Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học vào một vấn đề cụ thể của thực tiễn về 
2. Nội dung:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng
- Trường hợp học sinh không tìm được vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng, giáo viên có thể yêu cầu 
(nhiệm vụ yêu cầu: tìm hiểu về GDP/ người và chỉ số HDI của địa phương)
3. Đánh giá: Giáo viên khuyến khích, động viên các học sinh làm bài và nhận xét sản phẩm của học sinh
Phụ lục 
1. Phân chia các nhóm nước dựa vào các tiêu chí
Tiêu chí
Phát triển
Đang phát triển
GDP/ người (theo liên hiệp quốc- UN)
Có GDP/ người cao > 10000 USD
Có GDP/ người thuộc
+ nhóm trung bình 736- 10000 USD
+ nhóm thấp: 0,8
HDI thuộc nhóm 
+ trung bình: 0,5- 0,8
+ thấp: 71,4 tuổi
< 71,4 tuổi
FDI
Cao 
Thấp
Nợ nước ngoài
Thấp
Cao 
2. Một số khái niệm/ thuật ngữ
- HDI: Chỉ số phát triển con người HDI (Human Development Index) là tổng hợp ba chỉ tiêu: thu nhập bình quân đầu người, tuổi thọ trung bình và trình độ văn hóa.
- GDP: tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
Các chỉ số của Việt Nam
- GDP khoảng 4.159 USD/lao động
- Chỉ số Phát triển con người HDI tổng quát của Việt Nam tăng 1% lên 0,683 ( thứ 6 ĐNA)
- Tuổi thọ trung bình tăng nhanh, đạt 73,4 tuổi năm 2016,
Tuần: 
Tiết:
Bài 2: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hóa và hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế
- Trình bày được biểu hiện của khu vực hóa kinh tế và hệ quả của khu vực hóa kinh tế
2. Kĩ năng:
- Phân tích số liệu, tư liệu để nhận biết quy mô, vai trò quốc tế của các liên kết kinh tế khu vực: số lượng các nước thành viên, số dân, GDP.
- Sử dụng bản đồ Thế giới để nhận biết phạm vi của các liên kết kinh tế khu vực: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Hiệp ước tự do Bắc Mĩ (NAFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Liên minh châu Âu (EU), Thị trường chung Nam Mĩ (MERCOUR).
3. Thái độ:
Nhận thức được sự tác động của toàn cầu hóa đến nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam
4. Định hướng các năng lực được hình thành:
- Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực ứng dụng CNTT.
- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng các số liệu thống kê; sử dụng lược đồ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đối với giáo viên:
- Hình ảnh một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực
- Máy chiếu và các phương tiện khác 
- Bản đồ thế giới
2. Đối với học sinh:
Thực hiện các công việc đã được giao
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Trình bày những điểm tương phản về trình độ phát triển kinh tế- xã hội của các nhóm nước phát triển và đang phát triển
3. Các hoạt động học tập:
A. Đặt vấn đề/ Khởi động/ Tình huống xuất phát
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Gv yêu cầu HS thảo luận và trả lời các câu hỏi:
- Em biết gì về chính sách bế quan tỏa cảng? Tác động của chính sách này tới kinht ế Việt Nam thời bấy giờ?
- Hiện nay, chính sách kinh tế của Việt Nam đã thay đổi như thế nào? Tại sao lại có sự thay đổi như vậy?
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ và ghi ra giấy nháp để chuẩn bị báo cáo
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
GV gọi 01 HS báo cáo, các HS khác bổ sung thêm
Bước 4: Đánh giá
GV nhận xét và đánh giá phần trả lời của HS GV dẫn dắt vào vấn đề toàn cầu hóa
B. Hình thành kiến thức/ kĩ năng mới
Hoạt động 1. Tìm hiểu về xu hướng toàn cầu hóa
1. Mục tiêu:
Biết được các biểu hiện của toàn cầu hóa
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
Phương pháp thảo luận nhóm; 
3. Phương tiện: 
4. Tiến trình hoạt động:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV nêu nguyên nhân của toàn cầu hóa
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm 
Nhiệm vụ: Hãy nêu các ví dụ để thấy rõ các biểu hiện của toàn cầu hóa, liên hệ với Việt Nam. 
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS trong nhóm trao đổi để trả lời câu hỏi. 
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
Đại diện các nhóm trình bày trước lớp
Bước 4: Đánh giá
Gv nhận xét phần trình bày của các nhóm và kết luận từng biểu hiện của toàn cầu hóa
Nội dung chính
I. Xu hướng toàn cầu hóa.
 Là quá trình liên kết các quốc gia về kinh tế, văn hóa, khoa học, Trong đó toàn cầu hoá kinh tế có tác động mạnh mẽ nhất đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội thế  giới.
1. Toàn cầu hóa về kinh tế
a. Thương mại phát triển:
b. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh:
c. Thị trường tài chính mở rộng:
d. Các cô ... ệ với Việt Nam.
Câu 2: Giải thích vì sao chăn nuôi chưa trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp của các nước khu vực ĐNÁ.
3. Đánh giá: Giáo viên khuyến khích, động viên các học sinh làm bài và tiết sau nhận xét.
BÀI 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu được mục tiêu; cơ chế hoạt động, một số hợp tác cụ thể trong kinh tế, văn hoá của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và thành tựu, thách thức của các nước thành viên. 
- Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn của Việt Nam trong quá trình hội nhập.
2. Kĩ năng:
- Đọc, nhận xét sơ đồ về cơ chế hợp tác của ASEAN
3. Thái độ:
- Tinh thần đoàn kết, hợp tác với các nước trong khu vực.
- Có ý thức tự học, tự nâng cao kiến thức để góp phần xây dựng đất nước tránh để tụt hậu so với các nước.
4. Định hướng các năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng sơ đồ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đối với giáo viên:
- Phiếu học tập. 
- Các tư liệu, tài liệu, tranh ảnh về ASEAN.
- Bản đồ các nước Đông Nam Á.
- Máy chiếu.
2. Đối với học sinh:
Thực hiện các dự án đã được phân công và chuẩn bị báo cáo
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Các hoạt động học tập:
A. Đặt vấn đề/ Khởi động/ Tình huống xuất phát (5p)
1. Mục tiêu:
- Huy động kiến thức về các tổ chức liên kết kinh tế khu vực HS đã học ở học kỳ 1.
- Tạo hứng thú học tập thông qua trò chơi.
- Liên kết với bài mới
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
Thảo luận nhóm - Tổ chức trò chơi.
3. Phương tiện:
- Máy chiếu.
- Một số hình ảnh về Trung Quốc.
4. Tiến trình hoạt động:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”.
- GV chia lớp thành 2 đội và giao nhiệm vụ: Dựa vào kiến thức đã học, hãy kể tên các tổ chức liên kết kinh tế khu vực mà e biết.
+ Trong cùng thời gian 2 phút, HS của 2 đội lần lượt thay phiên nhau lên bảng ghi kết quả (mỗi HS chỉ được ghi một tổ chức).
+ Kết quả: Đội nào kể được nhiều tên tổ chức liên kết kinh tế khu vực đúng là thắng cuộc.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
Bước 4: Đánh giá
GV sử dụng nội dung trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề và dẫn dắt vào nội dung bài học.
B. Hình thành kiến thức/ kĩ năng mới
Hoạt động 1. Tìm hiểu mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN (12p)
1. Mục tiêu:
- Hiểu được mục tiêu của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN); cơ chế hoạt động, một số hợp tác cụ thể trong kinh tế, văn hoá.
- Đọc, nhận xét sơ đồ về mục tiêu, cơ chế hợp tác của ASEAN.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
- Sử dụng bản đồ (nếu có)/sơ đồ.
- Đàm thoại gợi mở.
- Kĩ thuật dạy học cá nhân/toàn lớp/cặp đôi.
3. Phương tiện:
- Máy chiếu
- Bản đồ các nước Đông Nam Á.
4. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
* Tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển: Bước 1: Giao nhiệm vụ: 
Dựa vào bản đồ các nước Đông Nam Á (nếu có), nội dung SGK trang 106 và hiểu biết của bản thân trả lời các câu hỏi sau:
+ Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ra đời vào năm nào, khi đó có bao nhiêu thành viên; quá trình phát triển ra sao, hiện nay có bao nhiêu thành viên?
+ Việt Nam ra nhập ASEAN từ năm nào?
+ Khu vực Đông Nam Á còn quốc gia nào chưa tham gia ASEAN ?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân dựa vào sgk 
Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS.
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
GV mời 01 HS báo cáo, các HS khác trao đổi và bổ sung thêm
Bước 4: Đánh giá: GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của HS và chốt kiến thức.
* Tìm hiểu các mục tiêu chính của ASEAN: 
Bước 1: Giao nhiệm vụ: 
+ Các mục tiêu chính của ASEAN là gì?
+ “Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định, cùng phát triển” có phải là mục tiêu chính không, tại sao mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến hoà bình, ổn định?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân dựa vào sgk 
Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS.
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
GV mời 01 HS báo cáo, các HS khác trao đổi và bổ sung thêm
Bước 4: Đánh giá: GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của HS và chốt kiến thức.
* Tìm hiểu cơ chế hợp tác của ASEAN: 
Bước 1: Giao nhiệm vụ: 
GV yêu cầu HS nghiên cứu sơ đồ về cơ chế hợp tác của ASEAN hãy nêu cơ chế hợp tác của ASEAN và cho các ví dụ cụ thể.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân dựa vào sgk 
Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS.
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
GV mời 01 HS báo cáo, các HS khác trao đổi và bổ sung thêm
Bước 4: Đánh giá: GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của HS và chốt kiến thức.

I. MỤC TIÊU VÀ CƠ CHẾ HỢP TÁC CỦA ASEAN 
1. Lịch sử hình thành và phát triển
a) Lịch sử hình thành
- Ra đời năm 1967, gồm 5 nước Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin và Xin-ga-po là thành viên sáng lập.
b) Sự phát triển
- Số lượng thành viên ngày càng tăng (đến nay đã có 10 quốc gia thành viên).
- Quốc gia chưa tham gia ASEAN là Đông-ti-mo.
- Phát triển về chiều sâu hợp tác.
2. Các mục tiêu chính của ASEAN 
+ Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước thành viên.
+ Xây dựng khu vực có nền hoà bình, ổn định.
+ Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ và bất đồng, khác biệt giữa nội bộ với bên ngoài.
Þ “Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định, cùng phát triển”
3. Cơ chế hợp tác của ASEAN 
- Thông qua các hội nghị, các diễn đàn, các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, thể thao...
- Thông qua kí kết các hiệp ước.
- Thông qua các dự án, chương trình phát triển.
- Xây dựng khu vực thương mại tự do
Þ Thực hiện cơ chế hợp tác sẽ bảo đảm cho ASEAN đạt được các mục tiêu chung của ASEAN.

Hoạt động 2. Tìm hiểu thành tựu và thách thức của ASEAN (17p)
1. Mục tiêu:
Hiểu được thành tựu và thách thức của các nước thành viên ASEAN.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
Đặt vấn đề, hoạt động nhóm.
3. Phương tiện:
- Máy chiếu
- Phiếu học tập.
4. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận trong thời gian 5’:
+ Nhóm 1. Tìm hiểu về thành tựu ASEAN đã đạt được.
+ Nhóm 2. Tìm hiểu các thách thức của ASEAN trên chặng đường phát triển tiếp theo.
Bước 2:HS thực hiện nhiệm vụ
 Các nhóm thảo luận điền thông tin vào bảng. GV hướng dẫn hs làm việc.
Bước 3: Trao đổi, thảo luận và báo cáo kết quả
Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm bổ sung.
 Bước 4: Đánh giá:
GV nhận xét, phân tích rõ hơn chiến lược phát triển công nghiệp và kết luận.

II. THÀNH TỰU VÀ THÁCH THỨC ASEAN 
(Phiếu phản hồi – phụ lục)

Hoạt động 3: Tìm hiểu Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN (8p)
1. Mục tiêu:
- Hiểu được sự hợp tác đa dạng của Việt Nam với các nước trong ASEAN.
- Liên hệ kiến thức thực tiễn.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
- Phát vấn/ thuyết trình tích cực.
- Kĩ thuật dạy học toàn lớp.
3. Phương tiện:
Tranh ảnh.
4. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Bước 1:Giao nhiệm vụ cho hs:
Dựa vào nội dung SGK, tranh ảnh và hiểu biết của bản thân trả lời các câu hỏi sau:
+ Hãy nêu ví dụ cho thấy Việt Nam đã tham gia tích cực vào hoạt dộng của ASEAN trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội? 
+ Các cơ hội và thách thức nào khi Việt Nam gia nhập vào ASEAN?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc với sgk và BSL 10.4, gv hướng dẫn thêm.
Bước 3:Trao đổi, thảo luận và báo cáo kết quả
 Một HS trình bày, các HS khác nhận xét và bổ sung 
Bước 4: Đánh giá
GV nhận xét và kết luận.

III. VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP ASEAN 
1. Tham gia của Việt Nam
- Về kinh tế, giao dịch thương mại của Việt nam trong khối đạt 30%.
- Tham gia hầu hết các hoạt động về chính trị, văn hoá, giáo dục, xã hội, thể thao...
- Vị trí của việt Nam ngày càng được nâng cao.
2. Cơ hội và thách thức
- Cơ hội:
+ Thị trường rộng lớn.
+ Tiếp thu tiến bộ KH – KT,...
- Thách thức:
+ Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế.
+ Sự cạnh tranh ngày càng nhiều,...

Hoạt động 4. Luyện tập/ Củng cố (2p)
1. Mục tiêu: Nhằm củng cố lại kiến thức đã học/ rèn luyện kĩ năng bài học/ góp phần hình thành năng lực 
2. Phương thức: hoạt động cá nhân
3. Tổ chức hoạt động: 
Bước 1: Giao nhiệm vụ 
Câu 1. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ra đời vào năm
A. 1957	B. 1967	C. 1995	D. 1997
Câu 2. Quốc gia duy nhất hiện nay ở khu vực Đông Nam Á chưa gia nhập vào ASEAN là
A. Bru-nây	B. Philippin	C. Lào	D. Đông-ti-mo
Câu 3. Phát biểu nào sau đây không đúng khi đề cập về những thách thức đối với ASEAN?
A. Trình độ phát triển chênh lệch.	B. Việc tăng số lượng thành viên.
C. Vẫn còn tình trạng đói nghèo.	D. Bảo vệ môi trường chưa hợp lí.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp. 
Bước 3: Kiểm tra, đánh giá
 GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS. Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc của HS trong quá trình thực hiện.
Hoạt động 5. Vận dụng/ Bài tập về nhà (1p)
1. Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học vào một vấn đề cụ thể của thực tiễn về 
2. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng. 
- Trường hợp HS không tìm được vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng, GV có thể yêu cầu...
(Phân tích nhận định: “Trình độ phát triển còn chênh lệch giữa các quốc gia trong ASEAN là một trở ngại đáng kể trong việc hội nhập vì mục tiêu chung là Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định, cùng phát triển”. )
3. Đánh giá: Giáo viên khuyến khích, động viên các học sinh làm bài và nhận xét sản phẩm của học sinh
PHỤ LỤC
Phiếu học tập
Lĩnh vực
Thành tựu
Thách thức
Giải pháp
Kinh tế



Xã hội



An ninh – chính trị




Phiếu phản hồi
Lĩnh vực
Thành tựu
Thách thức
Giải pháp
Kinh tế
- Có 10/11 trongkhu vực là thành viên của ASEAN.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khối khá cao.
- Cán cân xuất nhập khẩu toàn khối dương.
- Tăng trưởng kinh tế không đều và chưa vững chắc.
- Trình độ phát triển chênh lệch à một số nước có nguy cơ tụt hậu.
- Tăng cường các dự án, chương trình phát triển cho các nước có tốc độ phát triển kinh tế chậm hơn.
Xã hội
Đời sống nhân dân đã được cải thiện.
Còn một bộ phận dân chúng có mức sống thấp, còn tình trạng đói nghèo, thất nhiệp,...
- Chính sách riêng ở mỗi quốc gia thành viên để xoá đói, giảm nghèo. 
An ninh – chính trị
Tạo dựng được môi trường hoà bình, ổn định trong khu vực.
Không còn chiến tranh, nhưng vẫn còn tình trạng bạo loạn, khủng bố ở một số quốc gia, gây mất ổn định cục bộ.

- Tăng cường hợp tác về chống bạo loạn, khủng bố.
- Nguyên tắc hợp tác nhưng không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
- Giải quyết tận gốc vấn đề bất bình đẳng xã hội và nâng cao đời sống nhân dân.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dia_li_lop_11_chuong_trinh_ca_nam.doc