Giáo án lớp 2 - Tuần 22

Giáo án lớp 2 - Tuần 22

 Tập đọc

 MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN.

A/ MỤC TIÊU :

I/ Đọc :

- Đọc lưu loát được cả bài.

- Đọc đúng các từ ngữ khó: cuống quýt, nghỉ kế, buồn bả, quẳng, thình lình, vùng chạy .

- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Biết thể hiện tình cảm các nhân vật qua lời đọc.

II/ Hiểu :

- Hiểu nghĩa các từ :ngắm, cuống quýt, đắn đo, thình lình, coi thường, trốn đằng trời, buồn bả, quý trọng .

- Hiểu nội dung bài: Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, nhanh nhẹn của Gà Rừng. Đồng thời khuyên chúng ta phải biết khiêm tốn, không nên kiêu căng, coi thường người khác.

 

doc 23 trang Người đăng ngohau89 Lượt xem 1092Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 2 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	TUẦN 22
	Thứ 2	Ngày soạn: 05/02/2009
	Ngày dạy: 09/02/2009
 Tập đọc
 MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN.
A/ MỤC TIÊU :
I/ Đọc :
Đọc lưu loát được cả bài.
Đọc đúng các từ ngữ khó: cuống quýt, nghỉ kế, buồn bả, quẳng, thình lình, vùng chạy .
Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Biết thể hiện tình cảm các nhân vật qua lời đọc.
II/ Hiểu :
Hiểu nghĩa các từ :ngắm, cuống quýt, đắn đo, thình lình, coi thường, trốn đằng trời, buồn bả, quý trọng .
Hiểu nội dung bài: Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, nhanh nhẹn của Gà Rừng. Đồng thời khuyên chúng ta phải biết khiêm tốn, không nên kiêu căng, coi thường người khác.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Tranh minh họa bài tập đọc.
Bảng phụ ghi sẵn các nội dung luyện đọc.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Tiết 1 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ 5 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài: Vè chim
+ Nhận xét ghi điểm
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
 1/ G thiệu : GV giới thiệu gián tiếp qua tranh minh họa và ghi bảng.
 2/ Luyện đọc:
a/ Đọc mẫu
+ GV đọc mẫu lần 1, tóm tắt nội dung bài.
b/ Luyện phát âm
+ Yêu cầu HS đọc các từ cần chú ư phát âm trên bảng phụ.
+ Yêu cầu đọc từng câu.
c/ Luyện đọc đoạn
+ GV treo bảng phụ hướng dẫn .
+ Bài tập đọc có thể chia thành mấy đoạn? Các đoạn được phân chia như thế nào?
+ Yêu cầu HS đọc, tìm cách ngắt các câu khó, câu dài
+ Giải nghĩa các từ mới cho HS hiểu: như phần mục tiêu.
d/ Đọc theo đoạn, bài
+ Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp
+ Chia nhóm và yêu cầu luyện đọc trong nhóm
e/ Thi đọc giữa các nhóm
+ Tổ chức thi đọc cá nhân, đọc đồng thanh
g/ Đọc đồng thanh
+ HS 1: câu hỏi 1
+ HS 2: câu hỏi cuối bài.
+ HS 3: nêu ư nghĩa bài tập đọc
Nhắc lại tựa bài
+ 1 HS đọc lại, cả lớp đọc thầm theo.
+ Đọc các từ trên bảng phụ như phần mục tiêu, đọc cá nhân sau đó đọc đồng thanh
+ Nối tiếp nhau đọc tưng câu theo bàn, mỗi HS đọc 1 câu.
+ Tìm cách đọc và luyện đọc các câu:
+ Bài tập đọc chia làm 4 đoạn:
Đoạn 1: Gà Rừng . . . mình thì có hàng trăm.
Đoạn 2: Một buổi sáng . . . trí khôn nào cả.
Đoạn 3: Đắn đo một lúc . . . biên vào rừng.
Đoạn 4: Đoạn còn lại
- Gà Rừng . . . thân/ nhưng Chồn . . . coi thường bạn.//
- Cậu có trăm trí khôn,/ nghỉ kế gì đi.// 
Lúc này/ trong đầu mình chẳng còn một trí khôn nào cả.// 
+ Nối tiếp nhau đọc đoạn cho đến hết bài.
+ Luyện đọc trong nhóm.
+ Từng HS thực hành đọc trong nhóm.
+ Lần lượt từng nhóm đọc thi và nhận xét
Cả lớp đọc đồng thanh.
* GV chuyển ý để vào tiết 2.
Tiết 2
3/ Tìm hiểu bài :
* GV đọc lại bài lần 2 * 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
+ “ngầm; cuống quýt”có nghĩa là gì ?
+ “trốn đằng trời” có nghĩa là thế nào?
+ Tìm những từ nói lên thái độ của Chồn đối với gà rừng ?
+ Khi gặp nạn, Chồn xử lí như thế nào ?
+ Giải thích từ: đắn đo, thình lình
+ Gà Rừng đă nghĩ ra cách nào để cả hai cùng thoát nạn?
+ Gà rừng có những phẩm chất tốt nào?
+ Sau lần thoát nạn, thái độ của Chồn đối với Gà Rừng thế nào?
+ Câu văn nào cho thấy được điều đó?
+ Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
+ Cho hoạt động nhóm chọn tên khác cho truyện và giải thích?
6/ Luyện đọc lại bài
+ Tổ chức cho HS thi đọc truyện theo vai .
+ Nhận xét ,tuyên dương các nhóm đọc bài tốt.
+ Nghĩa là kín đáo, không lộ ra ngoài. cuống quýt là vội đến mức rối lên.
+ Là không còn lối để chạy trốn.
+ Chồn vẫn ngầm coi thường bạn. Ít thế sao, mình thì có hàng trăm.
+ Chồn lúng túng sợ hăi nên không còn một trí khôn nào trong đầu.
+ Đắn đo: là cân nhắc xem có lợi hay hại.
 Thình lình: là bất ngờ.
+ Gà nghĩ giả vờ chết để lừa người thợ săn. Khi người thợ quẳng nó . . . trốn thoát 
+ Rất thông minh, dũng cảm, biết liều ḿnh v́ bạn bè.
+ Chồn trở nên khiêm tốn hơn.
+ Chồn bảo Gà Rừng . . .của ḿnh.
+ Hăy bình tĩnh trong khi gặp hoạn nạn.
+ Hoạt động 4 nhóm, đại diện các nhóm nêu và nhận xét
+ Luyện đọc cả bài và đọc thi đua giữa các nhóm
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Gọi 1 HS đọc bài. Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
Dặn về luyện đọc và chuẩn bị tiết sau. GV nhận xét tiết học.
=======================================
Tiết 3 Toán
LUYỆN TẬP.
A/ MỤC TIÊU 
Giúp HS:
Học thuộc lòng bảng chia 2 .
Thực hành ,áp dụng bảng chia 2 để giải các bài tập có liên quan .
Củng cố biểu tượng về một phần hai .
B/ Đ Ồ DÙNG DẠY –HỌC 
Bảng phụ ghi sẵn bài tập 4, 5 .
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động dạy
Hoạt đông học
I/ KTBC:
+ Gọi 2 HS lên bảng khoanh vào những hình vẽ sẵn để được biểu tượng .
+ Nhận xét cho điểm .
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI:
 1/ Giới thiệu bài : Ghi tựa 
 2/ luyện tập – thực hành:
Bài 1: 
+ HS tự làm vào vở ,sau đó gọi 3 HS lên bảng mỗi em một cột . Gọi 1 HS đọc bảng chia 2 .
+ Nhận xét và ghi điểm
+ 2 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm ở bảng con theo hiểu biết của mình .
+ Nhắc lại tựa bài
+ 3 HS lên bảng , cả lớp làm vào vở .
+ Nhận xét.
Bài 2: 
+ Yêu cầu HS nêu đề bài 
+ Yêu cầu HS làm bảng con , một lần một cột 
+ Nhận xét
+ Đọc đề.
+ 4 HS lên bảng, mỗi HS làm 1 phép tính nhân và 1 phép tính chia theo đúng cặp. Cả lớp làm vào vở
Bài 3:
+ Gọi 1 HS đoc đề
+ Có tất cả bao nhiêu lá cờ?
+ Chia đều cho 2 tổ nghĩa là chia ntn?
+ Yêu cầu suy nghĩ và làm bài.
Tóm tắt:
2 tổ : 18 lá cờ
1 tổ : . . . lá cờ?
Bài 4:
+ Gọi HS đọc đề bài
+ Yêu cầu tự tóm tắt và giải bài toán. Gọi 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở
Tóm tắt:
2 bạn : 1 hàng
20 bạn : . . . hàng?
+ Nhận xét sửa chữa
Bài 5:
+ Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và cho biết hình nào có ½ số chim đang bay.
+ Vì sao em biết hình a có một phần hai số con chim đang bay?
+ Đặt câu hỏi tương tự với hình c
+ Nhận xét
+ Đọc đề bài.
+ 18 lá cờ.
+ Nghĩa là chia thành 2 phần bằng nhau
+ 1 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở
Bài giải:
Số lá cờ mỗi tổ nhận được là:
18 : 2 = 9 ( lá cờ)
Đáp số : 9 lá cờ
+ Đọc đề
+ 1 HS lên bảng làm ở bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
Bài giải:
Số hàng 20 bạn xếp được là:
20 : 2 = 10 (hàng)
Đáp số : 10 hàng
+ Quan sát và trả lời: Hình a, c có một phần hai số con chim đang bay.
+ Vì hình a, tổng số chim được chia thành 2 phần bằng nhau.
+ Nhận xét
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
Dặn HS về học bài . Cho vài HS đọc lại bảng chia 2.
Về làm các bài tập trong VBT và chuẩn bị cho tiết sau.
GV nhận xét tiết học.
************************************************
	Thứ 3	Ngày soạn: 06/02/2009
	Ngày dạy: 10/02/2009
 Tiết 1 Toán
 SỐ BỊ CHIA - SỐ CHIA - THƯƠNG.
A/ MỤC TIÊU 
Giúp HS:
Nhận biết được tên gọi các thành phần và kết quả trong phép chia.
Củng cố kĩ năng thực hành chia trong bảng chia 2.
B/ Đ Ồ DÙNG DẠY –HỌC 
Các thẻ từ ghi sẵn như nội dung bài học trong SGK .
Số bị chia
Số chia
Thương
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động dạy
Hoạt đông học
I/ KTBC:
+ Gọi 2 HS lên bảng làm bài kiểm tra
 2 x 3 . . . 2 x 5
 10 : 2 . . . 2 x 4
 12 . . . 20 : 2
+ Nhận xét đánh giá bài kiểm tra .
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI:
 1/ Giới thiệu bài : Ghi tựa 
 2/ Giới thiệu Số bị chia, số chia, thương : 
+ Viết lên bảng phép tính 6 : 2 và yêu cầu HS nêu kết quả
+ Giới thiệu: Trong phép chia 6 : 2 = 3 thì : 
 6 là số bị chia, 2 là số chia, 3 là thương
- Vừa giảng vừa gắn thẻ từ lên bảng.
6 gọi là gì trong phép chia 6 : 2 = 3?
2 gọi là gì trong phép chia 6 : 2 = 3?
3 gọi là gì trong phép chia 6 : 2 = 3?
- Số bị chia là số ntn trong phép chia?
- Số chia là số ntn trong phép chia?
- Thương là gì?
+ Yêu cầu HS gọi tên các thành phần trong phép chia của một số phép chia khác
 3/ luyện tập – thực hành:
Bài 1: 
+ Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
+ Yêu cầu HS đọc kĩ bài toán
+ Viết lên bảng 8 : 2 và hỏi: 8 : 2 được mấy? 
+ Hãy nêu tên gọi các thành phần và kết quả của phép chia trên.
+ Yêu cầu HS làm bài
+ Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng .
+ Nhận xét và ghi điểm cho HS.
Bài 2:
+ 2 HS lên bảng thực hiện
 2 x 3 < 2 x 5
 10 : 2 < 2 x 4
 12 > 20 : 2
Nhắc lại tựa bài
+ Theo dõi và nêu: 6 chia 2 bằng 3
+ Theo dõi và nhắc lại 
6 gọi là số bị chia
2 gọi là số chia.
3 là thương.
Là số được chia thành các phần bằng nhau.
Là số các thành phần bằng nhau được chia ra từ số bị chia.
Là kết quả trong phép chia
+ Một số HS nêu và nhận xét.
+ Nhiều HS đọc lại
+ Đọc kĩ đề và tìm hiểu yêu cầu.
+ 8 chia 2 được 4.
+ Trong phép chia 8 : 2 = 4 thì 8 gọi là số bị chia, 2 là số chia, 4 là thương.
+ Làm bài vào vở, 1 HS lên bảng.
+ Nhận xét bài bạn.
+ Yêu cầu HS nêu đề bài 
+ Gọi 1 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở
+ Nhận xét bài làm trên bảng và GV đúc kết
+ Chấm điểm và sửa chữa
+ Đọc đề.
+ Làm bài.
+ Nhận xét.
Bài 3:
+ Yêu cầu HS nêu đề bài.
+ Treo bảng phụ có sẵn nội dung bài tập, yêu cầu HS đọc phép nhân đầu tiên.
+ Dựa vào phép nhân, hãy suy nghĩ và lập thành các phép chia.
+ Yêu cầu cả lớp đọc 2 phép chia vừa lập được sau đó viết vào cột phép chia trong bảng
+ Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại
+ Chữa bài, nhận xét ghi điểm.
+ Viết phép chia và số thích hợp vào ô trống.
+ Đọc phép nhân: 2 x 4 = 8
+ Lập các phép chia 8 : 2 = 4 ; 8 : 4 = 2
+ Đọc bài làm, viết vào cột phép chia.
+ 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở.
+ Nhận xét bài trên bảng
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Đọc lại các phép tính chia trong bài, nêu tên gọi các thành phần của từng phép chia.
Dặn HS về học bài . 
Về làm các bài tập trong VBT và chuẩn bị cho tiết sau.
GV nhận xét tiết học.
===================================
Tiết 2 Chính tả
MỘT TRĂM TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN.
A/ MỤC TIÊU:
Nghe và viết đúng lại đoạn: Một buổi sáng . . . lấy gậy thọc vào hang.
Củng cố quy tắc chính tả phân biệt: r/d/gi ; dấu hỏi/dấu ngă
Luyện thao tác t́m từ dựa vào nghĩa.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Bảng phụ ghi các quy tắc chính tả.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ Yêu cầu 2 HS lên bảng, cả lớp viết ở bảng con các từ sau: 
+ Nhận xét.
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI:
 1/ G thiệu: GV giới thiệu và ghi bảng
 2/ Hướng dẫn viết chính tả
a/ Ghi nhớ nội dung đoạn viết
+ GV đọc mẫu.
+ Đoạn văn có mấy nhân vật? Là những nhân vật nào ?
+ Đoạn trích nói về nội dung gì?
b/ Hướng dẫn nhận xét trình bày
+ Đoạn văn có mấy câu ?
+ Trong đoạn văn những chữ nào cần phải viết hoa? Vì sao? 
+ Tìm câu nói của bác thọ săn?
+ Câu nói ấy được đặt trong dấu gì?
c/ Hướng dẫn viết từ khó
+Yêu cầu HS đọc các từ khó.
+ Yêu cầu viết các từ khó
d/ Viết chính tả
+ GV đọc thong thả, mỗi cụm từ đọc 3 lần cho HS viết.
+ Đọc lại cho HS soát lỗi.
+ Thu vở chấm điểm và nhận xét
 3/ Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: trò chơi
+ Chia thành 2 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 lá cờ, khi GV đọc nhóm nào phất cờ thì được trả lời, mỗi câu trả lời đúng ghi được 10 điểm, sai thì trừ 5 điểm
- Kêu lên vì vui sướng.
- Tương tự
+ Tổng kết trò chơi.
Bài 3:
+ Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
+ Treo bảng phụ và yêu cầu HS làm bài
+ Gọi nhận xét sửa chữa .
+ Viết: con cuốc, chuộc lỗi, con chuột, tuột tay, con bạch tuộc.
Nhắc lại tựa bài.
+ 3 HS đọc lại, cả lớp theo dơi.
+ Có 3 nhân vật: Gà Rừng, Chồn, bác thọ săn.
+ Gà và Chồn đang vui chơi và gặp bác thợ săn. Chúng sợ hăi trốn vào hang. Bác thợ săn thích chí và tìm các ...  ai với ai?
+ Cuốc hỏi Cò điều gì?
+ Cò trả lời Cuốc như thế nào?
b/ Hướng dẫn cách trình bày
+ Đoạn văn có mấy câu?
+ Đọc các câu nói của Cò và Cuốc.
+ Trong bài thơ sử dụng những dấu câu nào?
+ Cuối câu nói của Cò và Cuốc được đặt dấu câu gì?
+ Những chữ nào được viết hoa?
c/ Hướng dẫn viết từ khó
+ Cho HS đọc các từ khó.
+ Yêu cầu HS viết các từ khó
+ Theo dõi, nhận xét và chỉnh sữa lỗi sai.
d/ GV đọc cho HS viết bài, sau đó đọc cho HS soát lỗi.
 GV thu vở chấm điểm và nhận xét
 3/ Hướng dẫn làm bài tập
 Bài 1:
+ Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
+ Chia HS thành nhiều nhóm, 4 HS 1 nhóm. GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy và bút dạ, yêu cầu các nhóm thảo luận và ghi vào giấy.
+ Gọi HS nhận xét từng nhóm trên bảng.
+ Nhận xét chung
+ Cho HS đọc lại các từ
Bài 3:
+ Gọi 1 HS đọc yêu cầu của đề.
+ Chia lớp thành 2 nhóm và nêu từng yêu cầu
+ Nhóm nào nói đúng 1 tiếng đạt 1 điểm.
+ Tổng kết đánh giá
Cả lớp viết ở bảng con.
+ Viết các từ: giă gạo, ngă ngửa, bé nhỏ, ngõ xóm..
Nhắc lại tựa bài.
2 HS đọc to, cả lớp đọc thầm theo.
+ Là lời trò chuyện giữa Cò và Cuốc.
+ Cuốc hỏi: “Chị bắt tép . . .sao”?
+ Cò trả lời:“Khi làm việc, ngại gì bẩn hở chị”
+ Đoạn văn có 5 câu.
+ 1 HS đọc bài.
+ Dấu hai chấm, xuống ḍng, gạch đầu dòng.
+ Dấu hỏi
+ Các chữ: Cò, Cuốc, Chị, Khi.
+ Đọc và viết các từ : ruộng, hỏi, vất vả, bắn bẩn, áo trắng.
Viết bài vào vở, sau đó soát bài và nộp bài.
+ Đọc yêu cầu:
+ Các nhóm thảo luận và làm bài sau đó đại diện các nhóm báo cáo.
Đáp án: 
+ riêng: riêng chung, của riêng, . . .
+ giêng: tháng giêng, giêng hai . . .
+ dơi: con dơi; + rơi: đánh rơi, rơi văi, rơi rớt
+ . . . 
+ Đọc lại các từ
+ Đọc đề bài.
+ Thảo luận theo 2 nhóm như yêu cầu của GV.
+ Các nhóm bắt đầu hoạt động, báo cáo và nhận xét
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
Hôm nay, học chính tả bài ǵ?
Dặn về nhà viết lại các lỗi sai và chuẩn bị tiết sau
GV nhận xét tiết học.
=====================================
Tiết 3 Rèn chữ
CHỮ HOA S
I. YÊU CẦU:
- Học sinh viết đúng chữ hoa S và câu ứng dụng.
 - Rèn viết chữ hoa S cho học sinh.
II. LÊN LỚP:
Giáo viên nêu yêu cầu giờ học
Hướng dẫn học sinh viết bài:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
+ Yêu cầu học sinh nhắc lại cách viết chữ hoa S
+ Yêu cầu học sinh nhắc lại cách viết câu ứng dụng.
+ Yêu cầu mở vở tập viết bài 8
+ Hướng dẫn học sinh viết câu ứng dụng
+ Hướng dẫn học sinh viết vào vở 
Giúp đỡ học sinh viết chậm cố gắng.
Chấm bài một số em.
+ 3 Học sinh nhắc lại cách viết
+ 3 Học sinh nhắc lại cách viết
+ Học sinh mở vở và viết
+ Lớp nhận xét cách viết trên bảng
+ Học sinh viết vào vở tập viết.
Củng cố- dặn dò: 
Giáo viên nhận xét giờ học.
Khen ngợi số học sinh cố gắng.
======================================
	Thứ 6	Ngày soạn: 09/02/2009
	Ngày dạy: 13/02/2009
Tiết 1 Toán
LUYỆN TẬP
A/ MỤC TIÊU :
 Giúp HS:.
Học thuộc lòng bảng chia 3.
Áp dụng bảng chia 3 để giải các bài toán có liên quan.
Biết thực hiện các phép tính chia với các số đo đại lượng đã học.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Nội dung một số bài tập trong SGK.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ GV vẽ trước lên bảng một số hình đã học yêu cầu HS nhận biết hình đã được tô màu một phần ba
+ GV nhận xét cho điểm .
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI:
 1/ G thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng
 2/ Hướng dẫn luyện tập 
 Bài:1
+ Yêu cầu HS đọc đề bài. 
+ Yêu cầu HS tự làm bài .
+ Chữa bài nhận xét ghi điểm.
gọi HS đứng tại chỗ đọc thuộc bảng chia 3
+ Cả lớp quan sát hình và giơ tay phát biểu ý kiến.
Nhắc lại tựa bài.
+ Đọc đề.
+ Gọi 1 HS làm ở bảng lớp, cả lớp làm vào vở
+ 3 HS đọc thuộc lòng bảng chia 3.
Bài 2:
+ Gọi HS đọc đề bài
+ Yêu cầu HS tự làm bài.
+ Gọi HS nhận xét bài bạn, kết luận về lời giải đúng
+ Nhận xét cho điểm .
Bài 3 :
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
+ Viết lên bảng 8cm : 2 =
+ Để tìm được kết quả em thực hiện ntn ?
+ Yêu cầu HS tự làm tiếp bài .
+ Chữa bài và ghi điểm.
Bài 4:
+ Gọi 1 HS đọc đề bài.
+ Có tất cả bao nhiêu kilôgam gạo?
+ Chia đều vào 3 túi nghĩa là chia ntn?
+ Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải bài toán
Tóm tắt:
3 túi : 15kg gạo
1 túi : . . . kg gạo?
Bài 5:
+ Gọi 1 HS đọc đề bài.
+ Có tất cả bao nhiêu kilôgam gạo?
+ Chia đều vào 3 can nghĩa là chia ntn?
+ Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải bài toán
Tóm tắt:
1 can : 3 lít
27 lít : . . . can?
+ Đọc đề bài.
+ 4 HS lên bảng, mỗi HS làm 1 phép tính nhân và 1 phép tính chia theo đúng cặp, cả lớp làm vào vở
+ HS nhận xét, chẳng hạn: 3 x 6 = 18
 18 : 3 = 6
+ Tính theo mẫu.
+ Bằng 4cm.
+ Lấy 8 chia 2 bằng 4, viết 4 sau đó viết tên đơn vị .
+ 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở.
+ Nhận xét
+ Đọc đề bài.
+ Có tất cả 15 kg gạo.
+ Nghĩa là chia thành 3 phần bằng nhau, mỗi túi là một phần.
+ 1 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở rồi chữa bài
Bài giải:
Số kilôgam mỗi túi gạo là:
15 : 3 = 5 (kg gạo)
Đáp số: 5 kg gạo
+ Đọc đề bài.
+ Có tất cả 27 lít dầu.
+ Nghĩa là chia thành 3 phần bằng nhau, mỗi can là một phần.
+ 1 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở rồi chữa bài
Bài giải:
Số lít dầu mỗi can đựng là:
27 : 3 = 9 (lít dầu)
Đáp số: 9 lít dầu
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 
Các em vừa học toán bài gì ?
Một số HS đọc lại bảng chia 3 .
GV nhận xét tiết học , tuyên dương .
Dặn về nhà làm các bài trong vở bài tập . Chuẩn bị bài cho tiết sau .
=========================================
Tiết 2 Tập làm văn
ĐÁP LỜI XIN LỖI. TẢ NGẮN VỀ LOÀI CHIM
A/ MỤC TIÊU :
Biết đáp lại các lời xin lỗi trong các tình huống giao tiếp đơn giản.
Bghe và nhận xét được ý kiến của câc bạn trong lớp.
Sắp xếp được các câu đă cho thành một đoạn văn.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Các tình huống viết ra bằng giấy.
Chép sẵn băi tập 3 trên bảng phụ.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ Gọi 2 HS đọc bài tập 3
+ Nhận xét và ghi điểm.
II/ DẠY – HỌC BĂI MỚI :
 1/ G thiệu: GV giới thiệu và ghi bảng
 2/ Hướng dẫn làm bài:
Bài 1:
+ Treo tranh minh hoạ và đặt câu hỏi.
+ Bức tranh minh hoạ điều gì?
+ Khi đánh rơi sách, bạn HS đă nói gì?
+ Lúc đó, bạn có sách bị rơi đă nói ntn?
+ Gọi 2 HS lên bảng đóng vai thể hiện tình huống này.
+ Theo em, bạn có sách bị rơi thể hiện thái độ gì khi nhận lời xin lỗi của bạn mình?
+ Khi đó, ai làm phiền mình và xin lỗi, chúng ta nên bỏ qua và thông cảm với họ.
Bài 2 : 
+ Gọi HS đọc yêu cầu.
+ GV viết sẵn tình huống vào băng giấy. Gọi 1 cặp HS lên thực hành: 1 HS đọc yêu cầu trên băng giấy và 1 HS thực hiện yêu cầu.
+ Gọi HS dưới lớp bổ sung nếu có cách nói khác.
+ Động viên HS tích cực nói.
+ 1 tình huống cho nhiều lượt HS thực hành hoặc GV có thể tìm thêm các tình huống khác.
+ Nhận xét tuyên dương.
Băi 3:
+ Gọi 1 HS đọc yêu cầu..
+ Treo bảng phụ.
+ Đoạn văn tả về loài chim gì?
+ Yêu cầu HS tự làm 
+ Cho HS bài làm của mình.
+ Gọi vài HS đọc bài làm
+ Nhận xét ghi điểm
+ 5 HS đọc đoạn văn viết về loài chim em yêu thích.
+ Nhắc lại tựa bài.
+ Quan sát tranh.
+ Một bạn đánh rơi quyển sách của một bạn ngồi bên cạnh.
+ Bạn nói: Xin lỗi, tớ vô ý quá!
+ Bạn ni: Không sao.
+ 2 HS đóng vai.
+ Bạn rất lịch sự và thông cảm với bạn
+ Đọc đề bài.
+ Tình huống a: 2 HS trao đổi bằng cách hỏi - đáp
+ HS khác bổ sung.
+ Tình huống b; c ; d.
+ Thực hănh nói vă nhận xét
+ 2 HS lần lượt hỏi đáp.
+ Đọc yêu cầu của đề.
+ Đọc thầm trên bảng phụ
+ Chim gáy.
+ Tự làm bài. Sau đó 3 đến 5 HS đọc bài làm của mình sắp xếp theo thứ tự: b – d – a – c 
+ Viết vào vở.
+ Nghe và nhận xét.
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Vừa học xong bài gì?
Dặn về nhà viết đoạn văn vào vở
Dặn HS về chuẩn bị tiết sau. GV nhận xét tiết học.
=======================================
Tiết 3 Kể chuyện
MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN.
A/ MỤC TIÊU : 
Dựa vào gợi ý kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện .
Biết kể với giọng kể tự nhiên, biết kết hợp lời kể với điệu bộ.
Biết đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện.
Biết nghe và nhận xét lời bạn kể.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC: 
Mũ Chồn, Gà, quần áo, súng, gậy của người thợ săn.
Bảng viết sẵn nội dung từng đoạn.
 C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC : 
+ Gọi 2 HS lên bảng kể chuyện tiết học trước.
+ Nhận xét đánh giá và ghi điểm.
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI: 
1) Giới thiệu bài : Yêu cầu HS nhắc tên bài tập đọc, GV ghi tựa .
2) Hướng dẫn kể truyện theo gợi ý:
a/ Đặt tên cho từng đoạn chuyện
+ Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 1.
+ Bài cho ta mẫu như thế nào?
+ Vì sao tác giả lại đặt tên cho đoạn 1 là: Chú Chồn kiêu ngạo?
+ Vậy theo em, tên của từng đoạn truyện phải thể hiện được điều gì?
+ Cho các nhóm thảo luận để đặt tên cho từng đoạn chuyện.
+ Gọi các nhóm báo cáo và nhận xét.
b/ Hướng dẫn kể từng đoạn :
Bước 1: Kể trong nhóm
+ Chia nhóm 4 HS và yêu cầu kể lại nội dung từng đoạn trong nhóm
Bước 2 : Kể trước lớp
+ Gọi mỗi nhóm kể lại từng đoạn, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Đoạn 1:
+ Gà Rừng và Chồn là đôi bạn thân nhưng Chồn có tính xấu gì?
+ Chồn tỏ ý coi thường bạn như thế nào?
Đoạn 2:
+ Chuyện gì đă xảy ra với hai bạn?
+ Người thợ săn đă làm gì?
+ Gà Rừng nói gì với Chồn?
+ Lúc đó Chồn như thế nào?
Đoạn 3:
+ Ga Rừng nói gì với Chồn?
+ Gà đă nghĩ ra mẹo gì?
Đoạn 4:
+ Sau khi thoát nạn, thái độ của Chồn ra sao?
+ Chồn nói gì với Gà Rừng?
* Hướng dẫn kể lại toàn bộ câu chuyện
+ Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS và yêu cầu kể trong nhóm và kể trước lớp
+ Cho 4 HS mặc trang phục và kể lại chuyện theo hình thức phân vai
+ 2 HS kể 
Nhắc lại tựa bài.
+ Đặt tên cho từng đoạn chuyện, mẫu:
Đoạn 1: Chú Chồn kiêu ngạo
Đoạn 2: Trí khôn của Chồn
+ Vì sự kiêu ngạo, hợm hĩnh của Chồn. Nó nói với Gà là nó có một trăm trí khôn
+ Tên của từng đoạn phải phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện.
+ Thảo luận 4 nhóm.
+ Đại diện từng nhóm báo cáo và nhận xét.
+ Mỗi nhóm 4 HS cùng nhau kể lại, mỗi HS kể 1 đoạn
+ Các nhóm tŕnh và nhận xét.
+ Chồn luôn ngầm coi thường bạn.
+ Hỏi Gă: Bạn có bao nhiêu trí khôn thế sao. Mình thì  hàng trăm trí khôn.
+ Đôi bạn gặp một thợ săn, chúng vội nấp vào một cái hang.
+ Reo lên và lấy gậy chọc vào cái hang đó.
+ Cậu có trăm trí khôn, nghĩ kế gì đi.
+ Chồn sợ hăi, buồn bă nên chẳng còn một trí khôn nào trong đầu.
+ Mình sẽ làm như thế, còn cậu cứ như thế.
+ Nó giả vờ chết. Người thợ săn . . . vào rừng.
+ Khiêm tốn.
+ Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của mình .
+ Kể trong nhóm và trước lớp.
+ Thực hành kể theo vai, sau đó nhận xét
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
Câu chuyện khen ngợi nhân vật nào ?
Qua câu chuyện này, em học những gì bổ ích cho bản thân?
Dặn HS về nhă kể lại câu chuyện. GV nhận xét tiết học.
SINH HOẠT LỚP
I. Đánh giá hoạt động tuần qua:
- Các em ngoan, lễ phép.
- Đi học đều, đúng giờ, đảm bảo sĩ số
- Thực hiện tốt các nề nếp của trường, lớp.
- Học tập có nhiều tiến bộ.
II. Kế hoạch hoạt động tuần 23:
Tiếp tục giữ vững tốt các nề nếp.
Tiếp tục rèn đọc, viết, tính toán cho học sinh.
Nhắc nhỡ các em giữ gìn vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch đẹp.
Tiếp tục thi đua giành nhiều hoa điểm tốt để nâng cao chất lượng học kì II 

Tài liệu đính kèm:

  • docGAL2_Tuan_22.doc