Giáo án Lịch sử 11 - Tiết 1 đến tiết 17

Giáo án Lịch sử 11 - Tiết 1 đến tiết 17

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức:

- Biết và hiểu được bối cảnh lịch sử, nội dung của cuộc duy tân Minh Trị. Đây thực chất là một cuộc cách mạng tư sản đưa Nhật Bản thoát khỏi thân phận một nước nô lệ, trở thành một nước đế quốc.

- Hiểu được bản chất của CNĐQ NB cũng giống như các nước ĐQ khác: bành trướng xâm lược thuộc địa.

- Hiểu được khái niệm cải cách.

2. Về tư tưởng:

- Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của những chính sách cải cách đối với sự phát triển của xã hội, đồng thời giải thích được vì sao CNĐQ thường gắn với chiến tranh.

- Có thái độ đồng tình, ủng hộ phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật Bản chống lại ách thống trị của CNĐQ NB.

- Lên án chính sách bành trướng xâm lược của NB.

3. Về kĩ năng:

- Biết phân tích và đánh giá về cuộc duy tân Minh Trị thực chất là một cuộc cách mạng tư sản.

- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt ngôn ngữ, thực hành bộ môn (niên biểu, khai thác kênh hình )

 

doc 72 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 3006Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 11 - Tiết 1 đến tiết 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:.././2016 Ngày dạy:
TIẾT 1 - BÀI 1: NHẬT BẢN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức:
- Biết và hiểu được bối cảnh lịch sử, nội dung của cuộc duy tân Minh Trị. Đây thực chất là một cuộc cách mạng tư sản đưa Nhật Bản thoát khỏi thân phận một nước nô lệ, trở thành một nước đế quốc.
- Hiểu được bản chất của CNĐQ NB cũng giống như các nước ĐQ khác: bành trướng xâm lược thuộc địa.
- Hiểu được khái niệm cải cách.
2. Về tư tưởng: 
- Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của những chính sách cải cách đối với sự phát triển của xã hội, đồng thời giải thích được vì sao CNĐQ thường gắn với chiến tranh.
- Có thái độ đồng tình, ủng hộ phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật Bản chống lại ách thống trị của CNĐQ NB.
- Lên án chính sách bành trướng xâm lược của NB.
3. Về kĩ năng: 
- Biết phân tích và đánh giá về cuộc duy tân Minh Trị thực chất là một cuộc cách mạng tư sản.
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt ngôn ngữ, thực hành bộ môn (niên biểu, khai thác kênh hình)
II.THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
1.GV:- Lược đồ nước Nhật (bản đồ châu á), lược đồ về sự bành trướng của đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
2. HS: SGK, vở ghi..
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1.Ổn định lớp:
Lớp
Ngày kiểm tra
Sĩ số
Tên HS vắng/P, KP
11A1
11A2
11A3
11A4
11A5
11A6
11A7
2. Kiểm tra bài cũ (o').
3. Vào bài mới:
Trong bối cảnh chung của các nước phương Đông vào giữa thế kỉ XIX đứng trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa tư bản thực dân phương Tây nhưng với Nhật Bản lại thoát ra số phận của một nước thuộc địa và phụ thuộc rồi trở thành một đế quốc hùng mạnh ở khu vực Châu á .Vậy xuất phát từ nguyên nhân nào mà Nhật Bản có được điều đó ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 1
4. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Tập thể - cá nhân.
Mục tiêu: tìm hiểu về tình hình NB đầu thế kỉ XIX - trước 1868.
GV: Giới thiệu khái quát về nước Nhật cuối TK XIX và chế độ Mạc Phủ.
- GV yêu cầu HS dùng bút gạch chân những ý chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Nhật Bản nửa đầu TK XIX.
- Hãy cho biết sự đối lập trong nền kinh tế của Nhật Bản? ngành kinh tế nào phát triển hơn?
- Tình cảnh của giai cấp tư sản, nông dân, thị dân?
- Xã hội NB đứng trước nguy cơ gì? Vì sao?
- Yêu cầu đặt ra cho NBản lúc này là gì ? 
Hoạt động 2: Tập thể - cá nhân
Mục tiêu: tìm hiểu nội dung, tính chất, ý nghĩa của cuộc duy tân Minh Trị.
- Thiên Hoàng lên ngôi trong bối cảnh nào?
- Cuộc cải cách tập trung vào những lĩnh vực nào ?Nêu nội dung của từng lĩnh vực.
- GV HD HS chỉ ra tính chất, ý nghĩa của cuộc duy tân Minh Trị ?
Hoạt động 3: Tập thể - cá nhân
Mục tiêu: tìm hiểu những biểu hiện và đặc điểm của CNĐQ Nhật Bản.
- Những biểu hiện nào chứng tỏ Nhật Bản đang dần chuyển sang một nước đế quốc ?
- GV hướng dẫn HS khai thác lược đồ hình 3 SGK.
- Xác định những vùng đất Nhật Bản chiếm đóng từ 1872-1914.
- Để có được những vùng đất này giới cầm quyền NB đã làm gì?
- Kể tên các cuộc chiến tranh NB đã tiến hành?
- Nhận xét về sự giống và khác nhau giữa CNTB NB với CNTB PT?
- Tình cảnh của gccn NB? Hậu quả? Tổ chức nào lãnh đạo nhân dân đấu tranh?
1. Nhật Bản từ đầu thế kỷ XIX đến trước 1868.
- Đến giữa TK XIX chế độ Mạc Phủ ở NBản đứng đầu là tướng quân( SôGun) lâm vào khủng hoảng, suy yếu trầm trọng. Biểu hiện:
- Kinh tế:
+ NN: Lạc hậu, tô thuế nặng nề, mất mùa, đói kém .
+ CN: Kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều, mầm mống ktế tư bản phát triển nhanh chóng nhưng bị phong kiến cản trở.
- Xã hội: vẫn duy trì chế độ đẳng cấp.
- Chính trị: Thiên Hoàng >< Tướng quân Sôgun.
- Các nước đế quốc Âu –Mĩ bắt đầu tấn công Nhật Bản . Trước tiên là Mĩ dùng vũ lực buộc NBản phải “mở cửa”sau đó Anh, Pháp, Nga, Đức cũng ép Nhật kí các hiệp ước bất bình đẳng 
→Trước nguy cơ bị Xâm lược Nhật Bản hoặc duy trì chế độ PK trì trệ, bảo thủ hoặc phải cải cách.
2. Cuộc Duy tân Minh Trị
- Tháng 1.1868 chế độ Mạc phủ bị lật đổ Thiên Hoàng Minh trị lên ngôi tiến hành 1 loạt các cuộc cải cách trên nhiều lĩnh vực.
* Nội dung cuộc cải cách:
- Chính trị: 
+ Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thành lập chế độ mới (TS đóng vai trò quan trọng). Ban hành Hiến pháp mới.
+ Thực hiện quyền bình đẳng ban bố các quyền tự do.
- Kinh tế:
+ Thống nhất tiền tệ, thị trường, chú trọng phát triển công thương nghiệp TBCN...
+ Xóa bỏ độc quyền ruộng đất của phong kiến, cho phép mua bán ruộng đất
- Quân sự: Quân đội được tổ chức theo kiểu phương Tây chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh, chú trọng sản xuất vũ khí, đóng tàu chiến
- Văn hóa – giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng KHKT, tiếp thu trình độ phương Tây. Cử học sinh giỏi đi du học phương Tây
- Tính chất: là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
- Ý nghĩa: 
+ Thủ tiêu chế độ PK thúc đẩy nền kinh tế TBCN phát triển.
+ Làm cho nước Nhật thoát khỏi thân phận một nước thuộc địa, trở thành một nước đế quốc.
3. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
* Kinh tế:Các công ty độc quyền ra đời Mitxui, mitsubisi... Chi phối đời sống kinh tế chính trị của Nhật Bản 
* Chính trị:
- Đối nội: Bóc lột công nhân nặng nề => nhiều cuộc đấu tranh bùng nổ, 1901 Đảng XHDC của công nhân được thành lập
- Đối ngoại:
+ Xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng với các nước phương Tây.
+ Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX Nhật Bản thực hiện chính sách bành trướng xâm lược → Kl: Nhật Bản đã trở thành nước đế quốc.
- Bóc lột nặng nề GCCN trong nước dẫn đến bùng nổ các cuộc chiến tranh. 
5. Củng cố, dặn dò:
- Củng cố: 
+ Những thách thức đặt ra đối với Nhật Bản đầu thế kỉ XIX - trước 1868.
+ Nguyên nhân làm cho Nhật Bản từ một nước PK lạc hậu trở thành một nước đế quốc chủ nghĩa, thoát khỏi thân phận một nước thuộc địa.
+ Trình bày 1 số biểu hiện của CNĐQ Nhật Bản.
- Dặn dò: Học bài cũ, đọc và soạn trước bài Ấn Độ.
+ Thực dân Anh đã xâm lược Ấn Độ như thế nào?
+ Phong trào yêu nước của nhân dân Ấn Độ diễn ra như thế nào?
- Bài tập: Liên hệ tình hình Nhật Bản cuối thế kỷ XIX với tình hình Việt Nam ?
- Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:..
....
6. Phê duyệt của tổ chuyên môn
 Xuân Hòa, Ngày........tháng.......năm 2016.
Ngày soạn: /../2016 Ngày dạy:
TIẾT 2 - BÀI 2: ẤN ĐỘ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức: 
- Hiểu rõ nguyên nhân vì sao nhân dân Ấn Độ đấu tranh, đó là do ách thống trị tàn bạo của thực dân Anh.
- Biết và nhớ được những nét chính trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ.
2. Về tư tưởng: 
- Lên án sự thống trị dã man, tàn bạo của thực dân Anh đối với nhân dân Ấn Độ; đồng tình với tinh thần đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống đế quốc.
3. Về kĩ năng: 
- Biết sử dụng lược đồ để trình bày diễn biến các cuộc đấu tranh tiêu biểu.
- Tái hiện được những nét chính trong phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ.
II.THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
1.GV: - Lược đồ phong trào cách mạng ở Ấn Độ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
 - Tranh ảnh về đất nước Ấn Độ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
2. HS: SGK, vở ghi..
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
Lớp
Ngày kiểm tra
Sĩ số
Tên HS vắng/P, KP
11A1
11A2
11A3
11A4
11A5
11A6
11A7
2. Kiểm tra bài cũ .
- (?): Trình bày nội dung, tính chất, ý nghĩa của cuộc duy tân Minh Trị năm 1868 ?
3. Vào bài mới:
Cuối thế kỷ XIX Nhật Bản nhờ cuộc cải cách Duy tân Minh Trị từ một nước phong kiến lạc hậu trở thành một nước Đế quốc. Các nước Châu Á khác thì sao ? chúng ta tiếp tục nghiên cứu về một nước ở Châu Á: Ấn Độ.
4. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Tập thể - cá nhân. 
Mục tiêu: tìm hiểu chính sách xâm lược, cai trị, bóc lột của TDA đối với nhân dân Ấn Độ.
- TDA đã thực hiện chính sách cai trị và bóc lột nhân dân Ấn Độ như thế nào?
- Những chính sách thống trị của TD Anh dẫn đến hậu quả ntn đối với Ấn Độ ?nêu những mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Ấn Độ?
- Vậy nguyên nhân nào làm bùng nổ phong trào đấu tranh ở Ấn Độ?
Hoạt động 2: Tập thể - cá nhân.
- Mục tiêu: tìm hiểu về Đảng Quốc Ddại và phong trào đấu tranh ở Ấn Độ.
- Đảng Quốc Đại được thành lập và hoạt động như thế nào?
- Đảng do giai cấp nào lãnh đạo? chủ trương của Đảng có thực dân Anh ủng hộ không? Đường lối đấu tranh của Đảng có thỏa mãn nguyện vọng của nhân dân không? Vì sao Đảng bị phân hóa?
- Phong trào đấu tranh 1905 - 1908 có nét gì mới so với trước?
- Yêu cầu HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK để thấy được vai trò và thái độ của Ti-Lắc.
- Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc bãi công ở Bombay?
1. Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỷ XIX.
- Đầu thế kỉ XVII chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu. Đến giữa thế kỷ XIX, TD Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách thống trị Ấn Độ.
- Chính sách cai trị của thực dân Anh 
+ Kinh tế: khai thác, vơ vét tài nguyên thiên nhiên, bóc lột nhân công rẻ mạt → Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Anh 
+ Chính trị - xã hội: Cai trị trực tiếp với những thủ đoạn: chia rẽ tôn giáo, chủng tộc, đẳng cấp.
+Về văn hóa - Giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục ngu dân, khuyến khích tập quán lạc hậu và hủ tục cổ xưa
=> Hậu quả: Kinh tế suy yếu, đời sống nhân dân cực khổ, mâu thuẫn dân tộc, giai cấp nổ ra.
3. Đảng Quốc Đại và phong trào dân tộc (1885 - 1908)
- Sự thành lập Đảng Quốc Đại.
+ Cuối 1885 Đảng Quốc dân đại hội (Đảng Quốc đại) thành lập.
+ Chủ trương: Từ (1885- 1905) Đảng đấu tranh ôn hòa, bất bạo động, đòi cải cách.
+ Do thái dộ thỏa hiệp của những người cầm đầu và chính sách hai mặt của chính quyền Anh, nội bộ Đảng Quốc Đại bị phân hóa thành hai phái: Ôn hòa và phái Cực đoan (cấp tiến)
=> Phái dân chủ cấp tiến (Tilắc) chủ trương kiên quyết đấu tranh.
- Phong trào đấu tranh 1905 - 1908.
+ Do giai cấp tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc.
+ Lần dầu tiên công nhân Ấn Độ tham gia phong trào. T6.1908 TD Anh bắt Ti Lắc kết án 6 năm tù, công nhân Bom bay đã tổng bãi công 6 ngày để ủng hộ Ti Lắc.
5. Củng cố, dặn dò:
- Củng cố: Nguyên nhân bùng nổ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ. Sự phân hóa của Đảng Quốc đại ? Vì sao phong trào đấu tranh thất bại ?
- Dặn dò: Học bài cũ, trả lời câu hỏi sách giáo khoa. Sưu tầm tư liệu về Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, tranh ảnh về Tôn Trung Sơn.
- Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:..
....
6. Phê duyệt của tổ chuyên môn
 Xuân Hòa, Ngày........tháng.......năm 2016.
Ngày soạn:.//2016 Ngày dạy:
TIẾT 3 - BÀI 3: TRUNG QUỐC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức:
- Hiểu được nguyên nhân khiến Trung Quốc trở thành nước nửa thuộc địa nửa PK. Trình bày được diễn biến và nhận xét được hoạt động của các phong trào đấu tranh chống đế quốc và phong kiến. Ý nghĩa lịch sử của các phong trào đó. 
- Hiểu được các khái niệm “Nửa thuộc địa, nửa phong kiến”, “Vận động Duy Tân”.
2. Về kĩ năng: 
- Giúp HS bước đầu biết đánh giá về trách nhiệm của triều đình phong kiến Mãn Thanh trong việc để Trung Quốc rơi vào tay các nước đế quốc, biết sử dụng lược đồ Trung Quốc để trình bày các sự kiện của phong trào Nghĩa Hòa đoàn và cách mạng Tân Hợi. 
3. Về tư tưởng: - Giúp HS có biểu lộ sự cảm thông, khâm phục cuộc đấu t ... 
- GV bổ sung và nhấn mạnh: Cuối năm 1925 Đảng Cộng sản ra đời nhưng trong bối cảnh lịch sử ở Ấn Độ, chính Đảng công nhân chưa nắm quyền lãnh đạo CM giải phóng dân tộc.
(?) Nội dung chủ yếu phong trào độc lập Ấn Độ trong những năm 1929 - 1939?
- HS dựa vào SGK trả lời.
(?) Tại sao Đảng Quốc đại chủ trương đấu tranh bằng hòa bình?
- Xuất phát từ tư tưởng của M.Ganđi, gia đình ông theo Ấn Độ giáo. Giáo lý của phái được xây dựng trên hai nguyên tắc chủ yếu:
+ Ahimsa: Tránh làm điều ác, kiêng ăn thịt, tránh sát hại sinh linh.
+ Satiagiaha: Kiên trì chân lý, kiên trì tin tưởng, không dao động và mất lòng tin sẽ thực hiện mong muốn.
=> 1929 - 1939: Phong trào bất hợp tác với thực dân Anh do Ganđi khởi xướng đã được mọi người ủng hộ. Ông gửi trả phó vương Ấn Độ 2 tấm huy chương cùng tấm bài vàng mà chính phủ Anh tặng. Một số người trả lại văn bằng, chức sắc. Con ông là trạng sư ở Cancútta trả bằng, không bước vào tòa án người Anh. HS bỏ học, tự mở trường riêng dạy lẫn nhau...
I. Phong trào cách mạng ở Trung Quốc (1919-1939)
1. Phong trào Ngũ Tứ và sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc
- Nguyên nhân: 
+ Phản đối âm mưu các nước đế quốc.
+ Ảnh hưởng CM tháng Mười Nga (1917).
 - Diễn biến: 4/5/1919, phong trào bùng nổ.
- Phạm vi: từ Bắc Kinh lan rộng ra 22 tỉnh và 150 thành phố.
- Lực lượng: thanh niên, sinh viên, công nhân.
- Mục tiêu: chống đế quốc và phong kiến.
- Hình thức: biểu tình.
- Tính chất: là cuộc CM dân chủ TS kiểu mới.
- Ý nghĩa:
+ Mở đầu PTCM chống đế quốc, chống phong kiến ở Trung Quốc.
+ Khẳng định vai trò CM của GC công nhân.
+ Đánh dấu bước chuyển của cách mạng TQ.
+ Tạo điều kiện truyền bá chủ nghĩa Mác, thúc đẩy sự ra đời của ĐCS TQ (7/1921).
2. Chiến tranh Bắc phạt (1926 -1927) và Nội chiến Quốc - Cộng (1927 -1937)
- 1926 – 1927 Quốc – Cộng hợp tác tiến hành Chiến tranh Bắc phạt tiêu diệt bọn quân phiệt ở phía bắc.
+ 12/4/1927, Tưởng Giới Thạch phản bội, tiến hành chính biến ở Thượng Hải.
- Từ 1927 – 1937, nội chiến Quốc - Cộng.
+ 1934 – 1935 Quốc dân Đảng càn quét lần 5, ĐCS bị tổn thất nặng.
+ 10/1934 Hồng quân công nông tiến hành Vạn lí trường chinh.
+ 1/1935 Mao Trạch Đông lãnh đạo ĐCS.
- Tháng 7/1937: NB xâm lược, nội chiến kết thúc. Quốc – Cộng hợp tác để chống Nhật.
II. Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ (1918 - 1939)
1. Phong trào độc lập dân tộc trong những năm 1918 - 1929
- Nguyên nhân: Thực dân Anh vơ vét, bóc lột thuộc địa để bù đắp thiệt hai sau CTTG I.
- Thời gian: 1918 – 1929
- Lãnh đạo: Đảng Quốc đại, đứng đầu là M.Ganđi
- Hình thức: Phong phú (biểu tình, bãi công, bãi khóa, không nộp thuế)
- Lực lượng: nông dân, công nhân, thị dân.
- Kết quả: Thúc đẩy sự ra đời của Đảng Cộng sản Ấn Độ (12/1925).
2. Phong trào độc lập dân tộc trong những năm 1929 - 1939
- Nguyên nhân: Hậu quả của khủng hoảng KTTG 1929 – 1933.
- Thời gian: 1929 – 1939.
- Lãnh đạo: Gandi và Đảng Quốc đại.
- Mục tiêu: giành độc lập hoàn toàn cho ÂĐ.
- Hình thức: Bất hợp tác với thực dân Anh.
- Khi CTTG II bùng nổ, phong trào cách mạng chuyển sang giai đoạn mới.
5. Củng cố, dặn dò:- Nắm được phong trào độc lập dân tộc giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) ở Ấn Độ Và Trung Quốc.
- Thấy được vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Quốc đại ở Ấn Độ trong các phong trào đấu tranh.
- Dặn dò HS đọc và soạn trước bài 16
Phê duyệt của tổ chuyên môn
 Xuân Hòa, Ngày........Tháng.......Năm 2016.
Ngày soạn:././ Ngày dạy:
TIẾT 17 – BÀI 16: CÁC NƯỚC CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH 
THẾ GIỚI (1918 – 1939)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức:
- Nêu được những chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội ở các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất và những điểm mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực này.
- Trình bày được một số phong trào cách mạng tiêu biểu ở các nước Đông Nam Á và cuộc Cách mạng tư sản năm 1932 ở Xiêm.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện khả năng tổng hợp, hệ thống hóa các sự kiện lịch sử.
3. Thái độ:
- Thấy được nét tương đồng và sự gắn bó giữa các nước Đông Nam Á trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.
- Nhận thức rõ tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, của các dân tộc bị áp bức.
II.THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
1.GV: Lược đồ các nước ĐNÁ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất; tư liệu có liên quan. 
2. HS: SGK, vở ghi..
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
Lớp
Ngày kiểm tra
Sĩ số
Tên Hs vắng
11a1
11a2
11a3
11a4
11a5
11a6
11a7
2. Kiểm tra bài cũ:
 (?) Nêu những sự kiện chính về cách mạng Trung Quốc trong những năm 1913 - 1919?
(?) Nêu những nhận xét về giai cấp lãnh đạo, con đường đấu tranh của cách mạng Ấn Độ trong những năm 1910 - 1939? Điểm khác nhau giữa cách mạng Ấn Độ và cách mạng Trung Quốc là gì? Tại sao Đảng Quốc đại lại chủ trương đấu tranh bằng phương pháp hòa bình không sử dụng bạo lực?
3. Vào bài mới:	- GV đưa biểu tượng bông lúa ASEAN rồi nêu câu hỏi:
	+ Nhận biết hình tượng của tổ chức nào?
	+ Em biết gì về tổ chức này?
- GV nhận xét và bổ sung, rồi dẫn dắt vào bài mới: Chúng ta nhận thấy sự lớn mạnh của các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á trong thời kỳ hiện đại. Để hiểu biết được lịch sử của khu vực này trong thời kỳ 1918 - 1939 chúng ta vào bài mới.
4. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV – HS
KTCB
Hoạt động 1: Tập thể - cá nhân
- GV treo lược đồ Đông Nam Á để giúp HS nhận biết 11 quốc gia trong khu vực. Từ đó, nhắc lại lịch sử cuối thế kỉ XIX.
- Vào cuối thế kỉ XIX khu vực này diễn ra những chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị - xã hội, các nước Đông Nam Á (trừ Xiêm) đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
(?) Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của các nước ĐNÁ sau Chiến tranh thế nhất?
- HS dựa vào SGK trả lời.
(?) CM tháng Mười Nga đã có tác gì ở ĐNÁ?
- HS dựa vào SGK trả lời.
- GV chốt ý: Những tác động và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười đã làm cho phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa phát triển mạnh mẽ hơn và mang màu sắc mới.
(?) Những nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á?
- HS trả lời, GV nhấn mạnh và chốt ý.
(?) Tại sao đầu thế kỷ XX xu hướng mới - xu hướng vô sản lại xuất hiện ở Đông Nam Á?
- Chương trình khai thác và bóc lột của chủ nghĩa tư bản đã đưa tới sự phát triển nhanh về số lượng của giai cấp công nhân. Họ nhanh chóng tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin nên có những chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức. Vì vậy, Đảng Cộng sản đã được thành lập ở nhiều nước (tháng 5/1920: Đảng Cộng sản Inđônêxia; năm 1930: Đảng Cộng sản Inđônêxia; năm 1930: Đảng Cộng sản Đông Dương, Mã Lai, Xiêm, Philippin...).
Hoạt động 2: Tập thể - cá nhân
(?) Vì sao Đảng Cộng sản mất quyền lãnh đạo ở Inđônêxia?
- HS dựa vào SGK trả lời.
- Đảng Dân tộc (chính Đảng của giai cấp tư sản) chủ trương, đường lối đấu tranh là đoàn kết với các lực lượng dân tộc, chống đế quốc với phương pháp hòa bình, không bạo lực, bất hợp tác với chính quyền thực dân. Đường lối này giống với đường lối của Đảng Quốc đại.
(?) Phong trào độc lập dân tộc ở Inđônêxia trong thập niên 30 của thế kỉ XX? Nhân dân Inđônêxia đã làm gì khi chủ nghĩa phát xít xuất hiện?
- HS dựa vào SGK trả lời. 
Hoạt động 3: Tập thể - cá nhân
(?)Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Lào và Campuchia?
- HS trả lời, GV chốt ý và ghi bảng.
(?) Những nét chung trong phong trào đấu tranh ở Lào và Campuchia?
- HS suy nghĩ trả lời.
Hoạt động 4: Cá nhân
(?) Nét chính của phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Mã Lai và Miến Điện?
- HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi.
Hoạt động 5: Tập thể - cá nhân
(?) Dựa vào SGK và hiểu biết, hãy trả lời những câu hỏi sau đây:
- Đặc điểm chính trị nổi bật của Xiêm so với các nước ĐNA là gì?
- Nét chính của cuộc cách mạng năm 1932?
- Tính chất, kết quả của cuộc cách mạng này?
- HS trả lời, bổ sung. GV kết luận: + Xiêm là một nước duy nhất ở Đông Nam Á còn giữ được nền độc lập dù chỉ là hình thức.
+ Năm 1932: Do sự bất mãn ngày càng gay gắt của các tầng lớp xã hội với chế độ quân chủ Ra-ma VII, ở thủ đô Băng Cốc, dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản. Đứng đầu là Priđi Phanômiông (Priđi là nhà tư sản, là người đứng đầu của Đảng Nhân dân, linh hồn của cách mạng năm 1932).
I. Tình hình các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất:
1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội:
- Kinh tế: bị “hội nhập cưỡng bức” vào hệ thống kinh tế của CNTB với tư cách:
+ Thị trường tiêu thụ.
+ Cung cấp nguyên liệu thô.
- Chính trị: quyền hành nằm trong tay các nước TB thực dân.
- Xã hội: phân hóa ngày càng sâu sắc.
+ GCTS dân tộc lớn mạnh.
+ Giai cấp công nhân tăng về số lượng và ý thức cách mạng.
- Cách mạng tháng Mười Nga 1917 đã tác động mạnh đến các nước Đông Nam Á.
2. Khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
- Phong trào dân tộc tư sản có những bước tiến mới:
+ GCTS dân tộc trưởng thành và lớn mạnh.
+ Các đảng tư sản thành lập.
- Phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản xuất hiện và phát triển. Đảng Cộng sản thành lập và nắm vai trò lãnh đạo.
II. Phong trào độc lập dân tộc ở Inđônêxia
1. Phong trào độc lập dân tộc trong thập niên 20 của thế kỉ XX
- Tháng 5/1920, Đảng Cộng sản Inđônêxia thành lập và lãnh đạo phong trào cách mạng đến năm 1927.
- Từ năm 1927, Đảng Dân tộc của giai cấp tư sản lãnh đạo đứng đầu là Ácmét Xucácnô
2. Phong trào độc lập dân tộc trong thập niên 30 của thế kỉ XX
- Năm 1933, cuộc đấu tranh ở cảng Surabaya.
- Cuối thập niên 30, thành lập Liên minh chính trị Inđônêxia.
+ Tháng 2/1939: triệu tập Đại hội nhân dân.
+ Tháng 9/1941 thành lập Hội đồng nhân dân.
III. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Lào và Campuchia
- Nguyên nhân: do chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
- Diễn biến: + Ở Lào: cuộc khởi nghĩa của Ong Kẹo và Commađam (1901 – 1937), của Chậu Pachay (1918 – 1922).
+ Campuchia: Phong trào ở Prâyveng, Công pông Chàm, Công pông chơ năng
- Tháng 10/1930, ĐCS Đông Dương ra đời và lãnh đạo CM ở Lào và Campuchia.
- 1936-1939 Mặt trận Dân chủ Đông Dương đã có tác động đến phong trào chống Pháp.
- Nhận xét chung:
+ Phong trào phát triển mạnh mẽ, kéo dài.
+ Giai đoạn đầu mang tính tự phát.
+ Có sự liên minh chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương.
+ Từ 1930 có ĐCS Đông Dương lãnh đạo.
IV. Cuộc đấu tranh chống thực dân Anh ở Mã Lai và Miến Điện
- Ở Mã Lai: phong trào chống thực dân Anh diễn ra sôi nổi, do giai cấp tư sản đã lãnh đạo.
- Ở Miến Điện: phong trào của nhà sư Ốttama, phong trào Thakin đã giành thắng lợi. 
+ Năm 1937 Miến Điện tách khỏi Ấn Độ.
V. Cuộc Cách mạng năm 1932 ở Xiêm
- Nguyên nhân: Tuy độc lập nhưng phụ thuộc Anh, Pháp về nhiều mặt.
- Năm 1932 Xiêm nổ ra cuộc cách mạng do Priđi Phanômiông lãnh đạo.
- Kết quả: + Lật đổ nền quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
+ Mở đường cho Xiêm phát triển theo hướng TBCN.
- Tính chất: là cuộc CMTS không triệt để.
5. Củng cố, dặn dò:
- Nêu được khái quát phong trào độc lập ở Đông Nam Á giữa hai cuộc CTTG.
- Dặn dò HS đọc và soạn trước bài 17.
Phê duyệt của tổ chuyên môn
 Xuân Hòa, Ngày........Tháng.......Năm 2016.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_tong_hop.doc