I. CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG
1. KT
- Biết:
+ Nguyên nhân, diễn biến, kết cục của CTTGI
- Hiểu
+ Nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiến tranh
+ Nội dung cốt lõi lớn nhất của mỗi giai đoạn và hệ quả của chiến tranh tới cục diện thế giới
- Vận dụng
+ Tác động của chiến tranh tới tình hình Việt Nam
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng trình bày diễn biến qua bản đồ, sử dụng tài liệu để rút ra những kết luận, nhận định, đánh giá
Ngày soạn 30/9/2016 Ngày bắt đầu dạy: Lớp dạy:11E CHƯƠNG 2: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT I. CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG 1. KT - Biết: + Nguyên nhân, diễn biến, kết cục của CTTGI - Hiểu + Nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiến tranh + Nội dung cốt lõi lớn nhất của mỗi giai đoạn và hệ quả của chiến tranh tới cục diện thế giới - Vận dụng + Tác động của chiến tranh tới tình hình Việt Nam 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng trình bày diễn biến qua bản đồ, sử dụng tài liệu để rút ra những kết luận, nhận định, đánh giá - Phân biệt các khái niệm “chiến tranh đế quốc”, “chiến tranh cách mạng”, “chiến tranh chính nghĩa”, “chiến tranh phi nghĩa”. 3. Thái độ - Lên án chủ nghĩa đế quốc-nguồn gốc của chiến tranh. II. BẢNG MÔ TẢ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) + Nguyên nhân, diễn biến, kết cục của CTTGI + Nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiến tranh + Nội dung cốt lõi lớn nhất của mỗi giai đoạn và hệ quả của chiến tranh tới cục diện thế giới - Phân tích để thấy rõ tính chất của cuộc chiến tranh là phi nghĩa - Tình hình Việt Nam dưới tác động của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất Chương II CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 - 1918) TIẾT 6 BÀI 6 CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 -1918) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Biết: + Nguyên nhân của CTTGI +Những nét chính về diễn biến, kết cục của CTTGI - Hiểu: + Nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiến tranh + CTTGI là một cuộc chiến tranh phi nghĩa + Nội dung cốt lõi lớn nhất của mỗi giai đoạn + Hệ quả của chiến tranh tới cục diện thế giới - Vận dụng: Tác động của chiến tranh tới tình hình VN 2. Thái độ - Lên án CNĐQ là nguồn gốc của cuộc chiến tranh - Bồi dưỡng tinh thần đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ hòa bình, ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì độc lập của nhân dân các nước vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tinh tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong cuộc đấu tranh chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình. - Đánh giá vai trò của Lênin, Đảng Bôn sê vich trong việc kí với Đức hòa ước Bret li tôp đưa nước Nga thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc. 3. Kĩ năng - Sử dụng lược đồ để xác định địa danh các khối quân sự trong CTTGI - rèn luyện kĩ năng thuyết trình - Sử dụng lược đồ để xác định địa danh và trình bày diễn biến chính của chiến tranh - Rèn luyện kĩ năng thực hành bộ môn (lập niên biểu về diễn biến chiến tranh) - Phân biệt các khái niệm: "Chiến tranh đế quốc", "Chiến tranh cách mạng", "Chiến tranh chính nghĩa", "Chiến tranh phi nghĩa". 4. Định hướng phát triển năng lực a. Năng lực chung: * Năng lực tự học - Đọc và phát hiện kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. - Khai thác tranh ảnh, bản đồ, lược đồ để tự tìm kiếm nội dung - Khả năng hệ thống hóa kiến thức, so sánh, khái quát, liên hệ. * Năng lực sử dụng ngôn ngữ: HS có khả năng sử dụng ngôn ngữ để trình bày các vấn đề lịch sử. - Khả năng trình bày, lập luận, thể hiện chính kiến về một vấn đề cụ thể b. Năng lực chuyên biệt: * Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng * Năng lực thực hành bộ môn: Sử dụng tranh ảnh lịch sử, bản đồ, lược đồ để xác định các khối quân sự trong CTTGI * Năng lực xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử với nhau mâu thuẫn giữa các nước đế quốc là nguồn gốc của CTTGI II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH * Thiết bị, đồ dùng dạy học: - Bản đồ CTTGI * Chuẩn bị của giáo viên: - Bản đồ và bảng biểu phục vụ cho bài học - SGK, giáo án và các loại sách tham khảo có liên quan * Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài trước khi đến lớp, tìm hiểu nội dung hình 14 trước khi đến lớp IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Ônr định tổ chức lớp ( 1/) 2. Kiểm tra bài cũ 4’ Trình bày những nét chính về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh thế kỉ XIX, qua đó rút ra nhận xét 3. Nêu vấn đề ( 1/) - Nguyên nhân sâu xa và duyên cớ trực tiếp của CTTGI, diễn biến chính và tính chất, kết quả. 4. hoạt động dạy – học(35/) Hoạt động của GV – HS Kiến thức cơ bản * Hoạt động 1: - GV hỏi: Đặc điểm nổi bật trong quan hệ quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? - HS: TL - GV phân tích - GV hỏi: Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản và sự phân chia thuộc địa không đều sẽ dẫn đến hậu quả tất yếu gì? Các nước đế quốc giải quyết mâu thuẫn ở đâu và bằng cách nào? - HS suy nghĩ, trả lời. - GV nhận xét, kết luận: Sự phân chia thuộc địa không đồng đều tất yếu là nảy sinh mâu thuẫn giữa những nước đế quốc trẻ ít thuộc địa với các đế quốc già nhiều thuộc địa, mâu thuẫn tập trung chủ yếu ở châu Âu, ngày càng gay gắt. Mâu thuẫn này cuối cùng được giải quyết bằng những cuộc chiến tranh giành thuộc địa. - GV yêu cầu HS theo dõi SGK những cuộc chiến tranh giành thuộc địa đầu tiên giữa các đế quốc, sau đó GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về các cuộc chiến tranh đế quốc cuối XIX - đầu thế kỉ XX? HS: Trả lời GV: Nhận xét, kết luận: Đây là những cuộc chiến tranh cục bộ giữa các nước đế quốc. ở một số nơi trên thế giới, nó chứng tỏ rằng nhu cầu thị trường đối với các nước đế quốc là nhu cầu không thể thiếu, vì vậy mâu thuẫn về thuộc địa là khó có thể điều hòa, chiến tranh giữa các đế quốc về thuộc địa là khó tránh khỏi. Những cuộc chiến tranh này báo hiệu trước một thế giới chiến sớm muộn sẽ xảy ra giữa các đế quốc. Vì thế người ta thường ví những cuộc chiến tranh cục bộ này như "khúc dạo đầu của bản hoà tấu đẫm máu’’, đó là Chiến tranh thế giới thứ nhất. * Hoạt động 2: ? Trong cuộc đua giành thuộc địa, tại sao Đức là đế quốc hung hăng nhất HS : trả lời GV nhận xét, bổ sung và kết luận: Trong cuộc đua giành giật thuộc địa. Đức có thái độ hung hãn nhất vì Đức có tiền lực kinh tế, quân sự nhưng lại ít thuộc địa. Thái độ đó đã làm quan hệ giữa các đế quốc ở châu Âu trở lên căng thẳng. * Hoạt động 3: GV: Trình bày thông báo kiến thức: Từ những năm 80 của thế kỉ XIX, giới cầm quyền Đức đã vạch ra kế hoạch đánh chiếm châu Âu và các thuộc địa của Anh, Pháp ở Châu á và châu Phi Để thực hiện kế hoạch của mình, Đức đã lôi kéo Áo – Hung, Italia thành lập một liên minh tay ba gọi là phe Liên minh. Để đối phó, Anh đã kí với Nga và Pháp những hiệp ước tay đôi hình thành phe Hiệp ước - GV: Mở rộng: 1914 sự chuẩn bị cơ bản xong + Liên Minh chi phí quân sự: 4 tỉ Mac + Hiệp Ước : 5 tỉ Mac + Đức chuẩn bị được 8 triệu quân tinh nhuệ => Hai bên đã chuẩn bị sẵn sàng chỉ chờ cơ hội để gây chiến ? Duyên cớ trực tiếp châm ngòi nổ cho cuộc chiến tranh HS: Trả lời GV: Chốt ý Hoạt động 1 - GV yêu cầu HS lập niên biểu diễn biến chiến tranh giai đoạn 1 theo mẫu Thời gian Sự kiện – chiến sự Kết quả 28/7/1914 1-3/8/1914 4/8/1914 1914 1915 1916 HS: làm việc, trình bày GV: Nhận xét, đưa ra thông tin phản hồi, kết hợp trình bày lược đồ. GV đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về giai đoạn một của chiến tranh - GV bổ sung, kết luận + Trong giai đoạn này chiến sự diễn ra vô cùng ác liệt gây thệt hại nặng nề về người và của, nhưng không đưa lại ưu thế cho các bên tham chiến. + Những năm đầu Đức, Áo - Hung giữ thế chủ động tấn công. Từ cuối 1916 trở đi Đức, Áo - Hung chuyển sang thế phòng ngự ở hai mặt trận Đông Âu, Tây Âu. + Mĩ chưa tham gia chiến tranh. Hoạt động 2 : GV yêu cầu HS lập bảng thống kê theo mẫu, sau đó đưa thông tin phản hồi GV: Xây dựng hệ thống câu hỏi để sử dụng phương pháp đàm thoại, phát vấn ? Vì sao tới 1917 Mĩ mới tham gia chiến tranh thế giới ? ý nghĩa của cách mạng tháng 10 Nga Thời gian Chiến sự Kết quả 2/1917 2/4/1917 11/1917 3/3/1918 Đầu 1918 7/1918 11/11/1918 - HS theo dõi bảng niên biểu, đồng thời nghe GV trình bày tóm tắt diễn biến, ghi tóm tắt vào vở - GV dùng lược đồ, kết hợp trình bày diễn biến chiến tranh năm 1917-1918 lần lượt theo các sự kiện trong SGK, có thể dừng lại ở một số sự kiện giải thích cho HS hiểu sâu thêm. GV : cho HS quan sát H 15. Đức kí hiệp định đầu hàng * Hoạt động 1: ? Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại những hậu quả gì - HS : Trả lời - GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất - HS phát biểu cảm nghĩ của mình về kết cục của chiến tranh - GV nêu câu hỏi: Qua nguyên nhân, diễn biến, kết cục của chiến tranh, em hãy rút ra tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất I. NGUYÊN NHÂN CỦA CHIẾN TRANH - 15’ 1. Nguyên nhân sâu xa -10’ - Vào cuối thế kỉ XIX - đầu XX, sự phát triển không đồng đều giữa các nước tư bản về kinh tế và chính trị đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc - Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa đã dẫn tới các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên: + Chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898) + Chiến tranh Anh – Bôơ (1899 - 1902). + Chiến tranh Nga - Nhật (1904 -1905). - Để chuẩn bị một cuộc chiến tranh lớn nhằm tranh giành thị trường, thuộc địa, các nước đế quốc đã lập thành hai khối quân sự đối lập: Liên Minh( Đức, Áo – Hung, Italia) 1882 >< Hiệp Ước( Anh, Pháp, Nga) – 1907 => Cả 2 khối đều tích cực chạy đua vũ trang nhằm tranh nhau làm bá chủ thế giới 2. Duyên cớ trực tiếp 5’ - Ngày 28/6/1914, thái tử Áo – Hung bị một người Xec-bi ám sát tại Bôxnia. Giới quân phiệt Đức, Áo chớp lấy cơ hội để gây chiến II. DIỄN BIẾN CỦA CHIẾN TRANH -13’ 1. Giai đoạn thứ nhất (1914-1916) -5’ Thời gian Sk – chiến sự Kết quả 28/7/1914 Aó Hung tuyên chiến với Xec bi 1-3/8/1914 Đức tuyên chiến với Nga, Pháp 4/8/1914 Anh tuyên chiến với Đức CTTG bùng nổ 1914 -phía Tây: 3/8 Đức tràn vào Bỉ, sang Pháp. -phía Đông: Nga tấn công Đông Phổ - Đức chiếm đc Bỉ, uy hiếp Pa ri - cứu nguy cho Pa ri 1915 Đức, Aó Hung dồn toàn lưcj tấn công Nga Hai bên cầm cự trên một mặt trận dài 1200km 1916 Đức tân công sang phía tây, tấn công pháo đài Vec đoong Đức không hạ được Véc đoong, hai bên thiệt hại nặng nề - Chiến tranh bùng nổ, cả hai phe đều lôi kéo thêm nhiều nước tham gia và sử dụng nhiều loại vũ khí hiện đại đã giết hại và làm bị thương hàng triệu người 2. Giai đoạn thứ 2 (1917 - 1918) – 7’ Thời gian Chiến sự Kết quả 2/1917 CMDCTS ở Nga thành công CPTS lâm thời tiếp tục chiến tranh 2/4/1917 -Mỹ tuyên chiến với Đức, tham gia phe Hiệp ước - 1917: chiến sự diễn ra cả ở Đông và Tây Âu -có lợi cho phe Hiệp ước -hai bên ở thế cầm cự 11/1917 CMT10 Nga thành công Chính quyền Xô viết ra đời 3/3/1918 Hòa ước Bơ rét li tốp Nga rút khỏi chiến tranh Đầu 1918 Đức tiếp tục tấn công vào Pháp Pa ri bị uy hiếp lần nữa 7/1918 Mỹ đổ bộ vào châu Âu, chớp thời cơ Anh Pháp phản công Đồn minh của Đức đầu hàng: bungari 29/9, Thổ Nhĩ Kỳ 30/10, Aó Hung 2/11 11/11/1918 Đức đầu hàng Chiến tranh kết thúc III. Kết cục của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. -7’ - chiến tranh thế giới thứ nhất gây nên nhiều tai họa cho nhân loại : + 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương + Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá bị phá hủy... chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đô la. - Chiến tranh chỉ đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận, nhất là Mĩ. Bản đồ chính trị thế giới đã bị chia lại : Đức mất hết thuộc địa ; Anh, Pháp và Mĩ,... được mở rộng thêm thuộc địa của mình => Chiến tranh đế quốc phi nghĩa - Tuy nhiên, vào giai đoạn cuối của Chiến tranh, phong trào cách mạng thế giới tiếp tục phát triển, đặc biệt là sự bùng nổ và giành thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP (4/) 1. Tổng kết - Phân tích nguyên nhân dẫn đến CTTG I. Tính chất , quy mô và kết cục của chiến tranh 2. Hướng dẫn học tập - Học bài cũ, trả lời các câu hỏi sgk - Đọc trước bài 7, tìm hiểu những nội dung sau + Tìm hiểu những nội dung, thành tựu văn hoá thời cận đại về văn học, nghệ thuật + Các tràolưu tư tưởng thời cận đại + Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về các thành tựu văn hoá lớn thời cận đại, tìm hiểu về Môda, Bettôven Ngàytháng..năm 2016 TT kiểm tra
Tài liệu đính kèm: