I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:
1. Kiến thức
-Con đường, nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ II, tính chất của cuộc chiến tranh qua các giai đoạn khác nhau.
-Những nét lớn về diễn biến chiến tranh: Các giai đoạn, các mặt trận chính, các trận đánh lớn. Qua đó, giúp HS nhận thức, đánh giá một cách khách quan và khoa học về vai trò của Liên Xô, của các nước đồng minh Mỹ, Anh ,của cuộc đấu tranh của nhân dân các nước bị chủ nghĩa phát xít thống trị và nhân dân thế giới trong việc đánh lại chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hoà bình nhân loại.
-Kết cục của chiến tranh, ý nghĩa và hệ quả của nó đối với sự phát triển của tình hình thế giới.
-Từ cuộc chiến tranh thế giới thứ II, HS cầnnhận thức và rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hoà bình thế giới hiện nay
2. Tư tưởng
-Giúp HS thấy được tính chất phi nghĩa của chiến tranh đế quốc và bản chất hiếu chiến, tàn bạo của chủ nghĩa phát xít. Từ đó, bồi dưỡng ý thức cảnh giác, thái độ căm ghét và quyết tâm ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hoà bình cho tổ quốc và nhân loại.
-Biết quý trọng, đánh giá đúng vai trò của Liên Xô, các nước đồng minh Mỹ, Anh, của nhân dân tiến bộ thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít
3. Kỹ năng
-Kỹ năng quan sát, khai thác tranh ảnh lịch sử.
-Kỹ năng quan sát, khai thác, sử dụng lược đồ, bản đồ chiến tranh
-Kỹ năng làm việc nhóm và tư duy cá nhân phân tích, so sánh.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC
- Lược đồ Đức -Italia gây chiến và bành trướng (từ T10/1935 đến 8/1939)
-Bản đồ: chiến tranh thế giới thứ II
-Tranh ảnh về chiến tranh thế giới thứ II
-Các tranh ảnh về Litle,Hội nghi Muy ních, các tài liệu tham khảo có liên quan .
Giáo sinh: Giáo viên hướng dẫn: Ngày soạn: Ngày dạy: Soạn cho lớp: Tiết PPCT: 02 tiết Chương IV CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945) Bài 17 CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945) (Tiết 1) I.MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần: Kiến thức -Con đường, nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ II, tính chất của cuộc chiến tranh qua các giai đoạn khác nhau. -Những nét lớn về diễn biến chiến tranh: Các giai đoạn, các mặt trận chính, các trận đánh lớn. Qua đó, giúp HS nhận thức, đánh giá một cách khách quan và khoa học về vai trò của Liên Xô, của các nước đồng minh Mỹ, Anh ,của cuộc đấu tranh của nhân dân các nước bị chủ nghĩa phát xít thống trị và nhân dân thế giới trong việc đánh lại chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hoà bình nhân loại. -Kết cục của chiến tranh, ý nghĩa và hệ quả của nó đối với sự phát triển của tình hình thế giới. -Từ cuộc chiến tranh thế giới thứ II, HS cầnnhận thức và rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hoà bình thế giới hiện nay 2. Tư tưởng -Giúp HS thấy được tính chất phi nghĩa của chiến tranh đế quốc và bản chất hiếu chiến, tàn bạo của chủ nghĩa phát xít. Từ đó, bồi dưỡng ý thức cảnh giác, thái độ căm ghét và quyết tâm ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hoà bình cho tổ quốc và nhân loại. -Biết quý trọng, đánh giá đúng vai trò của Liên Xô, các nước đồng minh Mỹ, Anh, của nhân dân tiến bộ thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít 3. Kỹ năng -Kỹ năng quan sát, khai thác tranh ảnh lịch sử. -Kỹ năng quan sát, khai thác, sử dụng lược đồ, bản đồ chiến tranh -Kỹ năng làm việc nhóm và tư duy cá nhân phân tích, so sánh. II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC - Lược đồ Đức -Italia gây chiến và bành trướng (từ T10/1935 đến 8/1939) -Bản đồ: chiến tranh thế giới thứ II -Tranh ảnh về chiến tranh thế giới thứ II -Các tranh ảnh về Litle,Hội nghi Muy ních, các tài liệu tham khảo có liên quan ... III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu một số nét khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới? 3. Dẫn dắt vào bài mới Ở các chương trước, các em đã lần lượt tìm hiểu về Cách mạng tháng 10 Nga và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 - 1941), về các nước tư bản chủ nghĩa và tình hình các nước châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939). Tất thảy các sự kiện các em đã tìm hiểu đều có mối liên quan mật thiết với sự kiện lớn mà chúng ta sẽ học trong chương IV, đó là cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Con đường, nguyên nhân nào đã dẫn tới bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Chiến tranh thế giới thứ hai đã diễn ra qua các giai đoạn, các Mặt trận, các trận đánh lớn như thế nào? Kết cục của chiến tranh có tác động như thế nào đối với tình hình thế giới? Cần phải đánh giá sao cho đúng về vai trò của Liên Xô, các nước đồng minh Mĩ, Anh, của nhân dân thế giới trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít? Đó là những câu hỏi lớn các em cần phải giải đáp qua tìm hiểu bài học này. 4. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG * Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân - GV gợi cho HS nhớ lại các bước phát triển thăng trầm của chủ nghĩa tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã dẫn tới sự ra đời và lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở một số nước, điển hình là Đức - Italia - Nhật. Trên thế giới hình thành 2 khối đế quốc đối địch nhau: một bên là Mĩ - Anh - Pháp một bên là Đức - Italia - Nhật và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết giữa hai khối này đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh toàn cầu lần thứ 2. Vậy các bước đi cụ thể trên con đường dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra như thế nào? Cần nhận định thế nào cho đúng về nguyên nhân dẫn đến chiến tranh? Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu ở mục I. - GV nêu câu hỏi: Đầu những năm 30 các nước phát xít Đức - Italia - Nhật đã có những hoạt động quân sự như thế nào? Những hoạt động đó nói lên điều gì? - GV gọi 1 HS trả lời, HS khác bổ sung sau đó GV nhận xét và chốt ý. - Tiếp đó, GV hỏi: Trước chính sách bành trướng xâm lược của phe phát xít, các nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp) có thái độ như thế nào? Em có nhận xét gì về những thái độ đó? - GV bổ sung và chốt ý: Như vậy, các nước Mĩ - Anh - Pháp không kiên quyết chống phát xít, đồng thời lại muốn mượn tay phát xít tiêu diệt Liên Xô. Chính thái độ nhượng bộ của Mĩ - Anh -Pháp đã tạo điều kiện thuận lợi để phe phát xít thực hiện mục tiêu gây chiến tranh xâm lược của mình. -Cho xem hình ảnh Hitle và lá cờ Hitle, giới thiệu phân tích thêm cho HS thêm về nhân vật này. - HS theo dõi SGK, suy nghĩ, trao đổi với nhau. - HS ghi bài. - HS trả lời câu hỏi. - HS ghi bài. I. CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN CHIẾN TRANH 1. Các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược (1931-1937): -Đầu những năm 30, các nước Đức, Italia, Nhật Bản liên kết với nhau thành lập khối liên minh phát xít. -Khối phát xít đẩy mạnh chính sách bành trướng xâm lược: + 1931 -1937 Nhật chiếm vùng Đông Bắc rồi mở rộng chiến tranh xâm lược trên toàn lãnh thổ Trung Quốc. + Italia xâm lược Ê -ti-ôpia (1935), cùng với Đức tham chiến ở Tây Ban nha (1936-1939) + Đức công khai xoá bỏ hoà ước Véc xai, âm mưu thành lập một nước "Đại Đức" ở châu Âu... * Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân Trước hết, GV sử dụng lược đồ hình 42 SGK (Lược đồ Đức - Italia gây chiến và bành trướng từ tháng 10/1935 đến tháng 8/1939) kết hợp với tường thuật cho HS một số sự kiện như sau: Trước thái độ nhượng bộ, thỏa hiệp của Mĩ - Anh -Pháp, chính quyền các nước phát xít đã lợi dụng tình hình đó để thực hiện mục tiêu gây chiến tranh xâm lược của mình. Bước đầu tiên trong kế hoạch chinh phục châu Âu và thế giới của phát xít Đức là chiếm tất cả đất đai có người Đức ở, những nước láng giềng của Đức, trước hết là Aïo rồi đến Tiệp Khắc và Ba Lan. - Sau khi tường thuật xong sự kiện Muy-ních, GV hỏi: Nêu nhận xét của em về sự kiện Muy-ních? (GV có thể gợi ý: Chính sách dung túng, nhượng bộ phát xít của Anh - Pháp được thể hiện ở hội nghị Muy-ních như thế nào? Hội nghị này thể hiện âm mưu gì của chủ nghĩa đế quốc đối với Liên Xô?) - GV nhận xét, phân tích và chốt ý: Thỏa hiệp đế quốc ở Muy ních là đỉnh cao nhất của chính sách dung túng, nhượng bộ, lôi kéo phát xít mà các nước phương Tây đã thi hành từ đầu để chống lại Liên Xô. Ngày 30/9, Đức và Anh đã ký ở Muy-ních tuyên bố “không xâm phạm lẫn nhau để giải quyết hòa bình các vấn đề tranh chấp”. Sau đó một thời gian ngắn, một bản tuyên bố tương tự cũng được ký kết giữa Đức và Pháp. - Hiệp nghị Muy-ních thực chất là một âm mưu nghiêm trọng nhằm thành lập “Mặt trận thống nhất của chủ nghĩa đế quốc quốc tế” chống Liên Xô. Đây là lần thứ hai sau khi Cách mạng tháng 10 Ngan thắng lợi, các nước đế quốc hầu như đã đạt được mục đích của chúng (lần thứ nhất là Mặt trận đế quốc 14 nước vũ trang can thiệp vào Liên Xô từ 1918 - 1921). - GV nêu câu hỏi: Sau khi chiếm được Xuy-đét, Hít-le có hành động như thế nào? Hành động đó thể hiện âm mưu gì của phát xít Đức? - GV phân tích, bổ sung và chốt ý. - GV chuyển ý: Vậy Chiến tranh thế giới thứ hai đã bùng nổ và lan rộng ở châu Âu như thế nào? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu. - HS thảo luận. - HS ghi bài. - HS đọc SGK, thảo luận, trả lời. Từ hội nghị Muy-ních đến chiến tranh thế giới: * Hội nghị Muy-ních: -Hoàn cảnh triệu tập: + 3/1938, Đức thôn tính áo. Sau đó, Hít le gây ra vụ xuy -đét nhằm thôn tính Tiệp Khắc. + Liên Xô kiên quyết giúp Tiệp Khắc chống xâm lược. + Anh –Pháp thoả hiệp, yêu cầu chính phủ Tiệp Khắc nhượng bộ Đức. àDo đó, 29/9/1938, Hội nghị Muy nich được triệu tập gồm đại diện 4 nước Anh, Pháp, Đức, Italia Nội dung -Anh -Pháp ký hiệp định trao vùng xuy -đét của Tiệp Khắc cho Đức. -Đức cam kết chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở Châu Âu Kết cục: - Hội nghị Muy nich là đỉnh cao của chính sách dung túng, nhượng bộ phát xít của Mỹ -Anh -Pháp. - Thể hiện âm mưu thống nhất của chủ nghĩa đế quốc (kể cả Anh -Pháp -Mỹ và Đức -Italia -Nhật Bản) trong việc tiêu diệt Liên Xô Sau khi hội nghị Muy nich -Đức đưa quân thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc (03/1939) -Tiếp đó, Đức gây hấn và chuẩn bị tấn công Ba Lan. -23/8/1939 Đức ký với Liên Xô “hiệp ước Xô-Đức không xâm lược nhau” àNhư vậy, Đức đã phản bội lại hiệp định Muy nich, thực hiện mưu đồ thôn tính Châu Âu trước rồi mới dốc toàn lực đánh Liên Xô * Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm - GV nêu nhiệm vụ học tập ở mục II là GV sẽ cùng với HS lập niên biểu về quá trình xâm chiếm châu Âu của phát xít Đức (từ tháng 9/1939 đến tháng 6/1940). Sau đó GV đưa ra mẫu niên biểu. - Tiếp đó GV chia lớp thành 4 nhóm, GV yêu cầu các nhóm qua sát lược đồ “Quân Đức đánh chiếm châu Âu” (1939 - 1941) và theo dõi SGK để hoàn thành câu hỏi được giao: - GV gọi một số em phát biểu rồi nhận xét, phân tích và chốt ý: - HS trao đổi, thảo luận. - GV bổ sung, phân tích và chốt ý: - HS thảo luận nhóm và tự điền vào bảng thống kê nội dung được phân công, cử một đại diện trình bày trước lớp. - HS trao đổi với nhau để tìm ý trả lời, II. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộng ở châu Âu (từ tháng 9/1939 đến tháng 6/1941) Thời gian Chiến sự Kết quả Từ 01/9/1939 đến 29/9/1939 Đức tấn công Ba Lan Ba Lan bị Đức thôn tính. Từ tháng 9/1939 đến tháng 4/1940 “Chiến tranh kỳ quặc” Tạo điều kiện để phát xít Đức phát triển mạnh lực lượng Từ tháng 4/1940 đến tháng 9/1940 Đức tấn công Bắc Âu và Tây Âu - Đan Mạch, Nauy, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua bị Đức thôn tính. Pháp-đầu hàng Đức. Kế hoạch tấn công nước Anh không thực hiện được Từ tháng 10/1940 đến tháng 6/1941 Đức tấn công Đông và Nam Âu - Ru-ma-ni, Hung-ga-ri, Bun-ga-ri, Nam Tư, Hi Lạp bị thôn tính. 4. Củng cố: Tại sao phe phát xít có thể nhanh chóng bành trướng, mở rộng lãnh thổ, làm chủ hầu hết Châu Âu? 5. Dặn dò: Trả lời câu hỏi trong SGK và đọc trước phần tiếp theo. Bình Dương, ngày tháng năm Nhận xét, đánh giá của GVHD ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Giáo viên hướng dẫn Giáo sinh thực tập
Tài liệu đính kèm: