Giáo án Lịch sử 11 - Bài 1 đến bài 24

Giáo án Lịch sử 11 - Bài 1 đến bài 24

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Giúp học sinh hiểu rõ những cải cách tiến bộ của Thiên Hoàng Minh Trị năm 1868. Thực chất đây là một cuộc cách mạng tư sản, đưa nước Nhất phát triển nhanh chóng sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

- Giúp học sinh thấy được chính sách xâm lược rất sớm của giới thống trị Nhật Bản cũng như các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

2. Về tư tưởng

- Giúp học sinh nhận thức rõ vai trò ý nghĩa của những chính sách cải cách tiến bộ đối với sự phát triển của xã hội, đồng thời giải thích được vì sao chiến tranh thương gắn liền với chủ nghĩa đế quốc.

3. Về kỹ năng

- Giúp học sinh nắm vững khái niệm “Cải cách”, biết sử dụng bản đồ để trình bày các sự kiện có liên quan đến bài học. Rèn kỹ năng quan sát tranh ảnh tự liệu rút ra nhận xét đánh giá.

II. Thiết bị và tài liệu dạy học.

- Lược đồ sự bành trướng của nước Nhật cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, bản đồ thế giới.

- Tranh ảnh về nước Nhật đầu thế kỷ XX.

 

doc 274 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 4448Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 11 - Bài 1 đến bài 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần Một
Lịch sử thế giới cận đại
Chương I
Các nước châu á (Từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX)
Bài 1
 Nhật Bản
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Giúp học sinh hiểu rõ những cải cách tiến bộ của Thiên Hoàng Minh Trị năm 1868. Thực chất đây là một cuộc cách mạng tư sản, đưa nước Nhất phát triển nhanh chóng sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. 
- Giúp học sinh thấy được chính sách xâm lược rất sớm của giới thống trị Nhật Bản cũng như các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. 
2. Về tư tưởng 
- Giúp học sinh nhận thức rõ vai trò ý nghĩa của những chính sách cải cách tiến bộ đối với sự phát triển của xã hội, đồng thời giải thích được vì sao chiến tranh thương gắn liền với chủ nghĩa đế quốc. 
3. Về kỹ năng
- Giúp học sinh nắm vững khái niệm “Cải cách”, biết sử dụng bản đồ để trình bày các sự kiện có liên quan đến bài học. Rèn kỹ năng quan sát tranh ảnh tự liệu rút ra nhận xét đánh giá.
II. Thiết bị và tài liệu dạy học.
- Lược đồ sự bành trướng của nước Nhật cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, bản đồ thế giới. 
- Tranh ảnh về nước Nhật đầu thế kỷ XX. 
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Giới thiệu khái quát về chương trình lịch sử lớp 11. 
- Chương trình thế giới cận đại phần tiếp theo. 
+ Lịch sử thế giới cận đại phần tiếp theo. 
+ Lịch sử thế giới hiện đại từ 1917 – 1945. 
+ Lịch sử Việt Nam (từ 1858-1918).
2. Dẫn dắt vào bài mới. 
- Giáo viên có thể phan vấn học sinh: Hãy cho biết tình hình chung nhất về các quốc gia châu á cuối thế kỷ XIX đầu XX ?
- Học sinh nhớ lại những kiến thức lịch sử thế giới đã học để trả lời. 
- Giáo viên: Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX hầu hết các người châu á đều ở trong tình trạng chế độ phong kiến khủng hoảng suy yếu, bị các đế quốc phương Tây xâm lược, cuối cùng đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. Trong bối cảnh chung đó Nhật Bản vẫn giữ được độc lập và phát triển nhanh chóng về kinh tế, trở thành một nước đế quốc duy nhất ở Châu á. Vậy tại sao trong bối cảnh chung của châu á Nhật Bản đã thoát khỏi thân phận thuộc địa trở thành một cường quốc đế quốc? Để hiểu được chúng ta cùng tìm hiểu bài 1 Nhật Bản cuốc thế kỷ XIX đầu XX. 
3. Tố chức các hoạt động dạy và học trên lớp: 
Hoạt động của thày và trò
Những kiến thức học sinh
cần nắm vững
Hoạt động1: Cả lớp
GV: Sử dụng bản đồ thế giới, giới thiệu về vị trí Nhật Bản là một quần đảo ở Đông Bắc á, đất nước trải dài theo hình cách cung bao gồm các đảo lớn nhỏ trong đó có 4 đảo lớn: Hô Kai Đô, Kyusu và SiKôKu. Nhật bản nằm giữa vùng biển Nhật Bản và Nam Thái Bình Dương, phía đông giáp Bắc á và Nam Triều Tiên diện tích khoảng 374.000km2. Cũng như các nước châu á khác vào nửa đầu thế kỷ XIX chế độ phong kiến khủng hoảng suy yếu. 
- Giáo viên: Dừng lại giải thích chế độ Mạc Phư: ở Nhật Bản chế độ phong kiến tồn tại lâu đời (hàng nghìn năm), mặc dù Nhà Vua được tôn là Thiên Hoàng Đế có vị trí tối cao song quyền hành thực tế nằm trong tay tướng quân (Sô gun) đang ở Phủ Chúa – Mạc phủ. Năm 1902 dòng họ Tô - Ku – Ga – Oa nắm chức vụ tướng quân. Vì thế thời kỳ này ở Nhật Bản gọi là chế độ Mạc phủ Tô - Ku – Ga Oa. Sau hơn 200 năm cầm quân chế độ Mạc phủ ô - Ku – Ga Oa lầm vào tình trạng khủng hoảng suy yếu.
- Giáo viên: tiếp tục yêu cầu học sinh theo dõi SGK, tìm những biểu hiện suy yếu về kinh tế, chính trị, xã hội của Nhật Bản từ đầu thế kỷ XIX đến trước 1968. 
- Giáo viên: Nhận xét, kết luận – học sinh nghe ghi chép.
+ Kinh tế : Nền nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu, tô thuế nặng nề, trung bình chiếm 50% hoa lợi, tình trạng mất mùa đói kém thường xuyên xẩy ra. Trong khi đó ở các thành thị, hải cảng kinh tế hàng hoá phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều, mầm mống kinh tế tư bản phát triển nhanh chóng, điều đó chứng tỏ quan hệ sản xuất phong kiến suy yếu lỗi thời. 
+ Về xã hội : nói đến xã hội là nói đến các giai cấp, tầng lớp trong xã hội và các mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp. ở Nhật Bản lúc này tầng lớp tư sản thương nghiệp và công nghiệp ngày càng giàu có. Song các nhà công thương lại không có quyền lực về chính trị, thường bị giai cấp thống trị phong kiến kìm hãm. Tuy nhiên giai cấp tư sản vẫn còn non yếu không đủ sức xoá bỏ chế độ phong kiến. Còn nông dân và thị dân thì vần là đối tượng bị phong kiến bóc lột mâu thuẫn giữa nông dân tư sản, thị dân với chế độ phong kiến. 
+ Về chính trị: Giữa thế kỷ XIX Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến Nhà Vua được tôn vinh là Thiên Hoàng, có vị trị tối cao nhưng quyền hành thực tế thuộc về Tương quân (dòng họ ô - Ku – Ga Oa) đóng ở phủ chúa – Mạc phủ. Như vậy về chính trị nổi lên mâu thuẫn giữa Thiên Hoàng và thế lực tướng quân. 
- Giáo viên đặt câu hỏi: rõ ràng nửa đầu thế kỷ XIX Nhật Bản suy yếu, sự suy yếu của Nhật Bản trong bối cảnh thế giới lúc đó sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trong gì? 
- Học sinh nhờ lại bối cảnh lịch sử thế giới ở đầu thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản phương Tây đang đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, hướng mục tiêu vào những nước phong kiến suy yếu trong đó có Nhật Bản.
- Giáo viên dẫn dắt: Giữa lúc Nhật Bản suy yếu các nước tư bản Âu – Mỹ tìm cách xâm nhập vào Nhật Bản.
- Học sinh nghe ghi.
- Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi SGK quá trình các nước tư sản xâm nhập vào Nhật Bản và hậu quả của nó.
- Học sinh theo dõi SGK theo yêu cầu của Giáo viên.
- Giáo viên kết luận: Đi đầu trong quá trình xâm lược là Mỹ, năm 1853 đô đốc Pe- ri đã đưa hạm đội của Mỹ cập bến Nhật Bản dùng vũ lực quân sự buộc Mạc phủ phải mở hai cửa biển Simôda và Hakôđatê cho Mỹ vào buôn bán. Các nước Anh, Pháp, Nga, Đức thấy vậy cũng đua nhau bắt ép Mạc phủ ký những hiệp ước bất bình đẳng. Như vậy giống các nước Châu á khác giữa thế kỷ XIX Nhật Bản đứng trước nguy cơ bị xâm lược. Trong bối cảnh đó Trung Quốc – Việt Nam ... đã chọn con đường bảo thủ, đóng cửa còn Nhật Bản họ đã lựa chọn con đường nào? Bảo thủ hay cải cách. 
- Giáo viên giảng giải: các tầng lớp nhân dân Nhật Bản vốn có mâu thuẫn với Mạc phủ vì vâỵ việc Mạc phủ ký với các nước ngoài các hiệp ước bình đẳng càng làm cho các tầng lớp xã hội phản ứng mạnh mẽ, phòng trào đấu tranh chống Sô - gun nổ ra sôi nổi vào những năm 60 của thế kỷ XIX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ. 1-1868 chế độ Mạc phủ sụp đổ Thiên Hoàng trở lại nắm quyền. 
- Giáo viên tiếp tục thuyết trình về Thiên Hoàng Mây – gi – i và hướng dẫn học sinh quan xát bức ảnh Thiên Hoàng trong sách giáo khoa trang 4. Tháng 12-1866 Thiên Hoàng 
Kô - Mây qua đời, Mút – xu – hi – tô lúc đó mới 15 tuổi lên làm vua hiệu là Minh Trị (Mây-gi-i). Minh Trị là một ông vua duy tân, chủ trương nắm lại quyền lực và tiến hành cải cách. Từ đó phong trào “Đảo mạc”, càng phát triển dưới ngọn cờ của Thiên Hoàng. Ngày 3/1/1868 Thiên Hoàng Minh Trị thành lập chính phủ mới, chấm dứt thời kỳ thống trị của dòng họ Tô - Ku – Ga – Oa và thực hiện một cải cách. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi sách giáo khoa những chính sách cải cách của Thiên Hoàng trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá giáo dục. Yêu cầu học sinh theo dõi để thấy được nội dung chính và mục tiêu của cuộc cải cách. 
- Học sinh theo dõi SGK theo hướng dẫn của giáo viên, sau đó phát biểu về nội dung cơ bản của cách kinh tế.
- Giáo viên nhận xét, kết luận: 
+ Về chính trị: Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu độ Mạc phủ lỗi thời lạc hậu, thành lập chính phủ mới, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân, ban bố quyền tự do buôn bán đi lại. 
+ Về kinh tế: chính phủ đã thi hành các chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, xoá bỏ sự độc quyền riêng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống, phục vụ giao thông liên lạc => Những cải cách này nhằm xoá bỏ sự độc quyền ruộng đất của phong kiến, xây dựng nền kinh tế th eo hướng tư bản chủ nghĩa. 
+ Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huần luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ quân sự thay thế cho ........... Công nghiệp đóng tầu chiến được chú trọng phát triển, ngoài ra còn tiến hành sản xuất vũ khí, đạn dược và mời chuyên gia quan sự nước ngoài.... => mục tiêu xây dựng lực lượng quân đội mạnh, trang bị hiện đại giống quân đội phương tây. 
Trong khi Trung Quốc và một số nước khác vẫn duy trì giáo dục, văn hoá, đối tượng được học hành rất hạn chế thì Nhật Bản ........
+ Về văn hoá - giáo dục : đã thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học, kỹ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh giỏi đi du học phương Tây. 
- Học sinh nghe, ghi chép: 
- Giáo viên đặt câu hỏi: Căn cứ vào nội dung cải cách em hãy rút ra tính chất, ý nghĩa của cải cách? 
- Học sinh suy nghĩa, trao đổi với các bạn cùng bàn để trả lời câu hỏi.
- Giáo viên có thể gợi ý: để xét tính chất của cải cách em có thể, căn cứ vào mục đích của cải cách, hướng cải cách, người thực hiện cải cách rồi rút ra kết luận. 
- Cuối cùng giáo viên kết luật: Mục đích của cải cách là nhằm đưa nước Nhật thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu, những chính sách cải cách đi theo hướng tư bản chủ nghĩa (theo phương Tây) song người thực hiện cải cách lại là một ông vua, phơng kiến => vì vậy cải cách mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, nó có ý nghĩa mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật. 
- Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh so sánh cải cách Minh Trị với các cuộc cách mạng tư sản đã học để t hấy được các hình thức khác nhau của các cuộc cách mạng tư sản. Cũng như ở những nước phương Tây cuộc cải cách mang tính chất cách mạng tư sản này đã phát huy tác dụng mạnh mẽ. ở cuối thế kỷ XIX và đưa nước Nhật chuyên sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. 
* Hoạt động 1: cả lớp, cá nhân: 
- Giáo viên nêu câu hỏi: Em hãy nhắc lại, những đặc điểm chung của chủ nghĩa đế quốc? 
- Học sinh nhớ lại kiến thức đã học từ lớp 10 để trả lời. 
- Giáo viên nhận xét và nhắc lại những đặc điểm chung của chủ nghĩa đế quốc là: 
+ Hình thành các tổ chức độc quyền
+ Có sự kết hợp giữa tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp tạo nên tầng lớp tư bản tài chính. 
+ Xuất khẩu tư bản được đẩy mạnh 
+ Đẩy mạnh xâm lược và tranh giành thuộc địa. 
+ Mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản càng trở lên sâu sắc. 
- Giáo viên tiếp tục yêu cầu học sinh dựa trên cơ sở những đặc điểm chung của chủ nghĩa đế quốc rồi liên hệ với Nhật Bản ở cuốc thế kỷ XIX để thấy Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa như thế nào? ở Nhật có xuất hiện những đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc không ? 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh theo dõi SGK bằng những gợi ý? 
+ Các công ty độc quyền ở Nhật xuất hiện như thế nào? có vai trò gì? 
+ Nhật Bản có thực hiện chính sách bành trướng tranh giành thuộc địa không ? 
+ Mâu thuẫn xã hội ở Nhật biểu hiện như thế nào? 
- Học sinh theo dõi SGK theo gợi ý của giáo viên 
- GV nhận xét, kết luận: 
+ Trong 30 năm cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng ở Nhật, quá trình công nghiệp hoá được đẩy mạnh đã keo theo tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng. Nhiều Công ty độc quyền xuất hiện như Mit xui, Mit – si – bi – si ... giữ  ... uyền lợi.
- Giáo viên dẫn dắt: Bên cạnh phong trào đấu tranh vũ trang cứu nước mang tính chất truyền thống đã xuất hiện những khuynh hướng cứu nước mới ở đầu thế kỉ XX. Để hiểu được khuynh hướng cứu nước mới xuất hiện như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu mục III.
* Hoạt động 1: Cả lớp
 - Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi sách giáo khoa, các hoạt động đấu tranh của giai cấp công nhân.
- Học sinh theo dõi sách giáo khoa, trả lời.
+ Ngày 22/2/1916 nữ công nhân nhà máy Cái Bầu nghỉ việc.
+ Năm 1916 công nhân mỏ Hà Tu đánh trả lính khố xanh.
+ Tháng 6, 7/1917 có 22 công nhân mỏ bôxit Cao Bằng bỏ trốn, 47 công nhân Thái Bình mới đến cũng bỏ trốn.
+ Ngày 31/8/1917 nhiều công nhân ở mỏ than Phấn Mễ và Na Dương tham gia khởi nghĩa Thái Nguyên.
+ Năm 1917 công nhân mỏ Hà Tu biểu tình.
+ Năm 1918 công nhân mỏ Hà Tu đốt nhà một viên cai thầu vì tội ngược đãi công nhân.
* Hoạt động 2: Cá nhân
- Giáo viên nêu câu hỏi: qua các hoạt động đấu tranh đó của giai cấp công nhân trong chiến tranh, em có nhận xét gì?
Giáo viên gợi ý: Em có thể nhận xét về: hình thức đấu tranh, mức độ đấu tranh, mục tiêu, tính chất phong trào,...
- Học sinh dựa vào nội dung vừa học suy nghĩ trả lời.
- Giáo viên bổ sung, kết luận:
+ Bước vào thời kì chiến tranh, phong trào công nhân vẫn tiếp diễn ở nhiều nơi.
+ Hình thức đấu tranh: đấu tranh kinh tế bằng những hình thức hoà bình, kết hợp với bạo động vũ trang.
+ Mục tiêu: chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế.
đ Phong trào đấu tranh mang tính chất tự phát, chỉ đòi quyền lợi kinh tế, chưa ý thức được vai trò chính trị của mình, tổ chức chưa chặt chẽ, còn đấu tranh lẻ tẻ....
Phong trào công nhân trong 4 năm chiến tranh có lúc hoà nhập với phong trào yêu nước, có lúc tạo nên một phong trào riêng, nhưng phong trào còn mang tính tự phát.
* Hoạt động 1: Cả lớp
- Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi SGK, kết hợp với những hiểu biết xã hội của mình về Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới để giới thiệu về tiểu sử và hoàn cảnh ra đi tìm đường cứu nước của Người.
- Học sinh: Theo dõi SGK và dựa vào những hiểu biết của mình để trả lời.
- Giáo viên bổ sung: Nguyễn ái Quốc tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi là Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19/5/1890 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan. Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên tại một miền quê có truyền thống đấu tranh quật khởi. Được chứng kiến cảnh nước mất nhà tan, các phong trào đấu tranh anh dũng của nhân dân ta đều thất bại, từ rất sớm người có trí đuổi thực dân Pháp, cứu đồng bào.
Người khâm phục tinh thần yêu nước của các chí sỹ như Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, nhưng lại thấy phong trào đấu tranh do họ lãnh đạo đều thất bại, bế tắc. Vì vậy, Nguyễn ái Quốc không tán thành con đường cứu nước của họ. Theo Người, Phan Bội Châu định dựa vào Nhật để đánh Pháp thì chẳng khác nào “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”, vì Nhật là một đế quốc đang tranh giành thuộc địa. Còn Phan Chu Trinh muốn dựa vào Pháp để trấn hưng đất nước thì chẳng khác nào: “Xin giặc rủ lòng thương”, còn phong trào đấu tranh của các sỹ phu như Phan Đình Phùng, khởi nghĩa nông dân của Hoàng Hoa Thám còn mang nặng cốt cách phong kiến truyền thống. Vì vậy, Người đã quyết định đi sang phương Tây tìm con đường cứu nước mới, sang ngay nước Pháp với tư tưởng đúng đắn đó là: muốn đánh thắng kẻ thù thì phải hiểu rõ về kẻ thù của mình. Người còn muốn xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào mình.
* Hoạt động 2:
- Học sinh theo dõi SGK những hoạt động buổi đầu của Nguyễn ái Quốc.
- Giáo viên bổ sung:
+ Khác với Phan Bội Châu (coi Nhật là bạn), Phan Chu Trinh (coi Pháp là bạn), Nguyễn ái Quốc đã phân biệt rõ đâu là bạn, đâu là thù. Người nhận thức được chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là kẻ thù của nhân dân lao động, dù ở dưới chân tượng nữ thần tự do (Mỹ) hay ở quê hương của công thức nổi tiếng: tự do, bình đẳng, bác ái (Pháp).
+ Hoạt động của Nguyễn ái Quốc từ năm 1911 - 1918 vừa nhằm tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở Việt Nam, tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam, vừa tìm tòi để xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc đ Những hoạt động đó của Người mới chỉ là bước đầu nhưng là dấu hiệu quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng cho dân tộc Việt Nam.
- Nhận xét: 
+ Phong trào đấu tranh lan rộng khắp cả nước, lôi kéo nhiều thành phần xã hội tham gia, hình thức đấu tranh chủ yếu là vũ trang.
+ Kết quả: thất bại do bế tắc về đường lối đấu tranh.
III. Sự xuất hiện khunh hướng cứu nước mới
1. Phong trào công nhân
- Bước vào thời kì chiến tranh, phong trào công nhân vẫn tiếp diễn ở nhiều nơi.
- Hình thức: chính trị kết hợp với vũ trang.
- Mục tiêu: chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế.
đ Phong trào đấu tranh mang tính chất tự phát.
2. Buổi đầu hoạt động của Nguyễn ái Quốc 1911 - 1918
- Hoàn cảnh ra đi tìm đường cứu nước:
+ Nguyễn ái Quốc tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19/5/1980 trong một gia đình trí thức yêu nước.
+ Quê: Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An - một vùng quê có truyền thống đấu tranh.
đ Người sớm có tinh thần yêu nước và ý chí cứu nước.
+ Trước cảnh nước mất, nhà tan, các cuộc đấu tranh của nhân dân đều thất bại, bế tắc, Người đã quyết định đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.
+ Ngày 05/6/1911 Nguyễn ái Quốc rời cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước.
- Các hoạt động của Nguyễn ái Quốc:
+ Năm 1911 - 1917 Người bôn ba qua nhiều nước làm nhiều nghề để sống, tiếp xúc với nhiều người đ Hiểu rõ ở đâu bọn đế quốc cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man (Người nhận rõ bạn - thù).
- Năm 1917 Nguyễn ái Quốc trở lại Pháp, tại đây Người tích cực hoạt động tố cáo thực dân Pháp và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam, tham gia vào phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng cách mạng tháng mười Nga đ tư tưởng của Người dần dần biến đổi.
4. Sơ kết bài học
-Củng cố: 
- Trong chiến tranh thế giới thứ nhất: do tác động của chiến tranh và do những chính sách khai thác, bóc lột ráo riết của thực dân Pháp đã làm cho kinh tế, xã hội Việt Nam có nhiều biến chuyển. Song những biến chuyển đó chưa đủ để tạo ra bước ngoặt trong phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta. Vì vậy trong những năm chiến tranh phong trào đấu tranh chống Pháp vẫn tiếp tục phát triển song vẫn bế tắc về đường lối, khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo. Hoàn cảnh đó đã thúc đẩy người thanh niên yêu nước Nguyễn ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước. Những hoạt động bước đầu của Người là những dấu hiệu quan trọng để Người xác định con đường cứu nước mới cho Việt Nam.
- Dặn dò: Ôn tập phần lịch sử Việt Nam từ 1858 - 1918.
-Bài tập:
bài 25
ôn tập lịch sử việt nam từ năm 1858 đến năm 1918
i. mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần:
1. Kiến thức
- Nắm được nét chính của tiến trình xâm lược của Pháp đối với nước ta.
- Nắm được những nét chính về các cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta, cắt nghĩa được nguyên nhân thất bại của các cuộc đấu tranh đó.
- Thấy rõ bước chuyển biến của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX
2. Tư tưởng, tình cảm
- Củng cố lòng yêu nước, ý chí căm thù bọn thực dân và phong kiến tay sai.
- Lòng kính trọng và biết ơn các anh hùng, chiến sĩ đã hi sinh thân mình cho sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược và giải phóng dân tộc.
3. Kĩ năng
- Củng cố kĩ năng tổng hợp, phân tích, đánh giá....
- Kĩ năng sử dụng các loại tranh, ảnh, lược đồ lịch sử
ii. tiến trình tổ chức ôn tập
 I. Những sự kiện chính
GV yêu cầu HS cùng lập bảng thống kê các sự kiện chính 
Gợi ý: - Kẻ lên bảng khung chưa có sự kiện
 - Lần lượt yêu cầu HS nhớ lại và hoàn thành bảng
Bảng kê các sự kiện chính của tiến trình Pháp xâm lược Việt Nam
(1858 - 1884)
Niên đại 
Sự kiện
1/9/1858
2/1859
2/1862
5/6/1862
6/1867
20/11/1873
18/8/1883
6/6/1884
Pháp đánh chiếm bán đảo Sơn Trà, mở màn xâm lược Việt Nam
Pháp đánh Gia Định
Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì
Kí Hiệp ước Nhâm Tuất
Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì
Pháp đánh thành Hà Nội
Pháp đánh vào Huế, triều đình đầu hàng kí Hiệp ước Hác- Măng
Kí Hiệp ước Pa- tơ- nốt
Bảng kê các sự kiện chính của Phong trào Cần Vương
(1885 - 1896)
Niên đại 
Sự kiện
5/7/1885
13/7/1885
1886- 1887
1883- 1892
1885- 1895
----------------------
1884- 1913
Nửa cuối thế kỉ XIX
Cuộc phản công quân Pháp của phe chủ chiến ở Huế
Ra Chiếu Cần vương
Khởi nghĩa Ba Đình
Khởi nghĩa Bãi Sậy
Khởi nghĩa Hương Khê
------------------------------------------------------------------
Khởi nghĩa Yên Thế
Trào lưu cải cách Duy tân
Bảng kê các sự kiện chính của Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX
(đến năm 1918)
Niên đại 
Sự kiện
1905- 1909
1907
1908
1916
1917
1911
Phong trào Đông du
Đông Kinh nghĩa thục
Cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì
Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế
Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên
Nguyễn Tất Thành bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước
 II Những nội dung chủ yếu
 Gợi ý cách làm:
 - GV nêu từng vấn đề về nội dung
 - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm
Nội dung 1. Vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?
Hướng trả lời: Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản...nhu cầu xâm chiếm thuộc địa. Việt Nam giàu sức người sức của...
Nội dung 2. Nguyên nhân làm cho nước ta biến thành thuộc địa của thực dân Pháp
Hướng trả lời: Thái độ: không kiên quyết, ảo tưởng vào thương lượng, xa rời nhân dân của triều đình Huế. Trách nhiệm thuộc về triều đình Huế.
Nội dung 3. Phong trào Cần Vương.
Hướng trả lời: Nguyên nhân, nét chính về ba cuộc khởi nghĩa lớn, ý nghĩa lịch sử của phong trào
Nội dung 4. Nhận xét chung về phong trào chống Pháp ở nửa cuối thế kỉ XIX
Hướng trả lời: 
+ Qui mô: khắp miền Trung Kì và Bắc Kì, thành phần tham gia bao gồm các sĩ phu, văn thân yêu nước và đông đảo nông dân, rất quyết liệt, tiêu biểu là ba cuộc khởi nghĩa lớn: Ba Đình, Bãi Sậy và Hương Khê.
+ Hình thức và phương pháp đấu tranh: Khởi nghĩa vũ trang (phù hợp với truyền thống đấu tranh của dân tộc)
+ Tính chất: là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
+ ý nghĩa: Chứng tỏ ý chí đấu tranh giành lại độc lập dân tộc của nhân dân ta rất mãnh liệt, không gì tiêu diệt được
Nội dung 5.Những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX
Hướng trả lời:
+ Nguyên nhân sự chuyển biến: tác động của cuộc khai thác của thực dân Pháp ở Việt Nam và những luồng tư tưởng tiến bộ trên thế giới dội vào; tấm gương tự cường của Nhật.
+ Những biểu hiện cụ thể:
 - Về chủ trương đường lối:giành độc lập dân tộc, xây dựng một xã hội tiến bộ (quân chủ lập hiến, dân chủ cộng hoà theo mô hình của Nhật Bản)
 - Về biện pháp đấu tranh: phong phú: Khởi nghĩa vũ trang; duy tân cải cách
 Về thành phần tham gia: đông đảo, nhiều tầng lớp xã hội ở cả thành thị và nông thôn
 II. Bài tập thực hành.
Yêu cầu HS lập bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương theo bảng sau:
Tên cuộc khởi nghĩa
Thời gian
Người lãnh đạo
Địa bàn hoạt động
Nguyên nhân thất bại
ý nghĩa, bài học

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Nhat_Ban.doc