Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Chủ đề họat động tháng 9: Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Chủ đề họat động tháng 9: Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

I. MỤC TIÊU HỌAT DỘNG:

1. Kiến thức: HS hiểu được ý nghĩa, tác dụng và yêu cầu của phương pháp học tập tích cực. Trên cơ sở đó, các em có quyền được biểu đạt và lựa chọn cho mình phương pháp học tập phù hợp với điều kiện và khả năng học tập của bản thân.

2. Thái độ, tình cảm: Có ý thức sẵn sàng giúp đỡ bạn bè, cùng nhau khắc phục khó khăn,học theo phương pháp học tập tích cực.

3. Kĩ năng: Bước đầu biết vận dụng phương pháp học tập tích cực vào các tiết học, moan học cụ thể.

II. NỘI DUNG HỌAT ĐỘNG:

 Gíao viên tổ chức cho học sinh thảo luận đễ hiểu được và vận dụng các nội dung sau:

 Sự cần thiết phải học tập theo phương pháp tích cực.

 Thế nào là phương pháp học tập tích cực?

 Cách thực hiện phương pháp học tập tích cực.

 

doc 3 trang Người đăng quocviet Lượt xem 3416Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Chủ đề họat động tháng 9: Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án HĐNGLL-11:	NS: 18/ 9/ 2008.
Tiết 2:	NTC: 23/ 9/ 2008.
Chủ đề họat động tháng 9
THANH NIÊN HỌC TẬP, RÈN LUYỆN VÌ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, 
HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC.
Họat động 1: Trao đổi về phương pháp học tâp tích cực ở trường THPT.
MỤC TIÊU HỌAT DỘNG:
Kiến thức: HS hiểu được ý nghĩa, tác dụng và yêu cầu của phương pháp học tập tích cực. Trên cơ sở đó, các em có quyền được biểu đạt và lựa chọn cho mình phương pháp học tập phù hợp với điều kiện và khả năng học tập của bản thân.
Thái độ, tình cảm: Có ý thức sẵn sàng giúp đỡ bạn bè, cùng nhau khắc phục khó khăn,học theo phương pháp học tập tích cực.
Kĩ năng: Bước đầu biết vận dụng phương pháp học tập tích cực vào các tiết học, moan học cụ thể.
NỘI DUNG HỌAT ĐỘNG:
	Gíao viên tổ chức cho học sinh thảo luận đễ hiểu được và vận dụng các nội dung sau:
	 Sự cần thiết phải học tập theo phương pháp tích cực.
	 Thế nào là phương pháp học tập tích cực?
	 Cách thực hiện phương pháp học tập tích cực.
CHUẨN BỊ:
Gíao viên: 
 - Xây dựng thể lệ cuộc thi, các nội dung và yêu cầu của cuộc thi để phổ biến cho học sinh.
 - Phân chia các tổ dự thi (4 đội) cử đội trưởng các đội.
 - Phân công người dẫn chương trình(2 người), thư ký(2 người), ban giám khảo 4 người.
 - Phân công chuẩn bị hoa, nước uống, phần thưởng, kê bàn ghế trang trí cho hội thi.
 - Phân công chuẩn bị bảng điểm cho BGK.
 - Mời giáo viên bộ môn, Hội Phụ huynh học sinh cùng tham dự với lớp.
- Cho 5 HS cán sự bộ môn (Sơn, Tài, Lợi, Dương, Hải) viết 5 bài tham luận về các môn học (Tóan, lý, hóa, anh văn, văn).
- Chuẩn bị câu hỏi gợi ý, hứơng dẫn HS thảo luận về cách sử dụng phương pháp học tập tích cực, phát cho HS và BGK.
 	1/ Nêu sự cần thiết phải học tập theo phương pháp tích cực?
	 	2/ Thế nào là phương pháp học tập tích cực?
	3/ Cách thực hiện phương pháp học tập tích cực như thế nào?
	4/ Có bạn cho rằng: Cứ học như cũ vừa đỡ mệt mà vẫn có hiệu quả. Các bạn có nhất trí với ý kiến trên không? 
	5/ Có bạn cho rằng: Tôi không có điều kiện học tập theo phương pháp mới, tôi chỉ có thể học tập như cách học từ trước đến nay. Như vậy tôi có gì sai không? Vì sao?
	6/ Kể một vài tấm gương học tập mà em biết. Học sinh phát biểu cách học, kinh nghiệm học tập của mình.
Chuẩn bị các câu hỏi cho trò chơi ô chử (không phát trước):
1/ Đây là từ chỉ người đi học: Học sinh.
2/ Môn học màhọc sinh phải học từ lớp 1 đến lớp 12.:Môn toán.
3/ Người mà ta phải sống, làm việc học tập theo gương của Người :Hồ Chí Minh.
4/ Mục đích học tập là tích lủy: Kiến thức.
5/ Giải thưởng cao quý cho nhà khoa học: Noben.
6/ Môn học mà ta có thể vận dụng đễ tiếp cận nhiều thông tin trên thế giới: Tin học.
H
O
C
S
I
N
H
M
O
N
T
O
A
N
H
O
C
H
I
M
I
N
H
K
I
E
N
T
H
U
C
N
O
B
E
L
T
I
N
H
O
C
* Yêu cầu trình bày câu hỏi không quá 1 phút, các đội suy nghĩ 30 giây, trả lời không quá 2 phút. BGK trình bày đáp án cũng không quá 2 phút.
* Yêu cầu 4 bạn trong BGK đọc tài liệu chia nhau trả lời các câu hỏi tình huống.
	* GVCN đặt tên cho 4 đội: Tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo.
 2. Học sinh:
- Trong mỗi đội có một đội trưởng, đội trưởng phân công các thành viên trong đội của mình soạn đáp án cho các câu hỏi GV đã đưa ra.
- Mỗi đội sẽ chuẩn bị dự thi phần văn nghệ :Hát, múa, đọc thơ, hoạt cảnh về chủ đề học tập, học sinh.
 - Nếu các đội phải tự ra câu hỏi thì học sinh phải chuẩn bị trước câu hỏi và đáp án nhưng phải đảm bảo bí mật và nộp cho GVCN xét duyệt.
 - Trang trí lớp theo yêu cầu của cuộc thi có hai bàn ở phía trên để hai đội thi đấu ,có khoảng trống làm sân khấu.
 	- Chuẩn bị hoa và phần thưởng cho các đội dự thi. 
 IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 Dự kiến chương trình hội thi diễn ra theo trình tự như sau:
 - MC nêu mục đích và tuyên bố khai mạc, giới thiệu ban giám khảo, thư ký hội thi, đại biểu.
 	 - MC nêu thể lệ hội thi.
	1. Họat động 1:
	* MC giới thiệu các bạn có bài tham luận trình bày bài của mình trước lớp:
	 - HS Sơn trình bày bài tham luận của mình về cách để học tốt môn Tóan. 
	 - MC điều khiển lớp góp ý cho bài tham luận của bạn Sơn, nêu kinh nghiệm học tập của mình để học môn Tóan hơn. Bên cạnh nếu bạn nào có vướng mắc gặp phải khi học môn này cũng nêu ra để bạn Sơn giải trình họăc cả lớp cùng thảo luận.
 	 - HS Tài trình bày bài tham luận của mình về cách để học tốt môn Lý. 
	 - MC điều khiển lớp góp ý cho bài tham luận của bạn Tài, nêu kinh nghiệm học tập của mình để học môn Lý hơn. Bên cạnh nếu bạn nào có vướng mắc gặp phải khi học môn này cũng nêu ra để bạn Tài giải trình họăc cả lớp cùng thảo luận.
 	 - HS Lợi trình bày bài tham luận của mình về cách để học tốt môn Hóa. 
	 - MC điều khiển lớp góp ý cho bài tham luận của bạn Lợi, nêu kinh nghiệm học tập của mình để học môn Hóa hơn. Bên cạnh nếu bạn nào có vướng mắc gặp phải khi học môn này cũng nêu ra để bạn Lợi giải trình họăc cả lớp cùng thảo luận.
	 - HS Dương trình bày bài tham luận của mình về cách để học tốt môn Anh văn. 
	 - MC điều khiển lớp góp ý cho bài tham luận của bạn Dương, nêu kinh nghiệm học tập của mình để học môn Anh văn hơn. Bên cạnh nếu bạn nào có vướng mắc gặp phải khi học môn này cũng nêu ra để bạn Dương giải trình họăc cả lớp cùng thảo luận.
 	 - HS Hải trình bày bài tham luận của mình về cách để học tốt môn Văn. 
	 - MC điều khiển lớp góp ý cho bài tham luận của bạn Hải, nêu kinh nghiệm học tập của mình để học môn Văn hơn. Bên cạnh nếu bạn nào có vướng mắc gặp phải khi học môn này cũng nêu ra để bạn Hải giải trình họăc cả lớp cùng thảo luận.
* MC mời GVBM, PH, GVCN phát biểu ý kiến cho các bài tham luận trên.
2. Họat động 2: Trò chơi ô chử:
- MC cho 4 đội bốc thăm thứ tự quyền chọn chọn câu hỏi hàng ngang, quyền trả lời từ khóa, quyền
trả lời 2 câu hỏi hàng ngang còn lại.
- MC nêu thể lệ trò chơi ô chử: Đúng 1 hàng ngang cho 10 điểm, đúng từ khoá 30 điểm.
- Ban gíam khảo cho điểm bằng cách giơ điểm cho người dẫn chương trình đọc cho thư ký ghi điểm để tổng hợp.
- Thư ký cộng điểm và công bố điểm cho từng đội. 
3. Họat động 3: Thi văn nghệ:
 * MC mời các đội lên tham gia tiết mục văn nghệ của đội mình.
* Ban gíam khảo cho điểm bằng cách giơ điểm cho người dẫn chương trtình đọc cho thư ký ghi điểm để tổng hợp.
* Thư ký cộng điểm và công bố điểm cho từng đội.
	4. Họat động 4:
* Các đội lên sân khấu , mỗi đội bốc thăm1 câu hỏi.
 1/ Đội 1 bốc thăm câu hỏi, suy nghĩ hội ý 30 giây ,trả lời mỗi câu hỏi không quá 2 phút. Sau đó BGK trình bày đáp án. 
 	 2/ Đội 2 bốc thăm câu hỏi, suy nghĩ hội ý 30 giây ,trả lời mỗi câu hỏi không quá 2 phút. Sau đó BGK trình bày đáp án. 
	 3/ Đội 3 bốc thăm câu hỏi, suy nghĩ hội ý 30 giây ,trả lời mỗi câu hỏi không quá 2 phút. Sau đó BGK trình bày đáp án. 
	 4/ Đội 4 bốc thăm câu hỏi, suy nghĩ hội ý 30 giây ,trả lời mỗi câu hỏi không quá 2 phút. Sau đó BGK trình bày đáp án 
* Nếu đội nào không trả lời được câu hỏi thì đội khác trả lời bổ sung.
* Ban gíam khảo cho điểm bằng cách giơ điểm cho người dẫn chương trtình đọc cho thư ký ghi điểm để tổng hợp.
 * Thư ký cộng điểm và công bố điểm cho từng đội. 
 * Thư ký tổng hợp điểm ở 3 họat động (2,3,4).
 * Công bố kết quả1 đội nhất,1 đội nhì, hai đội 3.
 V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
 * Thư ký công bố kết quả hội thi, người dẫn chương trình giới thiệu giáo viên và đại biểu tham dự lên phát biểu ý kiến.
 * Giaó viên chủ nhiệm tổng kết chương trình, nhận xét điểm mạnh, yếu của từng đội tham gia.
phát thưởng cho các đội.
 * Giaó viên chủ nhiệm nêu họat động của tháng sau.
 * Dùng kết quả dự thi xếp thi đua của từng tổ và đánh giá hạnh kiểm của học sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • doc11_Thang 09. PP hoc tap tich cuc o truong THPT.doc