I. CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:
- (1) . là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.
- Các dung dịch axit đều có một số tính chất chung, đó là tính chất của (2) . trong dung dịch.
- (3) . là axit khi tan trong nước phân li nhiều nấc ra cation H+.
- (4) là chất khi tan trong nước phân li ra ion .
- Các dung dịch bazơ đều có một số tính chất chung, đó là tính chất của (5) . trong dung dịch.
- (6) là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation amoni ) và anion gốc axit.
- Muối mà anion gốc axit không còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+ gọi là muối (7) . Nếu anion gốc axit của muối còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+ thì gọi là muối .(8) .
- Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như (9) ., vừa có thể phân li như (10) .
Câu 2: Điền thông tin còn thiếu và đánh dấu ۷ (có, đúng) vào ô trống thích hợp trong bảng sau:
BÀI 2: AXIT – BAZƠ – MUỐI I. CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau: - (1).. là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+. - Các dung dịch axit đều có một số tính chất chung, đó là tính chất của (2).. trong dung dịch. - (3). là axit khi tan trong nước phân li nhiều nấc ra cation H+. - (4) là chất khi tan trong nước phân li ra ion . - Các dung dịch bazơ đều có một số tính chất chung, đó là tính chất của (5)...... trong dung dịch. - (6) là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation amoni ) và anion gốc axit. - Muối mà anion gốc axit không còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+ gọi là muối (7). Nếu anion gốc axit của muối còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+ thì gọi là muối .(8).. - Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như (9)., vừa có thể phân li như (10).. Câu 2: Điền thông tin còn thiếu và đánh dấu ۷ (có, đúng) vào ô trống thích hợp trong bảng sau: HỢP CHẤT THUỘC LOẠI PHƯƠNG TRÌNH ĐIỆN LI Axit Bazơ Muối Hiđroxit lưỡng tính HCl CH3COOH NaOH NaCl Zn(OH)2 H2SO4 Ba(OH)2 NH4Cl Al(OH)3 H2CO3 H2S H3PO4 NaHSO4 NaHSO3 NaHCO3 Câu 3: a. Để trung hòa 40 ml dung dịch H2SO4 0,25M cần 50 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Tính giá trị của x. b. Khi cho 100 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch HCl thì phản ứng xảy ra vừa đủ. Tính nồng độ mol của HCl. c. Hoà tan 17 gam hỗn hợp NaOH, KOH, Ca(OH)2 vào nước được 500 gam dung dịch X. Để trung hoà 50 gam dung dịch X cần dùng 40 gam dung dịch HCl 3,65%. Cô cạn dung dịch sau khi trung hoà thu được bao nhiêu gam muối khan? d. Lấy 500 ml dung dịch chứa đồng thời HCl 1,98M và H2SO4 1,1M trộn với V lít dung dịch chứa NaOH 3M và Ba(OH)2 4M thì trung hoà vừa đủ. Tính giá trị của V. II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Trắc nghiệm lý thuyết ● Mức độ nhận biết Câu 1: Hợp chất nào sau đây có tính lưỡng tính? A. Al(OH)3. B. Ba(OH)2. C. Fe(OH)2. D. Cr(OH)2. Câu 2: Chất nào sau đây là bazơ? A. Na2SO4. B. NaOH. C. HCl. D. KCl. Câu 3: Muối nào sau đây là muối axit? A. Na3PO4. B. Ca(HCO3)2. C. NH4NO3. D. CH3COOK. Câu 4: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ? A. HCl. B. NaCl. C. K2SO4. D. KOH. Câu 5: Muối nào sau đây là muối trung hòa? A. NH4NO3. B. Na2HPO4. C. Ca(HCO3)2. D. KHSO4. Câu 6: Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím? A. Na2SO4. B. NaOH. C. HCl. D. KCl. Câu 7: Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím? A. HCl. B. Ba(OH)2. C. Na2SO4. D. HClO4. Câu 8: Chất nào dưới đây là chất lưỡng tính? A. CuSO4. B. Fe(OH)3. C. Al. D. Zn(OH)2. ● Mức độ thông hiểu Câu 9: Dung dịch hỗn hợp nào sau đây chứa 3 loại ion (bỏ qua sự điện li của nước)? A. NaCl, Ba(OH)2. B. KOH, CH3COONa. C. NaCl, Na2SO4. D. CuSO4, HCl. Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Trong nước, HCl phân li ra cation H+ và anion Cl-. B. Axit nhiều nấc khi tan trong nước phân li nhiều nấc ra cation H+. C. Hiđroxit lưỡng tính khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ. D. Mg(OH)2 là hiđroxit lưỡng tính. Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Dung dịch axit chứa cation H+. B. Dung dịch bazơ chứa anion OH-. C. Dung dịch muối chứa cation kim loại hoặc cation NH4+. D. Axit H3PO4 là axit 2 nấc. Câu 12: Dung dịch hỗn hợp NaCl và K2SO4 có chứa mấy loại ion khác nhau (bỏ qua sự điện li của nước)? A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 13: Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Zn(OH)2. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 14: Cho các hiđroxit sau: Zn(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)2, Cr(OH)3, Cr(OH)2. Số hiđroxit có tính lưỡng tính là A. 6. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 15: Cho các nhận định sau: (a) Axit là những chất khi tan trong nước phân li ra cation H+. (b) Bazơ là những chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-. (c) Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ. (d) Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại hoặc cation NH4+ và anion gốc axit. (e) Zn(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)3, NaOH là những hiđroxit lưỡng tính. Số nhận định đúng là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. 2. Trắc nghiệm tính toán ● Mức độ thông hiểu Câu 16: Để trung hòa 20 ml dung dịch HCl 0,1M cần 10 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị của x là A. 0,1. B. 0,3. C. 0,2. D. 0,4. Câu 17: Cho 50 ml dung dịch HNO3 1M vào 100 ml dung dịch KOH nồng độ x mol/l, sau phản ứng thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Giá trị của x là A. 0,3. B. 0,8. C. 0,5. D. 1,0. ● Mức độ vận dụng Câu 18: Trộn lẫn 500 ml dung dịch NaOH 0,1M với 400 ml dung dịch H2SO4 0,1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được bao nhiêu gam muối khan? A. 5,68 gam. B. 3,55 gam. C. 5,02 gam. D. 2,84 gam. Câu 19: Cho 200 ml dung dịch NaOH 1M tác dụng với 200 ml dung dịch H3PO4 0,5M, muối thu được có khối lượng là A. 15,8 gam. B. 14,2 gam. C. 16,4 gam. D. 11,9 gam. Câu 20: Dung dịch X chứa KOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M. Dung dịch Y gồm H2SO4 0,25M và HCl 0,75M. Thể tích dung dịch X cần vừa đủ để trung hòa 40 ml dung dịch Y là A. 0,25 lít. B. 0,125 lít. C. 0,063 lít. D. 0,15 lít.
Tài liệu đính kèm: