Giáo án Hóa học 11 - Tiết 24 - Bài 15: Cacbon

Giáo án Hóa học 11 - Tiết 24 - Bài 15: Cacbon

 1. Kiến thức

1.1 HS viết được cấu hình electron nguyên tử và xác định vị trí của C trong BTH.

1.2 So sánh sự khác nhau về cấu trúc, tính chất vật lý của kim cương và than chì.

1.3 Nêu được ứng dụng môt số dạng thù hình của C

1.4 Giải thích được tại sao C vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa và tính khử là chủ yếu.

1.5 Nêu được trạng thái tự nhiên của C.

1.6 Giải thích được tại sao khi đốt than lại gây ô nhiễm môi trường.

 1.7 Giải thích được tại sao đốt than trong phòng kín gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

 2.Kỹ năng

 - Viết được cấu hình e nguyên tử C.

 - Viết các PTHH minh họa TCHH của C.

 - Làm việc nhóm.

 -Tự nghiên cứu sgk và tóm tắt.

 

docx 10 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 869Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 11 - Tiết 24 - Bài 15: Cacbon", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên hướng dẫn: 
Giáo sinh: Nguyễn Thị Đông
Ngày soạn: Ngày dạy: 
Lớp: 11A2 Trường:
TIẾT 24.BÀI 15. CACBON
I. MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức 
1.1 HS viết được cấu hình electron nguyên tử và xác định vị trí của C trong BTH.
1.2 So sánh sự khác nhau về cấu trúc, tính chất vật lý của kim cương và than chì.
1.3 Nêu được ứng dụng môt số dạng thù hình của C
1.4 Giải thích được tại sao C vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa và tính khử là chủ yếu.
1.5 Nêu được trạng thái tự nhiên của C.	
1.6 Giải thích được tại sao khi đốt than lại gây ô nhiễm môi trường.
 1.7 Giải thích được tại sao đốt than trong phòng kín gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
 2.Kỹ năng
 - Viết được cấu hình e nguyên tử C.
 - Viết các PTHH minh họa TCHH của C.
 - Làm việc nhóm.
 -Tự nghiên cứu sgk và tóm tắt.
 3.Thái độ
 -Giáo dục tình yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
 -Biết cách sử dụng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
 -Học sinh tích cực chủ động, sáng tạo say mê môn học .
4.Định hướng phát triển năng lực 
 -Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: Viết các CTPT của hợp chất
 -Năng lực tự chủ và tự học: Tự nghiên cứu sgk
 -Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm
 - Năng lực tính toán: làm bài tập tính toán trong phiếu học tập
 - Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết các tình huống GV đưa ra
 II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
- Thuyết trình, đàm thoại gợi mở.
- Sử dụng trò chơi.
- Hợp tác nhóm.
III.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH 
 1.Giáo viên
 -Giáo án , PowerPoint, phiếu học tập, giấy A0 , hộp đựng từ khóa phần TCVL, băng dính, nam châm
 2.Học sinh
 -Kiến thức về tinh thể kim cương lớp 10.
 -Tính chất hóa học của C lớp 9.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1. Khởi động ( 3 phút)
 a, Mục tiêu : Tạo tâm thế thoải mái cho HS trước khi học bài mới.
b,Phương thức tổ chức : - GV chiếu cho HS hình ảnh về vụ cháy rừng Amazon .
 - Hỏi HS liên tưởng đến vấn đề gì.
 - Từ đó GV dẫn dắt vào bài.
 c,Sản phẩm của HS: Có nhiều câu trả lời khác nhau,
d) Đánh giá kết quả hoạt động: Tình huống mở đầu có thể phỏng đoán được kết quả.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1 Tìm hiểu về vị trí và cấu hình e nguyên tử ( 5 phút)
 a, Mục tiêu: 1.1
 b, Phương thức tổ chức hoạt động 
 -Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân: Đóng vai là nguyên tử C hãy giới thiệu về bản thân mình ( cấu hình e nguyên tử, ô, chu kì, nhóm) biết Z= 6
 -Mời HS trả lời và chốt lại kiến thức 
c,Sản phẩm của học sinh
-Cấu hình e : 1s22s22p2
-Ô số 6, chu kì 2, nhóm IVA
Hoạt động 2.2 Tính chất vật lí (8 phút)
a, Mục tiêu: 1.2 , 1.3
b, Phương thức hoạt động
 - GV tổ chức trò chơi , chia lớp thành 3 nhóm và phổ biến luật chơi : GV có 3 tờ giấy A0 đã kẻ nội dung còn thiếu và 3 hộp đựng các từ khóa về các dạng thù hình của C. Yêu cầu các nhóm phải dán được từ còn thiếu vào chỗ trống nhanh và chính xác trong vòng 5 phút. Đội nào nhanh nhất và chính xác nhất thì sẽ dành chiến thắng. Đội thắng cuộc sẽ có 1 phần quà từ GV.
 - GV đưa ra 1 số câu hỏi:
 Câu 1: Tại sao khi nấu cơm bị khê người ta thường bỏ 1 mẩu than vào trong ?
 Câu 2: Dao cắt kim cương thường được làm từ vật liệu nào ?
c, Sản phẩm của HS
 - HS dán được đúng từ khóa còn thiếu vào bảng.
 - HS trình bày được 3 loại thù hình của C: đặc điểm cấu tạo, TCVL, ƯD của nó.
 - Trả lời được câu hỏi phụ của GV.
d) Đánh giá kết quả HĐ: Thông qua hoạt động nhóm, GV nhận xét và chốt kiến thức trọng tâm.
Hoạt động 3.Tính chất hóa học ( 20 phút)
a) Mục tiêu: 1.4, 1.5, 1.6
b) Phương thức hoạt động
GV đưa ra 1 số câu hỏi:
Câu 1: Trong các dạng tồn tại của C, dạng nào hoạt động hóa học mạnh nhất?
Câu 2: Hãy dự đoán TCHH của C ( dựa vào vị trí, cấu hình e)
-HS hoạt động cá nhân.
-Sản phẩm của HS:
+ C vô định hình hoạt động hơn cả về mặt hóa học.
+ C vừa có tính khử vừa có tính OXH nhưng tính khử là chủ yếu.
1. Tính khử 
*Phương thức tổ chức hoạt động:
- GV: C thể hiện tính khử khi tác dụng với những chất như thế nào ?
- GV: Cho HS xem video thí nghiệm khi cho cacbon tác dụng với axit nitric.Yêu cầu HS nêu hiện tượng và giải thích.
- GV phát phiếu học tập số 1, yêu cầu HS hoàn thành
+ Viết PTHH của phản ứng giữa C với O2 
+ Viết phương trình phản ứng giữa C với hợp chất có tính OXH mạnh HNO3,KClO3, H2SO4 đ.
+ Ghi rõ sự thay đổi số OXH của C để chứng minh tính khử của C.
- Hoạt động cặp đôi : Lên bảng viết PTPƯ minh họa.
- GV: Cho nhóm khác nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức. 
- GV đưa ra 1 số câu hỏi :
 Câu 1: Tại sao đốt than lại gây ô nhiểm môi trường ?
 Câu 2 : Vào mùa đông có nên sưởi ấm bằng bếp than ở trong phòng không ? Vì sao?
*Sản phẩm của học sinh :
1.Tính khử
 a)Tác dụng với oxi : 
 b)Tác dụng với hợp chất
- Trả lời câu hỏi của GV
2.Tính oxi hóa
 - GV đưa ra các PTHH yêu cầu HS hoàn thành:
 - GV: Giới thiệu về canxi cacbua
Hoạt động 4: Trạng thái tự nhiên của C( 4 phút)
 -GV đặt câu hỏi: C trong tự nhiên tồn tại dưới những dạng nào ? Kể tên 1 số chất chứa C trong tự nhiên.
 -HS: Dựa vào sgk để trả lời
Hoạt động 5: Ứng dụng và điều chế
 -HS nghiên cứu sgk phát biểu ứng dụng và điều chế C
 *Đánh giá kết quả hoạt động: Có câu hỏi cụ thể cho HS hoạt động để tiếp thu kiến thức mới
Hoạt đông 3.LUYỆN TẬP ( 5 phút)
Mục tiêu:- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học
 -Phát triển năng lực tính toán và giải quyết vấn đề
 b)Phương thức hoạt đông
 -GV cho HS làm bài tập trong SGK
 -Phát phiếu hoc tập củng cố 
 c) Sản phẩm của HS
 -Trả lời được câu hỏi trong SGK và phiếu học tập
 d) Đánh giá kết quả hoạt động: Có câu hệ thống câu hỏi, bài tập vận dụng trực tiếp kiến thức mới
V.PHỤ LỤC
Kim cương 
Than chì 
C vô định hình
Cấu trúc
TCVL
Ứng dụng
PHIẾU HOC TẬP SỐ 1
-Viết các PTHH của phản ứng giữa C với O2
-Viết PTHH của phản ứng giữa C với hợp chất : HNO3,H2SO4 ,CuO
-Ghi rõ sự thay đổi số oxi hóa của PƯ để chứng minh tính khử của C
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
1. Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng ?
A. Kim cương là cacbon hoàn toàn tinh khiết, trong suốt, không màu, không dẫn điộn.
B. Than chì mềm do có cấu trúc lớp, các lớp lân cận liên kết với nhau bằng lực tương tác yếu.
C. Than gỗ, than xương có khả năng hấp phụ các chất khí và chất tan trong dung dịch.
D. Khi đốt cháy cacbon, phản ứng toả nhiều nhiệt, sản phẩm thu được chỉ là khí cacbonic.
2. Loại than nào sau đây không có trong thiên nhiên ?
A. Than chì    B.Than nâu
B. Than antraxit D.Than cốc
3.Mặt nạ thải độc dùng để phòng đôc thường có thành phần từ :
A.CuO và MgO C.Than hoạt tính
B.CuO và MnO2 D.CuO và Na2O
4. . Đốt một mẫu than chì chứa tạp chất lưu huỳnh trong oxi. Cho hỗn hợp khí thoát ra tác dụng với lượng dư dung dịch brom, thấy có 0,32 g brom đã phản ứng. Cho khí thoát ra khỏi dung dịch brom tác dụng với lượng dư nước vôi trong, thu được 10 g kết tủa.Xác định phần trăm khối lượng của cacbon trong mẫu than chì
A.94,36% C.96,7%
B.94,94 % D.98%
5. Để xác định hàm lượng phần trăm cacbon trong một mẫu gang trắng, người ta đốt mẫu gang trong oxi dư. Sau đó, xác định lượng khí CO2  tạo thành bằng cách dẫn khí qua nước vôi trong dư ; lọc lấy kết tủa, rửa sạch, sấy khô rồi đem cân. Với một mẫu gang khối lượng là 5 g và khối lượng kết tủa thu được là 1 g thì hàm lượng (%) cacbon trong mẫu gang là bao nhiêu ?
A. 2.4 C.3.6
B.4,8 D.6,4
VI. RÚT KINH NGHIỆM
 Giáo sinh
 Đông
 Nguyễn Thị Đông
Tiêu chí đánh giá các hoạt động học :
 - Hoạt động 1. Khởi động: mức 3 vì vào vấn đề gắn với kinh nghiệm sống của HS.
 - Hoạt động 2. Hình thức kiến thức mới : mức 2 vì có câu hỏi, lệnh cụ thể cho HS hoạt động để tiếp thu kiến thức mới, giải quyết được vấn đề mở đầu.
- Hoạt đông 3. Luyện tập : mức 2 vì có hệ thống câu hỏi cụ thể nhằm rèn luyện các kĩ năng cụ thể.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_11_tiet_24_bai_15_cacbon.docx