Giáo án Hóa học 11 - Bài học 32: Ankin

Giáo án Hóa học 11 - Bài học 32: Ankin

 Bài 32: ANKIN

I. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

1. Kiến thức

Biết được :

- Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí (quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan) của ankin.

- Tính chất hoá học của ankin : Phản ứng cộng H2, Br2, HX ; Phản ứng thế nguyên tử H linh động của ank-1-in ; phản ứng oxi hoá).

- Điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

2. Kĩ năng

- Quan sát được thí nghiệm, mô hình phân tử, rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất của ankin.

- Viết được công thức cấu tạo của một số ankin cụ thể.

- Dự đoán được tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận.

- Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của axetilen.

- Phân biệt ank-1-in với anken bằng phương pháp hoá học.

3. Thái độ:

- Giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của ankađien và các sản phẩm trùng hợp của ankađien trong đời sống, sản xuất. Từ đó tạo cho học sinh niềm hứng thú tích cực trong học tập, tìm tòi sáng tạo để chiếm lĩnh tri thức.

- Yêu môn hoá học hơn và khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo để chiếm lĩnh tri thức.

 

doc 3 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 828Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 11 - Bài học 32: Ankin", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Người soạn: Huỳnh Minh Trung
 Bài 32: ANKIN
I. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
1. Kiến thức
Biết được :
- Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí (quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan) của ankin.
- Tính chất hoá học của ankin : Phản ứng cộng H2, Br2, HX ; Phản ứng thế nguyên tử H linh động của ank-1-in ; phản ứng oxi hoá).
- Điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. 
2. Kĩ năng
- Quan sát được thí nghiệm, mô hình phân tử, rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất của ankin.
- Viết được công thức cấu tạo của một số ankin cụ thể.
- Dự đoán được tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận.
- Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của axetilen.
- Phân biệt ank-1-in với anken bằng phương pháp hoá học. 
3. Thái độ:	
- Giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của ankađien và các sản phẩm trùng hợp của ankađien trong đời sống, sản xuất. Từ đó tạo cho học sinh niềm hứng thú tích cực trong học tập, tìm tòi sáng tạo để chiếm lĩnh tri thức.
- Yêu môn hoá học hơn và khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo để chiếm lĩnh tri thức.
4. Các năng lực cần hướng tới cho học sinh:
- Sử dụng ngôn ngữ hóa học. (gọi tên các chất)
- Tính toán hóa học. 
- Năng lực tự học.
- Vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn. 
5. Trọng tâm:
- Dãy đồng đẳng, đặc điểm cấu trúc phân tử, đồng phân và cách gọi tên theo danh pháp thông thường, danh pháp hệ thống của ankin.
- Tính chất hoá học của ankin 
- Phương pháp điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.
II. Chuẩn bị :
- GV : Tranh vẽ hoặc mô hình rỗng, mô hình đặc của phân tử axetilen.
- Dụng cụ: ống nghiệm, nút cao su kèm ống dẫn khí, cặp ống nghiệm, đèn cồn, bộ giá thí nghiệm.
- Hoá chất: CaC2, dung dịch KMnO4, dung dịch Br2.
- HS : chuẩn bị bài trước , xem lại bài cũ.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- PP đàm thoại gợi mở.
- PP nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- PP thuyết trình.
- PP trực quan sinh động.
IV. Các hoạt động trên lớp:
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài củ : ( 5phút )
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới : 40 phút
- Tiết vừa rồi chúng ta tìm hiểu xong Anken và Ankađien, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu 1 loại hidrocacbon tiếp theo mà trong phân tử có chứa liên kết 3, đó chính là Ankin.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp
- GV yêu cầu HS nêu định nghĩa Ankin.
- Từ định nghĩa hãy viết một vài công thức của các chất trong dãy đồng đẳng ankin ? Từ đó đưa ra CTC của ankin.
- HS trả lời.
I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp:
1. Dãy đồng đẳng ankin:
- Ankin là những hiđrôcacbon mạch hở có một liên kết ba trong phân tử .
- Dãy đồng đẳng của axetilen có công thức chung là CnH2n-2 ( n≥2 )
Ví dụ :
 HC º CH , CH3 - C º CH
- GV yêu cầu HS viết các đồng phân của ankin ứng với CTPT C4H6 và C5H8 ?
- HS trả lời.
2. Đồng phân:
- Từ C4 trở đi có đồng phân vị trí liên kết ba, từ C5 trở đi có thêm đồng phân mạch cacbon.
C5H8 HC º C-CH2-CH2-CH3
 CH3-C º C-CH2-CH3
 HCº C-CH(CH3)-CH3
- Gv hướng dẫn Hs gọi tên theo danh pháp IUPAC và danh pháp thông thường.
Hs rút ra quy tắc gọi tên : tương tự gọi tên anken thay đuôi en thành đuôi in.
- Tên thông thường :
Gốc ankyl + axetilen
3.Danh pháp : 
 a. Tên thông thường : 
 Tên = tên gốc ankyl liên kết với ngtử C của lkết 3 + axetilen
vd: 
 HC º CH : axetilen
 HC º C-CH3: metylaxetilen
CH3-C º C-CH2CH3:etylmetylaxetilen
 b. Tên thay thế : 
Tên = Số chỉ nhánh – tên nhánh – tên mạch chính – số chỉ liên kết ba – in 
HC º CH HC º C-CH3
Etin Propin
HC º C-CH2CH3 : But-1-in
HCºC-CH2CH2CH3 :Pent-1-in
CH3-CºC-CH2CH3 :Pent-2-in
Hoạt động 2: Tính chất vật lí
- GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK nêu tính chất vật lí của Ankin.
HS tham khảo SGK nhận xét tính chất vật lí. 
II. Tính chất vật lí.
- Các ankin có nhiệt độ sối cao hơn và có khối lượng riêng lớn hơn các anken tương ứng 
- Ankin không tan trong nước, nhẹ hơn nước 
V. Tổng kết.
Tổng kết:
- Yêu cầu HS nêu định nghĩa và CTC Ankin.
- Yêu cầu HS gọi tên các đồng phân của C5H8.
Dặn dò:
- Về nhà làm BT1/145.
- Chuẩn bị phần tiếp theo Tính chất hóa học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_11_bai_hoc_32_ankin.doc