Giáo án Hóa học 11 - Bài 40: Ancol

Giáo án Hóa học 11 - Bài 40: Ancol

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC

1- Về kiến thức

+ Học sinh trình bày được:

- Khái niệm và đặc điểm cấu tạo phân tử của ancol

- Cách phân loại ancol theo một vài cách khác nhau

- Cách gọi tên ancol theo tên thường và tên thay thế

- Tính chất vật lý quan trọng của ancol: nhiệt độ sôi, độ tan, khối lượng riêng của ancol

- Các tính chất hóa học cơ bản của ancol

- Phương pháp điều chế và ứng dụng của ancol

+ Học sinh viết được các loại đồng phân của ancol

 + Hiểu được nguyên nhân của độ tan và nhiệt độ sôi của ancol: là do có liên kết hiđro

 + Hiểu nguyên nhân gây ra các tính chất hóa học cơ bản và đặc trưng của ancol đơn chức, đa chức

 + Hiểu được các tính chất hóa học của ancol: phản ứng thế H của nhóm OH, phản ứng thế nhóm OH, phản ứng tách nước, phản ứng oxi hóa của ancol

 

docx 7 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 18814Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 11 - Bài 40: Ancol", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên hướng dẫn: Phí Đức Hiệp	 Lớp: 11A13
Giáo sinh thực tập: Ngô Thị Loan	 Ngày soạn 28/02/2017
Bài 40: ANCOL
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Về kiến thức
+ Học sinh trình bày được:
Khái niệm và đặc điểm cấu tạo phân tử của ancol
Cách phân loại ancol theo một vài cách khác nhau
Cách gọi tên ancol theo tên thường và tên thay thế
Tính chất vật lý quan trọng của ancol: nhiệt độ sôi, độ tan, khối lượng riêng của ancol
Các tính chất hóa học cơ bản của ancol
Phương pháp điều chế và ứng dụng của ancol
+ Học sinh viết được các loại đồng phân của ancol
 + Hiểu được nguyên nhân của độ tan và nhiệt độ sôi của ancol: là do có liên kết hiđro
 + Hiểu nguyên nhân gây ra các tính chất hóa học cơ bản và đặc trưng của ancol đơn chức, đa chức
 + Hiểu được các tính chất hóa học của ancol: phản ứng thế H của nhóm OH, phản ứng thế nhóm OH, phản ứng tách nước, phản ứng oxi hóa của ancol
Về kĩ năng
Viết được các đồng phân của ancol 
Xác định được bậc của ancol
Nhận biết ancol đa chức với ancol đơn chức dựa vào tính chất hóa học đặc trưng
Biết cách quan sát hiện tượng và phân tích thí nghiệm
Giải các bài tập liên quan: tính toán, viết dãy chuyển hóa lập công thức phân tử, viết CTCT
Về thái độ, tình cảm
Tầm quan trọng của rượu trong đời sống hàng ngày cũng như trong công nghiệp, hóa học luôn gắn liền với thực tế
Sử dụng hợp lý ancol để tránh nguy hiểm, tự bảo vệ mình trước tác hại của ancol
Năng lực
Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào giải quyết các vấn đề của cuộc sống
TRỌNG TÂM
Đặc điểm cấu tạo của ancol, đồng phân, danh pháp của ancol
Quan hệ giữa đặc điểm cấu tao với tính chất vật lí (nhiệt độ sôi, tính tan)
Tính chất hoá học
Phương pháp điều chế ancol
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Phương pháp đàm thoại gợi mở
Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan: mô hình thí nghiệm
Phương pháp thuyết trình
Phương pháp sử dụng sách giáo khoa
CHUẨN BỊ
Giáo viên
Hóa chất: dd CuSO4, dd NaOH, dd glixerol
Giáo án, bài giảng
Học sinh
Ôn bài cũ và đọc và ghi chép bài mới
Sách giáo khoa cơ bản Hóa 11
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1, Kiếm tra sĩ số và ổn định lớp
2, Kiểm tra bài cũ: Không
3, Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình bài dạy
Hoạt động 1: Tìm hiểu về định nghĩa, phân loại, CTTQ.
GV: Cho các ví dụ sau:
(1): CH3OH, CH3-CH2-OH, CH3-CH2-CH2OH
(2): CH2=CH-CH2-OH, C6H5-CH2-OH
(3): CH2OH-CHOH-CH2OH, CH2OH-CH2OH.
GV: Đặt câu hỏi : Nhận xét các chất có gạch chân ở phía dưới, cho biết chúng gồm có nhóm chức gì và nhóm chức đó liên kết với cacbon gì?
GV: Khẳng định các chất đã đưa ra là ancol. Dựa vào đặc điểm vừa nhận xét, yêu cầu HS đưa ra định nghĩa ancol. 
GV: Đưa ra một số chất sau: CH2=CH-OH, 
, , 
Yêu cầu HS nhận xét xem đó có phải là ancol không? Từ đó đưa ra một số lưu ý.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách phân loại các ancol.
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu sgk và cho nhận xét xem có bao nhiêu cách phân loại ancol? Lấy ví dụ từng loại.
GV: Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa bậc C từ đó suy ra bậc ancol. Sau đó, xác định bậc của 1 số ancol sau:
, , , CH3CH2OH.
3, Hoạt động 3: Tìm hiểu về công thức tổng quát
GV: Đưa ra CTTQ của ancol
GV: Yêu cầu HS tìm CTTQ của ancol no, đơn chức, mạch hở.
4, Hoạt động 4: Đồng phân, danh pháp.
GV: yêu cầu HS lên viết ĐP ancol từ CH4O đến C4H10O?
GV: Yêu cầu HS phân tích công thức cấu tạo các ancol đã viết và kết luận ancol no đơn chức có mấy loại đồng phân? Từ ancol có mấy nguyên tử C thì có đồng phân?
GV: Yêu cầu HS gọi tên các đồng phân đã viết theo 2 cách: tên thông thường và tên thay thế.
5, Hoạt động 5: Tính chất vật lí
GV: Theo dõi bảng 8.2 sgk- 181 cho biết trạng thái, nhiệt độ sôi, độ tan của các ancol?
GV: Tại sao ancol lại có nhiệt độ sôi cao hơn so với hiđrocacbon có cùng phân tử khối hoặc đồng phân ete của nó? Và tại sao ancol lại tan nhiều trong nước.
GV: Mô tả liên kết hidro giữa các phân tử ancol và giữa các phân tử ancol với nước.
*Mở rộng: 
Ancol thường ngày ta hay sử dụng đó chính là ancol Etylic ( C2H5-OH) có nhiệt độ sôi là 78 0C, chính vì vậy người ta sử dụng phương pháp chưng cất hỗn hợp rượu nước để thu được ancol nguyên chất. Cùng thuộc dãy đồng đẳng của C2H5OH là CH3OH rất độc, không dùng để uống một lượng nhỏ có thể gây mù lòa, lượng lớn có thể tử vong. Cần phải phân biệt 2 ancol này.
6, Hoạt động 6: Phản ứng thế của H của nhóm OH
a, Tính chất chung của ancol
GV: Yêu cầu HS đọc thí nghiệm trong sách giáo khoa, nêu hiện tượng của thí nghiệm? Khí thoát ra là khí gì, cách nhận biết là khí H2 bằng thí nghiệm nào?
GV: Nếu gọi công thức tổng quát của ancol đơn chức là R-OH, viết PTHH tổng quát với Na? Đọc tên sản phẩm?
GV: Tương tự như ancol đơn chức, tất cả các anol còn lại và ancol đa chức cũng có phản ứng này. Đứng tại chỗ viết PTHH tổng quát của ancol đa chức 
R-(OH)n với Na
b, Tính chất đặc trưng của glixerol
GV: Làm thí nghiệm và yêu cầu học sinh theo dõi, nhận xét hiện tượng xảy ra.
TN1: Ống nghiệm gồm có Cu(OH)2 và C2H5OH
TN2: Ống nghiệm gồm có Cu(OH)2 và C3H5(OH)3
Cả 2 TN đều lắc đều rồi quan sát hiện tượng.
GV: Vậy thì Cu(OH)2 đã phản ứng với ancol nào? Viết PTHH chứng minh? Đọc tên sản phẩm?
GV: Ngoài Glixerol ra, các poliancol có 2 nhóm OH đính vào 2 nguyên tử liền kề đều có tính chất giống nhau.
→Vậy, để nhận biết các poliancol có 2 nhóm OH đính vào 2 nguyên tử cacbon liền kề người ta sử dụng thuốc thử gì?
7, Hoạt động 7: Phản ứng thế nhóm OH
a, Phản ứng với axit vô cơ
GV: Yêu cầu 1 HS đứng tại chỗ đọc sách giáo khoa phần a.
GV: Yêu cầu 1 HS đứng tại chỗ đọc sản phẩm của phản ứng C2H5-OH với HBr. Yêu cầu đọc tên sản phẩm?
GV: Nhận xét, ancol có thể tác dụng với một số axit mạnh như H2SO4 ( đậm đặc lạnh), HNO3 (đậm đặc), HX (X là Brom, Clo)
b,Phản ứng với ancol
GV: Yêu cầu HS tự đọc sách giáo khoa và cho biết sản phẩm phản ứng khi đun ancol etylic trong điều kiện nhiệt độ 140 0C có H2SO4 đặc xúc tác.
GV: Viết phản ứng tương tự nhưng thay là hỗn hợp 2 ancol CH3-OH và C2H5-OH
GV: Nhận xét về số lượng ete thu được khi cho n ancol tham gia phản ứng.
8, Hoạt động 8: Phản ứng tách nước
GV: Viết PTHH và nêu điều kiện phản ứng. Lưu ý điều kiện nhiệt độ so với phản ứng tạo ete.
GV: Có phải tất cả các ancol no, đơn chức mạch hở đều tham gia phản ứng tách nước không? Viết PTHH minh họa?
GV: Vậy với ancol bậc 2 thì phản ứng xảy ra như thế nào?
GV: Yêu cầu HS đọc sách giáo khoa và phát biểu qui tắc Zai-xep
9, Hoạt động 9: Phản ứng oxi hóa
a, Phản ứng oxi hóa hoàn toàn
GV: Yêu cầu HS viết phản ứng đốt cháy ancol etylic và phản ứng tổng quát của ancol no, đơn chức mạch hở.
GV: So sánh số mol của H2O và CO2, giống chất nào đã được học? Rút ra công thức tính nhanh trong các bài tập tính toán.
b, Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn
GV: Ngoài phản ứng oxi hóa hoàn toàn (đốt cháy), ancol no đơn chức, mạch hở còn có phản ứng oxi hóa không hoàn toàn. Yêu cầu 1 HS đứng tại chỗ đọc sách.
GV: Phân tích pthh trong sách xác định xem đây là loại phản ứng gì bằng cách xác định số oxi hóa của Cu trước và sau phản ứng.
GV: Chất nào đã phản ứng với ancol, có phải tất cả các ancol đều bị oxi hóa không? Sản phẩm của chúng giống hay khác nhau?
GV: Chú ý trong điều kiện oxi hóa mạnh thì ancol bậc III, bị gãy mạch cacbon.
10, Hoạt động 10: Điều chế và ứng dụng
1, Điều chế
a, Etanol
GV: Liên hệ tính chất hóa học của anken đã học để dẫn dắt điều chế ancol etylic.
GV: Liên hệ cách nấu rượu trong dân gian để dẫn dắt cách điều chế từ tinh bột.
GV: Trên thực tế em biết những loại nguyên liệu nào có thể điều chế C2H5OH
b, Metanol 
GV: Giới thiệu cho HS biết điều chế CH3OH từ nguyên liệu là dầu mỏ.
GV: Giới thiệu các PTHH thường gặp để điều chế CH3OH
2, Ứng dụng
GV: Yêu cầu HS đọc sgk và kiến thực thực tế để biết được ứng dụng của ancol.
I-ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI
1, Định nghĩa
Ancol là hợp chất hữu cơ có nhóm OH liên kết trực tiếp với C no.
-Lưu ý:
+OH lk với C không no VD: CH2=CH-OH →Không bền, bị chuyển thành CH3CHO.
+OH liên kết trưc tiếp với C vòng thơm VD 
+Nhiều OH liên kết với 1C thì sẽ không bền và sẽ chuyển sang hợp chất tương ứng:
2, Phân loại
-Có nhiều cách phân loại ancol
+Dựa vào gốc CxHy gồm: ancol no, ancol không no, ancol thơm.
+Dựa vào số lượng nhóm chức: ancol đơn chức ROH, ancol đa chức R(OH)a (a≥2).
+Dựa vào bậc C: ancol bậc 1, ancol bậc 2, ancol bậc 3.
3, Công thức tổng quát
-R(OH)a (a≥1)
-CnH2n+2-2k-a(OH)a (n≥1, k≥0, a≥1) và k = số pi + số vòng
-CnH2n+2-2kOa (n≥1, k≥0, a≥1)
- Ta có công thức của một số dãy ancol hay gặp
+ Ancol no, đơn chức, mạch hở: CnH2n+1OH với n≥1 ví dụ CH3OH, CH3CH2OH
+ Ancol no, đa chức, mạch hở: CnH2n+2-a(OH)a với n≥2, a≥2 . Ví dụ: C2H4(OH)2, C3H5(OH)3
II, ĐỒNG PHÂN, DANH PHÁP
a, Đồng phân
- Ancol no mạch hở, đơn chức có 2 loại đồng phân của : Đồng phân mạch cacbon và vị trí nhóm -OH. Từ ancol có 3C trở lên sẽ có đồng phân.
- Ngoài ra ancol còn có đồng phân khác nữa đó là đồng phân ete ví dụ: cùng là CTPT C2H6O có 2 ĐP là CH3CH2OH, và CH3OCH3.
b, Danh pháp:
-Tên thông thường
+ Tên ancol = ancol+ tên gốc ankyl + “ic”
-Tên thay thế
+ Tên ancol= tên hidrocacbon ứng với mạch chính + số chỉ vị trí nhóm OH + “ol”
→Chú ý: Cách xác định mạch chính và cách đánh số thứ tự:
+ Mạch chính của ancol là mạch dài nhất liên kết với nhóm OH
+Đánh số thứ tự nguyên tử C mạch chính bắt đầu từ phía gần nhóm –OH hơn.
III, TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Trạng thái: là chất lỏng, rắn ở điều kiện thường
Độ tan: C1-C3 tan vô hạn trong nước, độ tan giảm khi phân tử khối tăng dần.
Nhiệt độ sôi: tăng dần theo chiều tăng của phân tử khối
Nhiệt độ sôi của các ancol cao hơn hiđrocacbon có cùng khối lượng phân tử và đồng phân ete của nó là do trong phân tử ancol có liên kết hiđro.
Các ancol tan nhiều trong nước là do giữa các phân tử ancol và phân tử nước hình thành liên kết hiđro
IV. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1.Phản ứng thế của H của nhóm OH
a, Tính chất chung của ancol
2C2H5-OH + Na → 2C2H5-ONa + H2
R-OH + Na → R-ONa + H2
R-(OH)n + Na → R-(ONa)n +n/2 H2
Áp dụng: Trong bài toán tìm số lượng gốc OH khi biết số mol H2 và số mol ancol: 
 n= 2* số mol H2số mol ancol
b, Tính chất đặc trưng của glixerol
TN1: Ống nghiệm gồm có Cu(OH)2 và C2H5OH.
Hiện tượng: có sự phân chia thành 2 phần chứng tỏ C2H5OH không phản ứng.
TN2: Ống nghiệm gồm có Cu(OH)2 và C3H5(OH)3
Hiện tượng: tạo dung dịch đồng nhất màu xanh, chứng tỏ đã có phản ứng xảy ra.
PTHH:
2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → 2[C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O
 Đồng (II) glixerat, xanh lam
2.Phản ứng thế nhóm OH
a, Phản ứng với axit vô cơ
C2H5OH + HBr to C2H5-Br + H2O
 Etyl bromua
Các ancol khác cũng có phản ứng tương tự, chứng tỏ ở phản ứng này phân tử ancol có nhóm –OH.
Tổng quát: 
R-(OH)n+ HA to R- An + H2O
VD: HA có thể là: HBr, H2SO4 đậm đặc, HNO3 đậm đặc.
C3H5(OH)3 + 3HNO3 → C3H5(ONO2)3+ 3H2O
 Glixeryl Trinitrat
a, Phản ứng với ancol
C2H5- OH + C2H5-OH H2SO4,140oC
C2H5-O-C2H5 + H2O
Đietyl ete
CH3-OH + C2H5-OH H2SO4,140oC C2H5-O-CH3 + C2H5-O-C2H5+ CH3-O-CH3 + H2O
Nhận xét: Nếu có n ancol tham gia phản ứng thì thu được số ete=n(n+1)2, trong đó có n ete đối xứng.
3.Phản ứng tách nước
PTHH tổng quát:
CnH2n+1 OHH2SO4 , 1700 CCnH2n+ H2O
Điều kiện: n ≥2
Quy tắc Zai – xep: Nhóm –OH ưu tiên tách cùng nguyên tử H ở cacbon bậc cao hơn bên cạnh để tạo thành liên kết đôi C=C.
VD: 
4.Phản ứng oxi hóa
a.Phản ứng oxi hóa hoàn toàn
C2H5OH+ 3O2t02CO2 + 3H2 O
Nhận xét: 
Số mol H2O > số mol CO2, giống ankan.
Số mol ancol = Số mol H2O – số mol CO2
b.Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn
Ancol bậc I:
Ancol bậc II:
V. ĐIỀU CHẾ VÀ ƯNG DỤNG
1. Điều chế
a. Etanol
- Phương pháp tổng hợp trong công nghiêp
Phương pháp sinh hóa 
b.Metanol
2.Ứng dụng
Etanol có rất nhiều ứng dụng:
Nguyên liệu
Dung môi pha chế
Nhiên liệu
Đồ uống 
4, Củng cố
Bài 1: Viết CTCT và gọi tên các đồng phân ancol của chất có CTPT là C5H10O
Bài 2: Hoàn thành các pthh sau:
.CH3OH + Na →
2.C2H4(OH)2 + Na →
3. 2CH3OHH2SO4,1400 
4.C2H5OH + HBr →
5.CH3CH2CH2-OH + CuO t0
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_40_Ancol.docx