Giáo án Hóa học 11 - Bài 32: Ankin (tiếp)

Giáo án Hóa học 11 - Bài 32: Ankin (tiếp)

I. MỤC TIÊU:

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức:

Biết được :

 Tính chất hoá học của ankin : Phản ứng cộng H2, Br2, HX ; Phản ứng thế nguyên tử H linh động của ank-1-in ; phản ứng oxi hoá).

Kĩ năng:

 Quan sát được thí nghiệm, rút ra nhận xét về tính chất của ankin.

 Dự đoán được tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận.

 Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của axetilen.

 Phân biệt ank-1-in với anken bằng phương pháp hoá học.

 Xác định CTPT, Tính thành phần phần trăm về thể tích khí trong hỗn hợp.

 

doc 6 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 3862Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 11 - Bài 32: Ankin (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 46:	
Bài 32:	ANKIN (tt)
I. MỤC TIÊU:
A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức:
Biết được :
- Tính chất hoá học của ankin : Phản ứng cộng H2, Br2, HX ; Phản ứng thế nguyên tử H linh động của ank-1-in ; phản ứng oxi hoá).
Kĩ năng:
- Quan sát được thí nghiệm, rút ra nhận xét về tính chất của ankin.
- Dự đoán được tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận.
- Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của axetilen.
- Phân biệt ank-1-in với anken bằng phương pháp hoá học.
- Xác định CTPT, Tính thành phần phần trăm về thể tích khí trong hỗn hợp.
B. Trọng tâm:
Hiểu tính chất hóa học của ankin.
II. PHƯƠNG PHÁP :
	Vận dụng - đàm thoại - nêu vấn đề - giải đáp - trực quan
III. CHUẨN BỊ :
Hóa chất: CaC2, nước brom, dung dịch AgNO3, dung dịch KMnO4, nước cất.
Dụng cụ: ống nghiệm, nút cao su có ống dẫn khí, đèn cồn, bộ giá thí nghiệm.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số và ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ: 
Nêu định nghĩa ankin, công thức chung của ankin và viết công thức cấu tạo của but-1-in?
Bài mới:
Hoạt động 1: 
Em hãy so sánh đặc điểm cấu tạo của anken và ankin có gì giống và khác nhau?
Vì ankin có 2 liên kết π kém bền nên dễ dàng tham gia vào các phản ứng gì? Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về phản ứng cộng của ankin.
HS: -Giống: trong phân tử đều có liên kết σ và liên kết π, đều là H.C không no mạch hở. 
-Khác: ankin có 2 liên kết π, anken chỉ có 1 liên kết π.
Hs: các phản ứng cộng, phản ứng thế bằng ion kim loại, phản ứng oxi hóa.
Tính chất hóa học:
Phản ứng cộng:
Hoạt động 2: 
Ankin có liên kết 3 trong phân tử, trong đó có 2 liên kết π kém bền nên dễ tham gia phản ứng cộng. Em hãy cho biết ankin có thể cộng với những chất nào?
Hs: Cộng hiđro, cộng brom, clo, HX (X là OH, Cl, Br, CH3COO ...)
Tuỳ điều kiện phản ứng ankin tham gia phản ứng cộng với 1 hoặc 2 phân tử tác nhân tạo thành hợp chất HCB không no loại anken hoặc hợp chất no.
Hoạt động 3:
Khi có Ni (Pt, Pd) làm xúc tác, ankin cộng H2 tạo thành anken, sau đó tiếp tục công H2 tạo ankan.
- Từ đó một em lên bảng viết phương trình axetilen tác dụng với H2.
- Tương tự, viết PTPỨ của axetilen cộng brom, clo, HX. (cũng xảy ra 2 giai đoạn liên tiếp). Muốn dừng lại ở giai đoạn thứ nhất thì thực hiện phản ứng ở nhiệt độ thấp.
- Muốn phản ứng chỉ tạo thành sản phẩm là anken thì phải cần điều kiện xúc tác gì?
*Lưu ý: các phản ứng cộng HX cũng tuân theo quy tắc Mác-cốp-nhi-cốp.
- Ngoài khả năng cộng với các tác nhân khác, các phân tử ankin, cụ thể là C2H2 còn có thể tự cộng 2 phân tử với nhau tạo thành sản phẩm. Dự đoán kết quả.. viết pt.
-Tương tự, 3 phân tử axetilen cộng với nhau tạo benzen.
Hs: viết các PTPỨ: 
-Axetilen tác dụng H2 xúc tác Ni và xúc tác Pd.
-Axetilen tác dụng brom, clo.
-Axetilen tác dụng HCl, H2O
Cộng H2:
CH º CH + H2 CH2 = CH2
CH2 = CH2 + H2 CH3 - CH3
HC º CH +H2 CH2 = CH2
-Khi dùng xúc tác là hỗn hợp Pd/PbCO3 hoặc Pd/BaSO4, ankin chỉ cộng 1H tạo thành anken.
- Đặc tính này dùng để điều chế anken từ ankin.
Cộng Br2, Cl2:
CH º CH + Br2 CHBr = CHBr (1,2-đibrometen)
CHBr = CHBr + BR2 CHBr2 - CHBr2 (1,1,2,2-metrađibrometen)
Cộng (X là OH, Cl, Br, CH3COO ...):
CH º CH + HClCH2=CHCl (vinyl clorua)
CH2=CHCl+HClCH3 - CHCl2 (1,1-đicloetan)
-Khi có xúc tác thích hợp HgCl2, ankin công HCl sinh ra dẫn xuất monoclo của anken. (dừng ở giai đoạn 1)
CH º CH + HCl CH2= CHCl
CHºC-CH3 + HCl ® CH2 = CCl-CH3
CH2 =CCl –CH3 + HCl ®CH3 –CCl2-CH3
-Phản ứng cộng H2O của các ankin chỉ xảy ra theo tỉ lệ số mol 1:1
CHºCH + HOH [CH2 = CH-OH]
¯
CH3 –CH=O
aldehid acetic
Phản ứng đime và trime hoá:
2CHºCH CH2 = CH-CºCH
 Vinylacetilen
3CHºCH C6H6
benzen
Hoạt động 4:
-Biểu diễn dẫn giải thí nghiệm : điều chế axetilen từ CaC2 và sục trực tiếp vào dd AgNO3. 
*Giải thích: do axetilen phản ứng với dung dịch AgNO3 (vì axetilen có nguyên tử H liên kết trực tiếp với C nối ba đầu mạch có tính linh động có thể bị thay thế bởi ion kim loại, but-2-n không có nối ba đầu mạch nên không phản ứng với AgNO3)
- Yêu cầu hs viết ptpư của propin với AgNO3 trong NH3.
-HS quan sát hiện tượng và nhận xét.
*Có kết tủa vàng xuất hiện.
HS viết phương trình phản ứng minh họa.
Phản ứng thế bằng ion kim loại :
CH º CH + 2AgNO3 + 2NH3 
Ag - C º C - Ag + 2NH4NO3
Bạc axetilenua
Nhận xét: Chỉ H ở liên kết ba được thế bởi ion kim loại.
 Các ank-1-in khác cũng phản ứng tương tự C2H2
=> phân biệt ank-1-in với anken và ankin khác.
Hoạt động 5:
-Hãy viết ptrình axetilen cháy trong oxi, từ đó suy ra phương trình phản ứng tổng quát đốt cháy ankin.
- Hãy so sánh số mol của CO2 và H2O.
- Kết luận: khi đốt cháy một HC mà có số mol CO2 > H2O thì đó là ankin hay ankađien.
- Biểu diễn thí nghiệm sục C2H2 vào dd KMnO4.
- KMnO4 và dd Brom có thể dùng để phân biệt ankin được không.
- Viết phương trình 
- Số mol của CO2 > H2O
-HS quan sát hiện tượng và nhận xét.
*Dd KMnO4 mất màu.
Phản ứng oxi hoá:
phảnứng oxi hoá hoàn toàn:
CnH2n-2+O2nCO2+(n-1)H2O
 Phản oxi hoá không hoàn toàn: 
Ankin làm mất màu dung dịch KMnO4
C2H2 + 2KMNO4 + 2H2O = C2H4O4 + 2MNO2 + 2KOH 
CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
 * Viết ptpư xảy ra khi cho:
propin tác dụng với H2
propin tác dụng với dd Br2 dư.
Propin tác dụng với HCl
Dặn dò
Làm bài tập 1,2,3,4,5,6 trang 145/SGK
-Chuẩn bị bài Luyên tập ANKIN.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_32_Ankin_tiet_2.doc