Giáo án Hóa học 11 - Bài 31: Anken và ankadien

Giáo án Hóa học 11 - Bài 31: Anken và ankadien

I.Mục tiêu bài học :

1.Kiến thức :

- Học sinh biết :

 * Sự tương tự và khác biệt về tính chất giữa anken và ankađien.

 * Nguyên tắc chung để điều chế anken và ankađien trong công nghiệp.

- Học sinh hiểu :

 * Đặc điểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp, tính chất hóa học của anken và ankađien.

- Học sinh vận dụng :

 * Phân biệt ankan, anken, ankađien bằng phương pháp hóa học.

 * Viết các PTPƯ minh họa tính chất hóa học của anken và ankađien.

2.Kỹ năng :

 * Rèn luyện kỹ năng viết CTCT và gọi tên các đồng phân của anken và ankađien.

 * Rèn luyện kỹ năng viết PTPƯ minh họa tính chất hóa học của anken và ankađien.

 

docx 6 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 5660Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 11 - Bài 31: Anken và ankadien", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
Gv hướng dẫn: Phạm Minh Nam
Giáo sinh thực tập: Hoàng Thị Hà
BÀI 31: ANKEN VÀ ANKADIEN
I.Mục tiêu bài học :
1.Kiến thức :
- Học sinh biết :
	* Sự tương tự và khác biệt về tính chất giữa anken và ankađien.
	* Nguyên tắc chung để điều chế anken và ankađien trong công nghiệp.
- Học sinh hiểu :
	* Đặc điểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp, tính chất hóa học của anken và ankađien.
- Học sinh vận dụng :
	* Phân biệt ankan, anken, ankađien bằng phương pháp hóa học.
	* Viết các PTPƯ minh họa tính chất hóa học của anken và ankađien.
2.Kỹ năng :
	* Rèn luyện kỹ năng viết CTCT và gọi tên các đồng phân của anken và ankađien.
	* Rèn luyện kỹ năng viết PTPƯ minh họa tính chất hóa học của anken và ankađien.
	* Giải toán hóa học.
3.Tư duy :
	* Phát triển tư duy logic, khả năng hệ thống hóa vấn đề.
	* So sánh, đối chiếu qua sự chuyển hóa giữa các chất.
II.Trọng tâm : Tính chất hóa học đặc trưng của anken và ankađien, qua đó phân biệt với ankan.
III.Chuẩn bị :
1.Giáo viên : Bảng phụ, hệ thống bài tập liên quan.
2.Học sinh : Ôn lại kiến thức đã học, làm bài tập SGK và SBT.
IV.Phương pháp : đàm thoại, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, sử dụng BT củng cố kiến thức.
V.Tiến trình lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
HĐ của HS
Nội dung chính
Hoạt động 1:
 GV: cho học sinh lên bảng hoàn thành bảng 1.
Hoạt động 2:
Gv: cho sơ đồ : em hãy hoàn thành sơ đồ chuyển hóa giữa các HC.
Hoạt động 3: 
1, nhận biết:
Em hãy trình bày phương pháp hóa học nhận biết các chất lỏng không nhãn sau:
a, dd HCl, pentan, isopren.
2, điều chế:
a, từ butan hãy lập phương trình điều chế nhựa PVC và polibuta-1,3-dien?
yêu cầu hai học sinh lên bảng làm
Hoạt động 4:
 Gọi tên các chất có CTCT sau :
A. CH2=CH-CH=C(CH3)2 B.CH2=C(CH3)C(CH3)=CH2 C.CH2=C=CH2 
D.CH3-CH=CH-CH(CH3)-CH=CH2
Hoạt động 5:
Gv cho học sinh làm thêm các bài tập bổ sung.
Hs: sử dụng kiến thức đã học, tổng kết lại và hoàn thành bảng 1.
Hs: hoàn thành sơ đồ.
Hs: vận dụng các phương trình nhận biết để giải bài.
HS: dựa vào danh pháp để gọi tên.
Hs: vận dụng các tính chất của HC đã học để làm bài tập.
I.Kiến thức cần nắm vững.
Kiến thức cần nắm vững, bảng 1 trong phần phụ lục.
1.
Thuốc thử KMnO4
HCl
To, khí Cl2 
pentan
Ko ht
Buta-1,3-đien
Mất màu, kết tủa đen.
2. 
4-metylpenta-1,3-dien
2,3-dimetylbuta-1,3-dien
Anlen
3-metylhexa-1,4-dien
VI.Bài tập:
Câu 1. Cho 8960 ml (đktc) anken X qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng thấy khối lượng bình brom tăng 22,4 gam. Biết X có đồng phân hình học. CTCT của X là:
A. CH2=CHCH2CH3.	B. CH3CH=CHCH3.	
C. CH3CH=CHCH2CH3.	D. (CH3)2C=CH2.
Câu 2:Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol một anken A thu được 4,48 lít CO2 (đktc). Cho A tác dụng với dung dịch HBr chỉ cho một sản phẩm duy nhất. CTCT của A là:
A. CH2=CH2.	 B. (CH3)2C=C(CH3)2.	
C. CH2=C(CH3)2. D. CH3CH=CHCH3
Câu 3: Cho 0,448 lít (đktc) một anken ở thể khí vào một bình kín dung tích 11,2 lít chứa sẵn 11,52 gam không khí (). Đốt cháy hỗn hợp trong bình, sau phản ứng giữ bình ở nhiệt độ 136oC, áp suất bình đo được là 1,26 atm. Biết rằng sau phản ứng cháy còn dư oxi. Công thức của anken là:
A. C2H2	B. C3H4	C. C2H4	D.C4H4
Câu 4: 
VII. Phụ lục:
Bảng 1:
Yếu tố
anken
ankadien
CTTQ
CnH2n (n>=2)
CnH2n-2 (n>=3)
Đặc điểm cấu tạo
Trong phân tử có một liên kết đôi C=C
Trong phân tử có hai liên kết đôi C=C
Đồng phân
Có đồng phân mạch C và đồng phân vị trí liên kết đôi.
Một số anken có đồng phân hình học.
Có đồng phân mạch C và đồng phân vị trí liên kết đôi.
Một số ankadien có đồng phân hình học.
Tính chất hóa học đặc trưng
Phản ứng cộng H2, halogen(X2), và HX( X là Cl-, OH-, Br-,), cộng HX tuân theo quy tắc Mác-cốp-nhi-cốp. 
Phản ứng trùng hợp.
Phản ứng OXH không hoàn toàn: mất màu dd KMnO4
Phản ứng cộng H2, halogen(X2), và HX( X là Cl-, OH-, Br-,), cộng HX tuân theo quy tắc Mác-cốp-nhi-cốp. 
Cộng theo hướng 1+2, 1+4
Phản ứng trùng hợp theo hướng 1+4
Phản ứng OXH không hoàn toàn: mất màu dd KMnO4

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_bai_31luyen_tap_ankenankadien.docx