Giáo án Hóa học 11 - Bài 30: Ankađien (tiết 1)

Giáo án Hóa học 11 - Bài 30: Ankađien (tiết 1)

1. Kiến thức:

- Nêu được định nghĩa, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp của ankađien.

- Viết được công thức chung của ankađien và phân loại chúng.

- Trình bày được đặc điểm cấu tạo của ankađien.

- Trình bày được phương pháp điều chế và ứng dụng của buta-1,3-đien và isopren.

- Trình bày được tính chất hoá học của buta-1,3-đien và isopren: phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp, phản ứng oxi hóa.

- Viết được một số phương trình hoá học của các phản ứng liên quan đến ankađien.

- Giải thích vì sao ankađien lại có khả năng phản ứng nhiều hướng hơn so với anken.

- Vận dụng kiến thức để so sánh tính chất hóa học giữa anken và ankađien.

2. Kĩ năng:

- Từ công thức cấu tạo để khái quát nên định nghĩa và dự đoán tính chất hóa học đặc trưng của ankađien, kiểm tra và kết luận.

- Viết phương trình phản ứng biểu diễn tính chất hoá học của buta-1,3-đien và isopren.

- Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng.

- Giải các bài tập liên quan đến buta-1,3-đien và isopren.

3. Thái độ:

- Giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của ankađien và các sản phẩm trùng hợp của ankađien trong đời sống, sản xuất. Từ đó tạo cho học sinh niềm hứng thú tích cực trong học tập, tìm tòi sáng tạo để chiếm lĩnh tri thức.

- Yêu môn hoá học hơn và khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo để chiếm lĩnh tri thức.

4. Các năng lực cần hướng tới cho học sinh:

- Sử dụng ngôn ngữ hóa học. (gọi tên các chất)

- Tính toán hóa học. (giải được các bài tập trong sách giáo khoa)

- Năng lực tự học. (Dựa vào bài anken đã học có thể dự đoán được phản ứng của ankadien)

- Vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn. (polibuta-1,3-dien và poliisopren dùng làm lốp các loại xe).

 

doc 4 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 1008Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 11 - Bài 30: Ankađien (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :31/01/2020
Người soạn: Huỳnh Minh Trung
Bài 30: ANKAĐIEN
 (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được định nghĩa, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp của ankađien.
- Viết được công thức chung của ankađien và phân loại chúng.
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo của ankađien.
- Trình bày được phương pháp điều chế và ứng dụng của buta-1,3-đien và isopren.
- Trình bày được tính chất hoá học của buta-1,3-đien và isopren: phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp, phản ứng oxi hóa.
- Viết được một số phương trình hoá học của các phản ứng liên quan đến ankađien.
- Giải thích vì sao ankađien lại có khả năng phản ứng nhiều hướng hơn so với anken.
- Vận dụng kiến thức để so sánh tính chất hóa học giữa anken và ankađien.
2. Kĩ năng:
- Từ công thức cấu tạo để khái quát nên định nghĩa và dự đoán tính chất hóa học đặc trưng của ankađien, kiểm tra và kết luận.
- Viết phương trình phản ứng biểu diễn tính chất hoá học của buta-1,3-đien và isopren.
- Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng.
- Giải các bài tập liên quan đến buta-1,3-đien và isopren.
3. Thái độ:	
- Giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của ankađien và các sản phẩm trùng hợp của ankađien trong đời sống, sản xuất. Từ đó tạo cho học sinh niềm hứng thú tích cực trong học tập, tìm tòi sáng tạo để chiếm lĩnh tri thức.
- Yêu môn hoá học hơn và khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo để chiếm lĩnh tri thức.
4. Các năng lực cần hướng tới cho học sinh:
- Sử dụng ngôn ngữ hóa học. (gọi tên các chất)
- Tính toán hóa học. (giải được các bài tập trong sách giáo khoa)
- Năng lực tự học. (Dựa vào bài anken đã học có thể dự đoán được phản ứng của ankadien)
- Vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn. (polibuta-1,3-dien và poliisopren dùng làm lốp các loại xe).
 II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
Giáo viên: Giáo án, bảng phụ.
Học sinh:
- Ôn tập kiến thức lí thuyết, phương pháp giải bài tập về anken 
- Xem trước bài 30: ankađien.
 III. PHƯƠNG PHÁP:
- PP đàm thoại gợi mở.
- PP nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- PP thuyết trình.
- PP trực quan sinh động.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình dạy học.
3. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG VÀO BÀI (3’)
- GV đặt vấn đề :Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về anken một loại hiđrocacbon không no, tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu một loại hiđrocacbon không no thứ hai mà nó được ứng dụng nhiều trong thực tiễn như là cao su dùng làm lốp xe để giảm xốc khi lái xe. Vậy để tìm hiểu Cao su được sản xuất như thế nào cũng như nó các tính chất gì mà có thể làm giảm xốc thì hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu Bài 30 “Ankađien” và xem coi ankadien có những điểm gì giống và khác nhau với anken.
- HS lắng nghe và ghi nhớ tìm điểm khác nhau sau khi học xong bài hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 1: Định nghĩa và phân loại (10’)
1.Định nghĩa:
-GV giới thiệu cho HS một số công thức cấu tạo thu gọn: 
CH2=C=CH2 
CH2=CH-CH=CH2 
CH2=C-CH=CH2 
 CH3
CH2=CH-CH2-CH=CH2
Yêu cầu HS:
-Quan sát các công thức cấu tạo trên rồi rút ra nhận xét về điểm chung giữa chúng. Từ đó rút ra định nghĩa về ankađien.
-Yêu cầu HS xác định CTPT của các chất trên, từ đó rút ra công thức tổng quát của ankađien
-GV giới thiệu cách gọi tên của ankađien: Số chỉ vị trí – Tên nhánh Tên mạch chính+ a – số chỉ vị trí – đien
-GV gọi mẫu tên 1 chất CH2=C=CH2 
 propađien.(anlen)
-Yêu cầu HS gọi tên các chất còn lại trên bảng. 
-GV chỉnh sửa, bổ sung một số tên thường và kết luận lại vấn đề.
2. Phân loại:
-Yêu cầu HS nghiên cứu sách giáo khoa và xác định vị trí tương đối của nối đôi trong các công thức trênÞ rút ra cách phân loại ankađien: có bao nhiêu loại, đó là những loại nào? 
 -GV kết luận lại và nhấn mạnh: Trong các loại ankađien thì ankađien liên hợp có nhiều ứng dụng trong kĩ thuật tiêu biểu là buta- 1,3-đien và isopren. Tiết học hôm nay, chúng ta tập trung tìm hiểu về tính chất hóa học của 2 chất này. Chúng ta qua phần tiếp theo
-Quan sát và nhận xét: đều có 2 liên kết đôi C=C trong phân tửÞRút ra khái niệm: là hiđrocacbon mạch hở có hai liên kết đôi C=C trong phân tử.
- HS trả lời:
CH2=C=CH2: C3H4
CH2=CH-CH=CH2: C4H6
CH2=C-CH=CH2 : C4H6
 CH3
CH2=CH-CH2-CH=CH2: C5H8
ÞCTTQ của ankađien: CnH2n-2 (n3)
-Tiếp thu cách đọc tên và tập đọc tên các ankađien trên bảng:
CH2=CH-CH=CH2: buta-1,3-đien 
 (butađien)
CH2=C-CH=CH2: 
 CH3
 2-metylbuta-1,3-đien
 (isopren)	
CH2=CH-CH2-CH=CH2: penta-1,4-đien
Ngiên cứu và trả lời:
-CH2=C=CH2 có hai liên kết đôi cạnh nhau.
-CH2=C-CH=CH2 và CH2=CH-CH=CH2 
 CH3 
đều có hai liên kết đôi cách nhau 1 liên kết đơn 
 - CH2=CH-CH2-CH=CH2: có hai liên kết đôi cách nhau từ 2 liên kết đơn
ÞAnkađien được chia làm 3 loại: Ankađien có 2 nối đôi cạnh nhau; Ankađien liên hợp; Ankađien không liên hợp.
I. Định nghĩa và phân loại
1. Định nghĩa
Hiđrocacbon mạch hở có hai liên kết đôi C=C trong phân tử.
Công thức chung: CnH2n-2 (n3)
2. Phân loại: có 3 loại:
+Ankađien có hai liên kết đôi cạnh nhau.
Vd: CH2=C=CH2: propađien.(anlen) 
+Ankađien liên hợp.
Vd: CH2=CH-CH=CH2: buta-1,3-đien (butađien)
CH2=C-CH=CH2: 
 CH3 2- metylbuta-1,3-đien (isopren)	
+Ankađien :không liên hợp.
Vd: CH2=CH-CH2-CH=CH2: penta-1,4-đien
HOẠT ĐỘNG 2: Tính chất hóa học (20’)
-GV yêu cầu HS so sánh điểm giống nhau và khác nhau về cấu tạo của etilen và butađien. Từ đó, dự đoán tính chất hóa học của butađien.
-GV bổ sung: trong phân tử butađien 2 liên kết đôi cách nhau 1 liên kết đơn tạo nên hệ liên kết p liên hợp chung cho toàn phân tử cho nên về tính chất hóa học ankađien cũng có những điểm khác so với anken.
Để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ nghiên cứu từng phản ứng cụ thể của butađien. Trước hết:
1. Phản ứng cộng
-GV dựa vào công thức cấu tạo của butađien yêu cầu HS phân tích: butađien có thể cộng với các tác nhân theo tỉ lệ mol như thế nào? Vì sao?
-GV bổ sung theo tỉ lệ 1:1 thì phản ứng cộng của butađien có 2 hướng: cộng 1,2 và cộng 1,4.
a, Cộng hiđro
-Tương tự anken GV yêu cầu HS viết phương trình phản ứng của butađien với H2, trong điều kiện có xúc tác là Ni.
-GV nhấn mạnh: Sản phẩm thu được khi cho ankađien phản ứng với H2 (xúc tác Ni) là ankan.
Vậy butađien sẽ cộng với brom như thế nào. Sang phần 
HS trả lời: Cả hai đều có liên kết kém bền tính chất hoá học giống anken: có phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp, phản ứng oxi hoá không hoàn toàn.
-HS tham khảo sách giáo khao và trả lời: có thể cộng theo 2 tỉ lệ mol 1:1 và 1:2. Tại vì butađien có 2 liên kết đôi liên hợp trong phân tử
-HS viết phương trình:
CH2=CH-CH=CH2 +2H CH3-CH2-CH2-CH3
. butan
II. Tính chất hóa học
C=C: Phản ứng cộng
 Phản ứng trùng hợp
 Phản ứng oxi hóa
1. Phản ứng cộng
a. Cộng hiđro
CH2=CH-CH=CH2 +2H2 
CH3-CH2-CH2-CH3
 butan
V. Tổng kết đánh giá, hướng dẫn tự học ở nhà:(4’)
1. Tổng kết đánh giá:
GV nhắc lại vấn đề ở đầu bài gọi học sinh lên nhận xét:
- Phân loại ankadien.
- Phản ứng cộng H2. 
2. Hướng dẫn tự học ở nhà:
- Về nhà làm các bài tập: 1,2/135SGK
- Chuẩn bị phần tiếp theo.	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_11_bai_30_ankadien_tiet_1.doc