Giáo án Hóa học 11 - Bài 29: Anken (tiết 1)

Giáo án Hóa học 11 - Bài 29: Anken (tiết 1)

1. Kiến thức :

- Khái niệm, công thức chung của dãy đồng đẳng anken, biết phân loại và gọi tên một số anken đơn giản.

- Cấu tạo, tính chất hóa học đặc trưng của anken, điều chế và một số ứng dụng của anken.

- Cách phân biệt ankan với anken bằng phương pháp hóa học.

- Vì sao anken có nhiều đồng phân hơn ankan tương ứng.

- Nguyên nhân gây ra phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp, phản ứng oxi hóa không hoàn toàn là do cấu tạo của phân tử anken có liên kết .

- Nội dung quy tắc Mac-côp-nhi-côp.

 2. Kỹ năng :

- Từ công thức biết gọi tên và ngược lại từ tên gọi viết được công thức những anken đơn giản.

- Viết phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của anken.

 3. Tình cảm, thái độ:

Anken và sản phẩm trùng hợp có nhiều ứng dụng trong đời sống sản xuất. Vì vậy, giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của việc nghiên cứu anken, từ đó, tạo cho học sinh niềm hứng thú trong học tập, tìm tòi sáng tạo để chiếm lĩnh tri thức.

 4. Các năng lực cần hướng tới:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

- Năng lực hợp tác nhóm nhỏ.

- Năng lực tính toán

- Năng lực tự học.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học

 

doc 4 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 1133Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 11 - Bài 29: Anken (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :10/01/2020
Người soạn: Huỳnh Minh Trung
Chương 6: HIĐROCACBON KHÔNG NO
BÀI 29: ANKEN
(tiết 1)
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức :
- Khái niệm, công thức chung của dãy đồng đẳng anken, biết phân loại và gọi tên một số anken đơn giản.
- Cấu tạo, tính chất hóa học đặc trưng của anken, điều chế và một số ứng dụng của anken.
- Cách phân biệt ankan với anken bằng phương pháp hóa học.
- Vì sao anken có nhiều đồng phân hơn ankan tương ứng.
- Nguyên nhân gây ra phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp, phản ứng oxi hóa không hoàn toàn là do cấu tạo của phân tử anken có liên kết p.
- Nội dung quy tắc Mac-côp-nhi-côp.
	2. Kỹ năng :
- Từ công thức biết gọi tên và ngược lại từ tên gọi viết được công thức những anken đơn giản.
- Viết phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của anken.
 3. Tình cảm, thái độ:
Anken và sản phẩm trùng hợp có nhiều ứng dụng trong đời sống sản xuất. Vì vậy, giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của việc nghiên cứu anken, từ đó, tạo cho học sinh niềm hứng thú trong học tập, tìm tòi sáng tạo để chiếm lĩnh tri thức. 
	4. Các năng lực cần hướng tới:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực hợp tác nhóm nhỏ.
- Năng lực tính toán
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
	5. Trọng tâm: Viết đồng phân và gọi tên anken .
II. PHƯƠNG PHÁP :
 Hoạt động nhóm – đàm thoại 
III. CHUẨN BỊ :
Giáo viên
Máy tính, máy chiếu, các phiếu học tập.
Mô hình phân tử etilen , mô hình đồng phân cis – trans của but-2-en.
Học sinh: Ôn tập kiến thức bài ankan và xem trước bài anken.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
	1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số
	2. Kiểm tra bài cũ: Không có 
 3. Bài mới :
- Vào bài: Ở các tiết trước các em đã được học về ankan và xicloankan, đó là các loại hidrocacbon no. Hôm nay, thầy sẽ giới thiệu cho các em về các loại hidrocacbon không no. Hiddrocacbon không no là hiddrocacbon trong phân tử ngoài liên kết đơn còn có các liên kết bội C=C, CC. Và chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu về những hidrocacbon đầu tiên đó là dãy đồng đẳng anken. Vậy anken là gì? Cấu tạo phân tử như thế nào? Có những tính chất gì đặc trưng? Chúng ta cùng đi vào BÀI 29: ANKEN
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: ĐỒNG ĐẲNG , ĐỒNG PHÂN , DANH PHÁP
- GV chiếu mô hình phân tử etilen lên màn hình cho HS quan sát.
Yêu cầu HS thảo luận các vấn đề sau: 
Nêu cấu tạo của anken, từ đó rút ra khái niệm anken.
Từ etilen C2H4 lập công thức tổng quát của anken. 
HS quan sát và thảo luận:
- Anken cấu tạo có một liên kết đôi gồm một liên kết s bền vững và một liên kết p kém bền.
- Anken là hiđrocacbon không no mạch hở, trong phân tử có một liên kết đôi C=C.
- Từ C2H4, theo khái niệm đồng đẳng:
 C2H4(CH2)k ® C2+kH4+2k đặt 2 + k = n thì công thức phân tử chung của anken là: CnH2n (n³2)
VD: C2H4, C3H6, C4H8, C5H10 ...
Dãy đồng đẳng anken:
- Anken: là hidrocacbon mạch hở trong phân tử chỉ có 1 lk đôi.
- Etilen (C2H4), propilen (C3H6),butilen (C4H8)  có tính chất tương tự etilen lập thành dãy đồng đẳng gọi là dãy đồng đẳng của etilen.
- Công thức phân tử chung CnH2n ( n ≥ 2 )
Hoạt động 2: Đồng phân
- GV yêu cầu HS nêu khái niệm đồng phân, dựa vào công thức cấu tạo thì anken anken được chia thành những kiểu đồng phân nào? 
- Viết các đồng phân cấu tạo của anken ứng với CTPT C4H8.
GV chiếu mô hình phân tử đồng phân cis-trans của but-2-en lên màn hình.
Yêu cầu HS rút ra điều kiện để có đồng phân cis-trans và khái niệm về đồng phân hình học (cis-trans). 
Viết đồng phân hình học của pent-2-en.
HS thảo luận và trả lời:
Đồng phân là những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử.
Dựa vào CTCT được chia làm 2 nhóm:
+ Đồng phân mạch C
+ Đồng phân vị trí liên kết đôi.
C4H8:
 CH2=CH-CH2-CH3
 CH3-CH=CH-CH3 
- HS thảo luận:
Dùng sơ đồ sau để giải thích:
Điều kiện: R1≠ R2 , R3≠ R4
Đồng phân cis: Khi mạch chính nằm cùng một phía của liên kết C=C.
Đồng phân trans: Khi mạch chính nằm ở phía khác nhau của liên kết C=C.
HS thảo luận:
- HS thảo luận.
2. Đồng phân :
a) Đồng phân cấu tạo :
- Đồng phân vị trí liên kết đôi
 CH2=CH-CH2-CH3
 CH3-CH=CH-CH3 
- Đồng phân mạch cacbon :
b) Đồng phân hình học :
Điều kiện :
R1≠ R2 , R3≠ R4
Đồng phân cis: Khi mạch chính nằm cùng một phía của liên kết C=C.
Đồng phân trans: Khi mạch chính nằm ở phía khác nhau của liên kết C=C.
VD:
Hoạt động 3: Danh pháp
- GV chiếu bảng 6.1 (SGK) lên màn hình, phân tích hướng dẫn HS thảo luận rút ra cách gọi tên thông thường, tên thay thế.
- Yêu cầu HS nhận xét về:
+ Cách chọn mạch chính.
+ Cách đánh số.
+ Cách gọi tên.
- GV yêu cầu HS gọi tên các anken có công thức C5H10 theo tên thay thế.
- HS viết các công thức anken và gọi tên. 
3.Danh pháp :
a) Tên thông thường :
Tên anken = Tên ankan đổi đuôi an thành ilen
Ví dụ :
CH2=CH2: Etilen
CH2=CH-CH3 Propilen 
b) Tên thay thế:
Tên anken = Tên ankan đổi đuôi an thành en
a. Quy tắc :
- Chọn mạch chính là mạch C dài nhất có chứa liên kết đôi. 
- Đánh số C mạch chính từ phía gần liên kết đôi nhất.
- Gọi tên theo thứ tự: 
 Số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + tên C mạch chính + số chỉ liên kết đôi + en
b. Ví dụ :
CH2=CH2: Eten 
CH2=CH-CH3 : Propen
CH2=CH-CH2-CH3 But-1-en
CH3-CH=CH-CH3 But-2-en
Hoạt động 4: TÍNH CHẤT VẬT LÝ
GV chiếu lại bảng 6.1 lên màn hình cho HS quan sát, yêu cầu HS nhận xét quy luật biến đổi các tính chất sau của anken:
- Trạng thái.
- Nhiệt độ sôi.
- Nhiệt độ nóng chảy.
- Khối lượng riêng. 
- Độ tan
HS thảo luận và trả lời các câu hỏi của GV.
II. Tính chất vật lí:
- Từ C2H4 ®C4H8: là chất khí
- Từ C5H10 trở đi là chất lỏng hoặc chất rắn.
-Nhiệt độ nóng chảy , nhiệt độ sôi và khối lượng riêng tăng dần theo chiều tăng của phân tử khối.
- Các anken đều nhẹ hơn nước và không tan trong nước 
V. Tổng kết, đánh giá:
1. Tổng kết, đánh giá:
- GV tổng kết những nội dung quan trọng: 
Từ đặc điểm cấu tạo suy ra tính chất: 
+ Liên kết p.
→có đồng phân về vị trí nối đôi, có đồng phân hình học→cách gọi tên thay thế phải thêm số chỉ vị trí nối đôi 
→ phản ứng cộng: đặc trưng nhất. 
2. Hướng dẫn tự học ở nhà:
- Học lại lý thuyết, làm các bài tập 1,2,6 trang 132 SGK, chuẩn bị trước để tiết sau học tiếp bài Anken.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_11_bai_29_anken_tiet_1.doc