Giáo án Hình học 11 - Tiết 27: Ôn tập chương II

Giáo án Hình học 11 - Tiết 27: Ôn tập chương II

I. Mục tiêu :

1.Kiến thức : - Giúp học sinh:

-Hệ thống kiến thức của chương

-Khái niệm về mặt phẳng, các xác định một mặt phẳng, hình chóp, tứ diện, đường thẳng song song, chéo nhau, đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song

2.Kỹ năng :

-Xác định được giao tuyến của hai mặt phẳng

-Chứng minh được đường thẳng song song với mặt phẳng

-Giao điểm của đường thẳng với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song

-Biết xác định thiết diện của mặt phẳng với hình chóp.

3.Thái độ :

- Liên hệ được nhiều vấn đề có trong thực tế với bài học, hứng thú trong học tập.

- Tích cực phát huy tính độc lập.

- Phát huy được năng lực hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau.

4.Phát triển năng lực:

- Năng lực quan sát và dự đoán

- Năng lực làm việc cá nhân

- Năng lực làm việc nhóm, sáng tạo, tìm hướng đi mới,.

- Năng lực vận dụng vào thực tế ( Năng lực xã hội)

 

doc 2 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 3781Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 11 - Tiết 27: Ôn tập chương II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 27:	 ÔN TẬP CHƯƠNG II Ngày soạn: 25/1/2016
I. Mục tiêu : 
1.Kiến thức : - Giúp học sinh:
-Hệ thống kiến thức của chương
-Khái niệm về mặt phẳng, các xác định một mặt phẳng, hình chóp, tứ diện, đường thẳng song song, chéo nhau, đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song
2.Kỹ năng : 
-Xác định được giao tuyến của hai mặt phẳng
-Chứng minh được đường thẳng song song với mặt phẳng
-Giao điểm của đường thẳng với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song
-Biết xác định thiết diện của mặt phẳng với hình chóp.
3.Thái độ : 
- Liên hệ được nhiều vấn đề có trong thực tế với bài học, hứng thú trong học tập.
- Tích cực phát huy tính độc lập.
- Phát huy được năng lực hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau.
4.Phát triển năng lực:
- Năng lực quan sát và dự đoán
- Năng lực làm việc cá nhân
- Năng lực làm việc nhóm, sáng tạo, tìm hướng đi mới,...
- Năng lực vận dụng vào thực tế ( Năng lực xã hội)
II. Phương pháp dạy học :
- Phương pháp trực quan: hình vẽ cụ thể.
- Phương pháp vấn đáp, tìm tòi bộ phận
- Phương pháp hoạt động nhóm
- Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
III. Chuẩn bị của GV - HS :
	GV :- Bảng phụ hình vẽ, thước kẻ, phấn màu
- Bảng vẽ các hình vẽ thực tế cho bài học
- Các tài liệu liên quan
 HS: - Soạn bài trước ở nhà
- Chuẩn bị các hình vẽ của bài học.
- Các dụng cụ cần thiết cho bài học.
IV. Tiến trình bài dạy và các hoạt động : Tiết 27
1.Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
3.Vào bài mới : 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Phát triển năng lực
Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức các đơn vị kiến thức quan trọng
1.Cách xác định giao tuyến của hai mặt phẳng và 
-Ta xác định hai điểm chung
-Nếu hai mặt thõa một số điều kiện khác thì ta sử dụng một số các tính chất để tìm
2.Cách xác định giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng 
-Xác định (tìm) một mặt phẳng chứa đường thẳng và cắt mặt phẳng theo giao tuyến a.
-Xác định giao điểm M của đường thẳng a và đường thẳng 
-Kết luận: 
3.Xác định thiết diện của một mặt phẳng và hình chóp
-Xác định tất cả các đoạn giao tuyến (có thể) của mặt cắt và hình chóp đó.
4.Đường thẳng song song với mặt phẳng
-Tìm trong mặt phẳng một đường thẳng song song với đường thẳng cần chứng minh
5.Hai mặt phẳng song song
-tìm trong một mặt phẳng hai đường thẳng cắt nhau và song song với mặt kia
6.Một số các công thức quan trọng
...........................................
Hoạt động 2:
Tổ chức hoạt động nhóm
1.hình vẽ
2.Giao tuyến
3.Giao điểm
4.Thiết diện
I.Hệ thống kiến thức chương: các đơn vị kiến thức quan trong:
II.Hệ thống bài tập trong chương
Bài tập 1: Cho hình chóp S.ABCD, có đáy ABCD là một hình bình hành. Gọi M,N,P theo thứ tự là trung điểm của các cạnh SA,BC,CD.
1.Tìm thiết diện của hình chóp được cắt bởi mặt phẳng (MNP)
2.Gọi O là giao điểm của hai đường chéo của hình bình hành. Hãy tìm giao điểm của SO và mặt phẳng (MNP)
Hướng dẫn:
1.Trong mặt đáy (ABCD), kéo dài MN cắt AB,AD lần lượt tại H và K. Nối HM cắt SB tại E, MK cắt SD tại F.
Vậy: thiết diện là ngũ giác MENPF
2.Gọi I là giao điểm của AC và NP.
Suy ra: MI cắt SO tại T 
Vậy: T là giao điểm của SO và mp (MNP)
Bài tập 2: Cho hình chóp S.ABCD, có đáy ABCD là một hình thang, AB là đáy lớn. Gọi M,N theo thứ tự là trung điểm của SB,SC
1.Tìm giao tuyến của hai mp (SAD) và (SBC)
2.Tìm giao điểm của đường thẳng SD và mp (AMN)
3.Tìm thiết diện của hình chóp được cắt bởi mp (AMN)
1.Trong mặt đáy (ABCD), kéo dài AD và BC cắt nhau tại K.
Vậy: SK là giao tuyến của hai mp (SAD) và (SBC)
2.Trong mp (SBC), kéo dài MN cắt SK tại H
Nối AH cắt SD tại P
Vậy: P là giao điểm của SD và mp (AMN)
3.Theo câu 2, suy ra: thiết diện của mặt phẳng (MNP) và hình chóp là tứ giác AMNP.
Phát triển các năng lực quan trong cho bài học
1.Kĩ năng vẽ hình
2.kĩ năng đọc hình
3.Cách suy luận bài toán
4.Cách trình bày bài giải
4.Củng cố:
Ôn lại các kiến thức vừa học
Nắm lại các bài tập
5.Hướng dẫn về nhà:
Làm các bài tập còn lại
Chuẩn bị bài mới: VÉC TƠ TRONG KHÔNG GIAN
V.Rút kinh nghiệm :
..

Tài liệu đính kèm:

  • dochinh.27.doc