Giáo án Giáo dục công dân 10 Bài 12: công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình (t2)

Giáo án Giáo dục công dân 10 Bài 12: công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình (t2)

Bài 12: CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (T2)

I. Mục tiêu bài học: Học xong bài này HS cần đạt được.

1. Về kiến thức:

- Hình thành khái niệm hôn nhân, hiểu được những điều cơ bản nhất về chế độ hôn nhân của nước ta hiện nay.

- Khái niệm gia đình và chức năng của gia đình với trách nhiệm của các thành viên trong mối quan hệ với gia đình.

2. Về kỷ năng:

HS có thể sử dụng các kiến thức đã học để nhận xét, lý giải, phê phán một số quan niệm, thái độ, hành vi sai trái về quan hệ hôn nhân và gia đình.

3. Về thái độ:

- Đồng tình và ủng hộ những quan niệm, những hành động đúng và tiến bộ.

- Phê phán những nhận thức lệch lạc, sai trái về quan hệ hôn nhân và gia đình trong điều kiện hiện nay.

 

doc 8 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 8342Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 10 Bài 12: công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình (t2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 26
Ngày soạn: 6/3/2010
Ngày dạy: 11/3/2010
Bài 12: CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (T2)
I. Mục tiêu bài học: Học xong bài này HS cần đạt được. 
1. Về kiến thức:
- Hình thành khái niệm hôn nhân, hiểu được những điều cơ bản nhất về chế độ hôn nhân của nước ta hiện nay. 
- Khái niệm gia đình và chức năng của gia đình với trách nhiệm của các thành viên trong mối quan hệ với gia đình. 
2. Về kỷ năng:
HS có thể sử dụng các kiến thức đã học để nhận xét, lý giải, phê phán một số quan niệm, thái độ, hành vi sai trái về quan hệ hôn nhân và gia đình.
3. Về thái độ:
- Đồng tình và ủng hộ những quan niệm, những hành động đúng và tiến bộ.
- Phê phán những nhận thức lệch lạc, sai trái về quan hệ hôn nhân và gia đình trong điều kiện hiện nay.
II. Phương pháp – Phương tiện dạy học.
1. Phương pháp.
- Thuyết trình, diễn giảng, đàm thoại.
- Nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
2. Phương tiện.
- SGK, SGV lớp 10.
- Tài liệu tham khảo.
- Ca dao, tục ngữ nói về hôn nhân và gia đình.
- Một số tư luệu từ sách báo, thông tin.
III. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định tổ chức lớp.
 - Kiểm tra vệ sinh.
 - Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
Tình yêu là gì? Thế nào là tình yêu chân chính?
3. Dạy bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
Ở tiết học trước các em đã được tìm hiểu tiết 1 của bài 12. Tình yêu chân chính thể hiện ở nỗi nhớ mong, quyến luyến, ở khát vọng cùng nhau tiến tới hôn nhân và xây dựng gia đình hạnh phúc trọn đời.
Tình yêu chân chính là nền tảng của hôn nhân và gia đình hạnh phúc. Vậy hôn nhân là gì? Làm thế nào để xây dựng gia đình ngày càng no ấm, tiến bộ và hạnh phúc? Chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp bài học hôm nay.
3.2. Nội dung:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề.
Hình thành khái niệm hôn nhân. 
GV thuyết trình:
Hiện nay xã hội Việt Nam có không ít trường hợp các đôi nam nữ tự ý về sống với nhau mà không qua đăng ký kết hôn. Người ta gọi đó là sống thử.
GV nêu câu hỏi: Theo em về mặt pháp lý họ có được coi là vợ chồng hay không?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận.
Quan hệ vợ chồng về mặt pháp lý chỉ được xác lập khi hai người đã đăng ký kết hôn và quan hệ ấy được gọi là hôn nhân.
GV: Vậy theo em hôn nhân là gì?
HS: Trả lời.
GV: Kết luận và ghi bảng khái niệm hôn nhân.
GV hỏi: Ở nước ta pháp luật quy định tuổi kết hôn là bao nhiêu?
HS: Trả lời.
GV: Kết luận.
Nam 20 tuổi trở lên.
Nữ 18 tuổi trở lên.
GV hỏi: Vì sao Nhà nước khuyến khích nam nữ nên kết hôn: Nam 26 tuổi trở lên, nữ 22 tuổi trở lên?
HS: Trả lời.
GV: Kết luận.
Đó là lứa tuổi chúng ta khá trưởng thành,ổn định về nhận thức cũng như về quan điểm thẩm mỹ
Hoạt động 2: Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề.
HS nghiên cứu để đưa ra những đặc điểm chủ yếu của chế độ hôn nhân ở nước ta.
GV đặt câu hỏi: 
Theo em chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay bao gồm nội dung cơ bản nào?
HS: Trả lời.
GV hỏi: Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ dựa trên cơ sở nào?
HS: Trả lời.
GV bổ sung: Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ dựa trên cơ sở tình yêu chân chính (so sánh với hôn nhân trong xã hội phong kiến). Vậy tự nguyện trong hôn nhân thể hiện ở điểm nào?
HS: Trả lời.
GV kết luận: Thể hiện ở tự do kết hôn theo luật định. Tuy nhiên tự do kết hôn không phủ nhân vai trò khuyên nhủ, góp ý tích cực của cha mẹ, người thân.
GV: Hôn nhân tiến bộ phải đảm bảo điều gì?
HS: Trả lời.
GV: Hôn nhân tiến bộ phải đảm bảo về mặt pháp lý.
GV: Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ còn thể hiện ở việc đảm bảo quyền tự do ly hôn. Khi nào ly hôn được đặt ra? Vì sao ly hôn được coi là tiến bộ?
HS: Trả lời.
GV bổ sung và kết luận.
- Khi tình yêu giữa vợ và chồng không còn và mối quan hệ ngày càng căng thẳng không thể điều hoà thì ly hôn là giải pháp tốt nhất.
- Ly hôn được coi là tiến bộ vì nó sẽ giải phóng con người khỏi những ràng buộc pháp lý với người mà mình không còn hoặc không thể yêu thương được nữa.
GV: Bên cạnh mặt tiến bộ thì ly hôn có mặt trái nào không?
HS: Trả lời.
GV bổ sung kết luận.
Ly hôn gây ra nhiều hậu quả xấu không chỉ đối với cha mẹ mà con ảnh hưởng sâu sắc đến con cái (thiếu thốn về vật chất, tổn thương về tâm lý và mất niềm tin vào cuộc sống).
GVchuyển ý. Nội dung thứ hai của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay là hôn nhân một vợ một chồng, vợ chhồng bình đẳng.
Theo em hôn nhân một vợ một chồng là như thế nào?
HS: Trả lời.
GV bổ sung. Hôn nhân một vợ một chồng dựa trên tình yêu chân chính. Vợ chồng phải chung thuỷ, yêu thương, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. 
GV: Theo em bình đẳng trong quan hệ vợ chồng là như thế nào?
HS: Trả lời 
GV bổ sung: Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng có nghĩa là vợ chồng có nghĩa vụ và quyền lợi, quyền hạn ngang nhau trong mọi mặt của đời sống gia đình. 
GV kết luận chung bằng bảng phụ sau:
Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay
Hôn nhân tự nguyện tiến bộ
Hôn nhân một vợ một chồng bình đẳng
Chung thuỷ, yêu thương, giúp đỡ nhau. Quan hệ vợ chồng bình đẳng.
- Dựa trên tình yêu chân chính.
- Đảm bảo về mặt pháp lý.
- Tự do ly hôn.
Hoạt động 3: Phương pháp thuyết trình, đàm thoại. Hình thành khái niệm gia đình
GV: Đại thi hào Gớt từng nói:” Dù là vua hay dân cày, người nào tìm thấy sự bình yên trong gia đình sẽ tránh được mọi tai ương của số phận” 
Vậy theo em gia đình là gì? (GV có thể liên hệ bằng bài hát: Ba ngọn nến của Ngọc Lễ)
HS trả lời
GV kết luận khái niệm gia đình. 
GV chuyển ý : Gia đình là cái nôi thân yêu nhất nuôi dưỡng nhân cách, trí tuệ và tâm hồn của mỗi người, là nơi để thế hệ trẻ rèn luyện cho mình lối sống có tình nghĩa, có đạo lý. Là nơi để thế hệ già truyền lại cho thế hệ con cháu những kinh nghiệm sống quý báu của mình. Gia đình là tế bào của xã hội và là tế bào lành mạnh của xã hội khi gia đình thực hiện tốt chức nănng của mình. Vậy gia đình có chức năng gì?
Hoạt động 4: Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề làm rõ chức năng của gia đình. 
GV: Theo em gia đình có chức năng gì?
HS trả lời
GV triển khai từng chức năng.
1. Chức năng duy trì nòi giống.
Đây là chức năng quan trọng nhất của gia đình. Nó góp phần tái sản xuất ra sức lao động, gắn với sự tồn vong của xã hội.
2. Chức năng kinh tế:
Mỗi gia đình muốn tồn tại thì phải đáp ứng tốt các nhu cầu về vật chất và tinh thần. Muốn vậy phải biết làm kinh tế với những hình thức kinh doanh, dịch vụ phù hợp.
3. Chức năng tổ chức đời sống gia đình:
Chức năng này có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì hạnh phúc gia đình
4. Chức năng nuôi dưỡng giáo dục con cái
Hiện nay trong gia đình việc nuôi dưỡng và giáo dục con cái có vai trò quan trọng. 
Hoạt động 5: Phương pháp thuyết trình, đàm thoại.
GV Trong gia đình có những mối quan hệ nào
HS trả lời
GV nhận xét, bổ sung, kết luận 
Trong gia đình bình thường thì có 4 mối quan hệ
1.Quan hệ vợ chồng: Là mối quan hệ cơ bản nhất trong gia đình, vì nếu mối quan hệ này có bền vững, hoà thuận thì các mối quan hệ khác mới phát triển hài hoà.
2.Quan hệ giữa bố mẹ và con cái
GV Cha mẹ phải có nghĩa vụ gì với con cái? Con cái phải có nghĩa vụ gì đối với cha mẹ?
HS trả lời.
GV bổ sung, kết luận và ghi bảng
GV yêu cầu HS cho một số câu ca dao, tục ngữ về tình cảm giữa cha mẹ và con cái.
3. Quan hệ giữa ông bà và các cháu
GV: Ông bà phải làm gì trong gia đình? Con cháu phải đối với ông bà như thế nào?
HS trả lời.
GV kết luận và ghi bảng
4. Quan hệ giữa anh chị em ruột
GV: Anh chị em trong gia đình phải đối xử với nhau như thế nào?
HS trả lời.
GV kết luận và ghi bảng.
GV kết luận chung: Gia đình là nơi thân thương nhất của mỗi người vì vầy mỗi chúng ta cần phải trân trọng và yêu thương gia đình mình.
2. Hôn nhân:
a. Hôn nhân là gì?
Hôn nhân là quan hệ vợ chồng sau khi đã kết hôn.
b. Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay.
- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
+ Cơ sở: Tình yêu chân chính
+ Tự nguyện: Tự do kết hôn theo luật định.
+ Tiến bộ: Đảm bảo về mặt pháp lý
- Hôn nhân một vợ một chồng bình đẳng.
+ Tình yêu chân chính
+ Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng
ð Là chế độ hôn nhân tiến bộ, tốt đẹp và là nền tảng để xây dựng gia đình no ấm hạnh phúc.
3. Gia đình:
a. Gia đình là gì?
Gia đình là một cộng đồng người gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.
b. Chức năng của gia đình:
- Chức năng duy trì nòi giống
+ Quan trọng nhất.
+ Gắn với sự sinh tồn của xã hội
- Chức năng kinh tế:
+ Biết sản xuất kinh doanh, dịch vụ phù hợp.
+ Biết chi tiêu hợp lý
- Chức năng tổ chức đời sống gia đình.
- Chức năng nuôi dưỡng giáo dục con cái
c. Mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên 
-Quan hệ vợ chồng:
+ Dựa trên cơ sở của tình yêu, được pháp luật công nhận.
+Vợ chồng: phải yêu thương, chung thuỷ, bình đẳng với nhau
- Quan hệ giữa bố mẹ và con cái
+ Cha mẹ nuôi dưỡng, giáo dục con cái.
+ Con cái phải yêu thương, phụng dưỡng cha mẹ.
- Quan hệ giữa ông bà và các cháu
+Ông bà: Gương mẫu.
+Các cháu: yêu thương, kính trọng
- Quan hệ giữa anh chị em ruột
Phải yêu thương, đoàn kết giúp đỡ nhau
 4. Củng cố : GV nhấn mạnh trọng tâm của bài học, yêu cầu HS làm bài tập 3 SGK. 
5 Dặn dò:
- Hướng dẫn HS làm bài tập về nhà (4, 5 SGK)
- Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ về nhân nghĩa, hoà nhập và hợp tác.
 IV. Tổng kết rút kinh nghiệm
BCĐTTSP duyệt	GVHD duyệt 	SVTT ký tên

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 12 Cong dan voi tinh yeu hon nhan va gia dinht2.doc