Giáo án giảng dạy môn Vật lý 11 - Tiết 44 đến tiết 55

Giáo án giảng dạy môn Vật lý 11 - Tiết 44 đến tiết 55

I. MỤC TIÊU

Kiến thức:

- Nêu được khái niệm tương tác từ, từ trường, tính chất cơ bản của từ trường.

- Trình bày được khái niệm cảm ứng từ (phương và chiều), đường sức từ, từ phổ, những tính chất của đường sức từ.

- Trả lời được câu hỏi từ trường đều là gì và nêu được một ví dụ về từ trường đều.

Kĩ năng:

- Vẽ được các đường sức từ biểu diễn từ trường của thanh nam châm thẳng, nam châm hình chữ U.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét và tiến hành thí nghiệm.

II. CHUẨN BỊ

1. GV:

- Thanh nam châm, nam châm hình chữ U, kim nam châm (hay một chiếc la bàn), một đoạn dây dẫn, một bộ pin hay bộ ắc quy.

- Một bộ thí nghiệm về tương tác giữa hai dòng điện (hay đoạn video clip thí nghiệm về tương tác giữa hai dòng điện), một tờ bìa hay một tấm kính, mạt sắt.

 

doc 34 trang Người đăng quocviet Lượt xem 2050Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy môn Vật lý 11 - Tiết 44 đến tiết 55", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương VII. TỪ TRƯỜNG
Mục tiêu của chương
Trình bày được khái niệm cảm ứng từ (phương, chiều, độ lớn).
Vận dụng được các công thức xác định lực từ tác dụng lên một đoạn dòng điện, công thức xác định lực Lorenxơ.
Trình bày và vận dụng được quy tắc bàn tay trái.
Mô tả được từ trường của một số dòng điện có dạng đơn giản, vận dụng được quy tắc nắm tay phải.
Trình bày và vận dụng được công thức xác định mômen ngẫu lực từ tác dụng lên khung dây mang dòng điện.
Tiết: 44	 TỪ TRƯỜNG
Ngày soạn: 
I. MỤC TIÊU
Kiến thức:
- Nêu được khái niệm tương tác từ, từ trường, tính chất cơ bản của từ trường.
- Trình bày được khái niệm cảm ứng từ (phương và chiều), đường sức từ, từ phổ, những tính chất của đường sức từ.
- Trả lời được câu hỏi từ trường đều là gì và nêu được một ví dụ về từ trường đều.
Kĩ năng: 
- Vẽ được các đường sức từ biểu diễn từ trường của thanh nam châm thẳng, nam châm hình chữ U.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét và tiến hành thí nghiệm.
II. CHUẨN BỊ
1. GV:
- Thanh nam châm, nam châm hình chữ U, kim nam châm (hay một chiếc la bàn), một đoạn dây dẫn, một bộ pin hay bộ ắc quy.
 Một bộ thí nghiệm về tương tác giữa hai dòng điện (hay đoạn video clip thí nghiệm về tương tác giữa hai dòng điện), một tờ bìa hay một tấm kính, mạt sắt.
Dự kiến nội dung ghi bảng (HS tự ghi chép theo GV)
Bài 26: TỪ TRƯỜNG
1. Tương tác từ
a. Cực của nam châm
- Nam châm thường gặp có 2 cực: cực Bắc (N), cực Nam (S)
- Thực tế có nam châm có số cực lớn hơn hai nhưng không có nam châm nào có số cực là một số lẻ.
b. Thí nghiệm về tương tác từ
- Thí nghiệm hình 26.1
Tương tác giữa nam châm với nam châm: Các nam châm tương tác với nhau, các cực cùng tên thì đẩy nhau, các cực khác tên thì hút nhau.
- Thí nghiệm Ơ-xtét (hình 26.2): tương tác giữa nam châm và dòng điện
Cho một dòng điện chạy qua một dây dẫn gần một kim nam châm, nam châm bị lệch
Þ dòng điện và nam châm có mối liên hệ chặt chẽ, dòng điện cũng có vai trò như một nam châm.
- Thí nghiệm hình 26.3: tương tác giữa hai dòng điện
Cho I1 chạy qua dây AB; I2 chạy qua dây CD
+/ I1 = 0 hoặc I2 = 0: không có tương tác
+/ : AB và CD hút nhau.
+/ : AB và CD đẩy nhau.
Nhận xét: Tương tác giữa nam châm với nam châm, giữa dòng điện với nam châm và giữa dòng điện với dòng điện đều gọi là tương tác từ.Lực tương tác trong các trường hợp đó gọi là lực từ.
2. Từ trường
a. Khái niệm từ trường
Xung quanh thanh nam châm hay xung quanh dòng điện có từ trường
b. Điện tích chuyển động và từ trường
Xung quanh điện tích chuyển động có từ trường.
c. Tính chất cơ bản của từ trường
Tính chất cơ bản của từ trường là nó gây ra lực từ tác dụng lên một nam châm hay một dòng điện đặt trong nó.
d. Cảm ứng từ
- Cảm ứng từ là một đại lượng vectơ kí hiệu đặc trưng cho từ trường về mặt gây ra lực từ.
- Phương của nam châm thử nằm cân bằng tại một điểm trong từ trường là phương của vectơ cảm ứng từ của từ trường tại điểm đó .
- Ta quy ước chiều từ cực Nam sang cực Bắc của nam châm thử là chiều của .
- Lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện ở điểm nào lớn hơn thì cảm ứng từ tại điểm đó lớn hơn.
3. Đường sức từ 
a. Định nghĩa
Đường sức từ là đường được vẽ sao cho hướng của tiếp tuyến tại bất kì điểm nào trên đường cũng trùng với hướng của vectơ cảm ứng từ tại điểm đó.
b.Các tính chất của đường sức từ 
-Tại mỗi điểm trong từ trường, có thể vẽ được một đường sức từ đi qua và chỉ một mà thôi.
- Các đường sức từ là những đường cong kín. Trong trường hợp nam châm, ở ngoài nam châm các đường sức đi ra từ cực Bắc, đi vào ở cực Nam của nam châm
- Các đường sức từ không cắt nhau.
- Nơi nào các đường cảm ứng từ lớn hơn thì các đường sức từ ở đó vẽ mau hơn (dày hơn), nơi nào cảm ứng từ nhỏ hơn thì các đường sức từ ở đó vẽ thưa hơn.
c. Từ phổ
- Rắc mạt sắt lên một tấm bìa
- Đặt tấm bìa lên một nam châm và gõ nhẹ
Þ Các mạt sắt xếp thành những đường cong xác định.
Þ Các "đường mạt sắt" cho ta hình ảnh các đường cảm ứng từ, đó là từ phổ của nam châm.
4. Từ trường đều
- Một từ trường mà cảm ứng từ tại mọi điểm đều bằng nhau gọi là từ trường đều.
- Ở khoảng giữa 2 cực nam châm hình móng ngựa, từ trường là đều, các đường cảm ứng từ song song và cách đều nhau.
2. HS: Ôn lại phần từ trường đã học ở THCS.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Đặt vấn đề và vào bài mới(3 phút)
GV: Giới thiệu bài mới:
Ta đã biết xung quanh một hạt mang điện có một điện trường và thông qua điện trường này nó tương tác điện với một hạt mang điện khác. Vậy nếu 2 nam châm tương tác với nhau thì liệu chúng có tương tác thông qua một trường nào đó hay không?
- Ghi tiêu đề lên bảng:
Bài 26: Từ trường
 Hoạt động 2: Tìm hiểu tương tác từ
GV: Lần lượt tiến hành TN giữa nam châm với nam châm, giữa nam châm với dòng điện và giưa dòng điện với dòng điện.
Yêu cầu HS quan sát, thảo luận (2HS) và nhận xét hiện tượng?
GV: Đặt câu hỏi: Các em có nhận xét gì về bản chất của các tương tác trong ba thí nghiệm trên?
(GV gợi ý để HS thấy rằng các tương tác kia có cùng bản chất, đó là tương tác từ, lực tác dụng là lực từ)
- Gọi một HS trả lời câu hỏi.
Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm từ trường.
- GV đưa ra câu hỏi gợi ý để giúp học sinh suy luận:
+ Một vật gây ra lực hấp dẫn thì xung quanh vật đó có trường hấp dẫn, một vật gây ra lực điện thì xung quanh vật đó có điện trường. Theo các em xung quanh một vật gây ra lực từ thì sao?
- GV nhận xét suy luận của HS, khẳng định suy luận đúng
- GV lưu ý cho HS rằng nam châm và dòng điện đều gây ra lực từ, cho HS đưa ra kết luận về sự tồn tại của từ trường xung quanh nam châm và dòng điện
- GV nêu câu hỏi: Hãy phát biểu định nghĩa dòng điện?
- Gọi một HS trả lời
- GV gợi ý, dẫn dắt vấn đề cho HS: dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện. Dòng điện gây ra từ trường. Ta có thể đưa ra kết luận gì về từ trường của dòng điện?
- GV nêu câu hỏi: Tính chất cơ bản của từ trường là gì? Gọi một HS trả lời câu hỏi
- GV thông báo cho HS biết: khi xét từ trường, người ta cũng dùng một đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt tác dụng lực từ, đó là cảm ứng từ.
- GV tiến hành thí nghiệm kim nam châm nằm cân bằng trong từ trường, Yêu cầu HS quan sát, nhận xét
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK nêu định nghĩa về phương và chiều của cảm ứng từ.
GV thông báo định tính về độ lớn của cảm ứng từ
- Yêu cầu HS vận dụng bài học trả lời muc C2 trong SGK
Hoạt động 4: Tìm hiểu về đường sức từ
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK phát biểu định nghĩa đường sức từ.
- GV lưu ý cho HS là đối với nam châm thử, ta quy ước lấy chiều từ cực nam sang cực bắc là chiều của đường cảm ứng từ.
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK nêu các tính chất của đường cảm ứng từ.
- GV: Làm thí nghiệm :
- Rắc mạt sắt lên một tấm bìa
- Đặt tấm bìa lên một nam châm và gõ nhẹ 
Yêu cầu HS quan sát và nhận xét về hình dạng các đường mạt sát
GV: thông báo đó chính là hình ảnh từ phổ của nam châm,GV có thể tiến hành thêm các thí nghiệm tương tự để HS thấy được từ phổ của nam châm hình chữ U, cuả từ trường giữa hai cực của hai thanh nam châm đặt gần nhau (như hình 26.6 và 26.7)
- GV yêu cầu HS thảo luận trả lời C3
- GV bổ sung, làm rõ để HS phân biệt được từ phổ và các đường cảm ứng từ.
Hoạt động 5: Tìm hiểu từ trường đều
- GV cho HS tham khảo SGK nêu định nghĩa từ trường đều.
- GV cho HS quan sát lại hình ảnh từ phổ của nam châm hình chữ U để HS thấy rằng các đường mạt sắc là các đường gần như song song và cách đều nhau, yêu cầu HS kết hợp với tính chất của đường sức từ để đưa ra kết luận về đường sức từ của từ trường đều
Hoạt động 6: Vận dụng, tổng kết bài học
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi, làm các bài tập trong SGK
- Cho bài tập về nhà
- Ghi tiêu đề vào vở
- HS quan sát thí nghiệm, thảo luận và rút ra nhận xét theo yêu cầu của GV
TN hình 26.1: Hai cực cùng tên của hai nam châm gần nhau thì đẩy nhau, hai cực khác tên gần nhau thì chúng hút nhau Þ tương tác từ giữa hai nam châm
TN hình 26.2: Dòng điện tác dụng lực lên nam châm Þ dòng điện đóng vai trò như nam châm.
TN hình 26.3: Hai dòng điện cũng tương tác với nhau: 2 dòng điện cùng chiều thì hút nhau, ngược chiều thì đẩy nhau
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi của GV
Các tương tác trên có cùng bản chất, đó là tương tác từ, lực tương tác trong các trường hợp trên là lực từ.
HS suy luận và trả lời được rằng:
 - Xung quanh một vật gây ra gây ra lực từ thì có từ trường.
- HS đưa ra kết luận: Từ trường tồn tại xung quanh nam châm và xung quanh dòng điện
- HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV
Là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện
- HS suy luận dưới sự dẫn dắt của GV và đưa ra kết luận
Từ trường của dòng điện thực chất là từ trường của các điện tích chuyển động tạo thành dòng điện đó.
Vậy: Xung quanh điện tích chuyển động có từ trường.
HS trả lời câu hỏi của GV: Gây ra lực từ tác dụng lên một nam châm hay một dòng điện đạt trong nó
- Theo dõi bài giảng của GV
- HS quan sát, nhận xét: kim nam châm thử nằm cân bằng ở các điểm khác nhau trong từ trường thì nói chung nó định hướng khác nhau.
- HS nghiên cứu SGK, nêu định nghĩa về phương và chiều của cảm ứng từ, lưu ý về độ lớn của cảm ứng từ.
- HS vận dụng định nghĩa về phương và chiều của cảm ứng từ trả lời C2.
- HS nghiên cứu SGK phát biểu định nghĩa đường sức từ theo yêu cầu của GV.
- HS nghiên cứu SGK nêu các tính chất của đường cảm ứng từ
HS quan sát thí nghiệm và rút ra nhận xét:
Þ Các mạt sắt xếp thành những đường cong xác định.
- HS thảo luận, trả lời C3
- HS tham khảo SGK nêu định nghĩa từ trường đều.
- HS quan sát, suy luận đưa ra kết luận: đường sức của từ trường đều là các đường thẳng song song và cách đều nhau, từ trường trong khoảng giữa hai cực của nam châm hình chữ U là từ trường đều.
- Trả lời các câu hỏi trong SGK
- Ghi bài tập về nhà vào vở.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
V. BỔ SUNG
Tiết: 45	 
Ngày soạn: 	 PHƯƠNG VÀ CHIỀU CỦA LỰC TỪ 
TÁC DỤNG LÊN DÒNG ĐIỆN
I. MỤC TIÊU
Kiến thức
- Trình bày được phương của lực từ tác dụng lên một đoạn dòng điện.
- Phát biểu được quy tắc bàn tay trái và vận dụng được quy tắc đó.
Kĩ năng
- Xác định được vectơ lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường đều.
II. CHUẨN BỊ
GV
- Dụng cụ thí nghiệm như hình 27.1 SGK.
- Dự kiến nội dung ghi bảng (HS tự ghi chép theo GV) 
Bài 27: PHƯƠNG VÀ CHIỀU CỦA LỰC TỪ TÁC DỤNG LÊN DÒNG ĐIỆN
1. Lực từ tác dụng lên dòng điện
Thí nghiệm: hình 27.1 SGK
2. Phương của lực từ tác dụng lên dòng điện
- Lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng chứa đoạn dòng điện và cảm ứng từ tại điểm khảo sát.
3. Chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện
Quy tắc bàn tay trái
Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ đâm xuyên vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến các ngón tay trùng với chiều dòng điện, thì ngón cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện.
HS: Ôn lại quy tắc bàn tay trái đã học ở lớp 9.
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
 Hoạt động 1: Tìm hiểu về phương và chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn ma ... hay lõi sắt bằng lõi thép. Từ trường tổng hợp (từ trường ngoài và từ trường do sự từ hóa của lõi thép) lớn gấp hàng trăm, hàng nghìn lần so với từ trường ngoài (từ trường khi không có lõi thép). Ngắt dòng điên trong ống dây, từ tính của thép còn giữ được một thời gian dài. Thép trở thành một nam châm vĩnh cửu
+ Sắt từ cứng: chất sắt từ mà từ tính của nó tồn tại khá lâu sau khi từ trường ngoài bị tiệt triêu
Hoạt động 4: Tìm hiểu hiện tượng từ trễ
Hoạt động của trò
Hoạt động của thầy
- HS suy nghĩ, thả luận, phân tích trả lời các câu hỏi của GV:
+ Bằng đường cong OAM.
+ Từ trường của lĩ thép cũng giảm nhưng không giảm theo đường MAO mà theo đường cong MP.
+ Từ trường ngoài bằng 0 nhưng từ trường của lõi thép vẫn còn khác 0. Nghĩa là từ trường của lõi thép giảm chậm hơn (trễ hơn) từ trường ngoài.
+ Tại Q cho thấy từ trường của lõi thép bằng 0, rong khi đó từ trường ngoài có chiều ngược lại với với từ trường của lõi thép và có giá trị - Bc
- GV nêu vấn đề: Cho dòng điện vào ống dây (trong có lõi thép) tăng từ 0 đến I nào đó. Ta hãy khảo sát sự phụ thuộc của từ trường lõi thép vào từ trường của dòng điện trong ống dây (từ trường ngoài). Sự phụ thuộc này được biểu diễn như hìn 34.2
- GV treo hình vẽ 34.2 lên bảng, yêu cầu HS suy nghĩ, thảo luận, phân tích trả lời các câu hỏi của GV:
+ Cho từ trường ngoài tăng từ 0 đến giá trị B0, từ trường của lõi thép tăng từ 0 đến B1. Sự phụ thuộc của từ trường lõi thép vào từ trường ngoài được biểu diễn bằng đường nào?
+ Giảm từ trường ngoài từ B0 đến 0 nhưng vẫn giữ nguyên chiều của nó thì từ trường của lõi thép biến thiên như thế nào? 
+ Điều đó chứng tỏ điều gì?
- GV thông báo: hiện tượng đó gọi là hiện tượng từ trễ và lõi thép trong ống dây lúc bấy giờ trở thành một nam châm vĩnh cửu.
+ Đổi chiều dòng điện trong ống dây rồi cho từ trường ngoài tăng từ 0 đến B0, từ trường của lõi thép giảm theo đường cong PQN. Điểm Q trên đồ thị cho ta biết điều gi?
- GV thông báo: ta gọi Bc là không từ của lõi thép. 
Nếu ta tiếp tục cho từ trường ngoài tăng từ - B0 đến B0 thì từ trường của lõi thép tăng theo đường NKLM.
Quá trình từ hóa của lõi thép xảy ra theo đường cong kín MQNLM, đường cong này gọi là chi trình từ trễ.
Hoạt động 5: Ứng dụng của các vật sắt từ
Hoạt động của trò
Hoạt động của thầy
- HS suy nghĩ, đọc SGK trả lời
- HS bổ sung câu trả lời của bạn
- GS chú ý, thu nhận thông tin
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và thực tế của bản thân, gọi 1 HS trả lời câu hỏi:
+ Nam châm do sự từ hóa của các vật sắt từ được áp dụng trong thực tế như thế nào?
 - Gọi một vài HS khác bổ sung
- GV trình bày nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của máy ghi âm thông qua hình 34.3 SGK
Hoạt động 6: Củng cố, vận dụng, giao nhiệm vụ về nhà
- GV củng cố lại cho HS các kiến thức trọng tâm của bài, cho HS trả lời một số câu trắc nghiệm liên quan đến các kiến thức vừa học
- HS làm việc theo yêu cầu của GV
- GV giao bài tập ở nhà cho HS: trả lời các câu hỏi cuối bài, trả lời bài tập 1/169.Ôn lại các kiến thức trong bà và chương
- HS ghi nhiệm vụ về nhà.
IV. RUT KINH NGHIỆM
V. BỔ SUNG
Tiết 54
Ngày soạn: 
TỪ TRƯỜNG TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU
Kiến thức
Trả lời được các câu hỏi:
- Độ từ thiên là gì? Độ từ khuynh là gì?Bão từ là gì?
- Phân biệt được Từ cực của trái đất, sự khác nhau giữa các từ cực của trái đất và các địa cực.
II. CHUẨN BỊ
1. GV
- La bàn, tranh vẽ phóng to hình 35.1, 35.2, 35.3 SGK
- Dự kiến nội dung ghi bảng
Bài 35: TỪ TRƯỜNG TRÁI ĐẤT
1. Độ từ thiên. Độ từ khuynh
a. Độ từ thiên:
Đ/n: Góc lệch giữa kinh tuyến từ và kinh tuyến địa lý gọi là độ từ thiên (hay góc từ thiên), kí hiệu là D
Quy ước: Độ từ thiên ứng với trường hợp cực Bắc của kim la bàn lệch sang phía Đông là độ từ thiên dương, ngược lại độ từ thiên âm
b. Độ từ khuynh
Góc hợp bởi kim nam châm của la bàn từ khuynh và mặt phẳng nằm ngang gọi là độ từ khuynh (hay góc từ khuynh), kí hiệu là I.
Quy ước: I >0: cực bắc của kim nam châm nằm phía dưới mặt phẳng nằm ngang, ngược lại I<0.
2. Các từ cực của Trái Đất
- Trái Đất có hai địa cực: cực Bắc, cực Nam; ngoài ra còn có hai cực từ
- Chiều đường sức từ của Trái Đất là chiều Nam- Bắc
- Cực từ nằm ở Nam bán cầu là từ cực Bắc, cực từ nằm ở Bắc bán cầu là từ cực Nam.
3. Bão từ
- Tại một nơi cố định, các yếu tố của từ trường Trái Đất (cảm ứng từ, độ từ thiên, độ từ khuynh) có những biến đổi theo thời gian. Nếu những biến đổi này xảy ra hầu như cùng một lúc trên toàn cầu thì gọi lag bão từ.
- Có hai loại: bão từ mạnh, bão từ yếu.
- Đa số những cơn bão từ yếu thường xảy ra trong thời gian ngắn, ngược lại có những cơn ão từ mạnh kéo dài đến hàng chục giờ, thậm chí vài ngày.
- Bão từ mạnh thường chỉ xuất hiện trong thời gian hoạt động mạnh của Mặt Trời, ảnh hưởng rất đáng kể đến liên lạc vô tuyến trên hành tinh.
2. HS: đọc trước bài học ở nhà
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG 
Hoạt động 1: Tìm hiểu về độ từ thiên, độ từ khuynh
Hoạt động của trò
Hoạt động của thầy
- HS chú ý theo dõi, ghi nhận kiến thức.
- HS trả lời(có thể có hai phương ánh: trùng hoặc không trùng)
-HS ghi vào vở
- HS chú ý theo dõi, ghi nhận kiến thức
- Gv dung lời dẫn đầu bài như SGK để vào bài mới.
- GV thông báo cho HS về khái niệm kinh tuyến từ
+ Các đường sức của từ trường Trái Đất nằm trên mặt đất gọi là các kinh tuyến từ
- Đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:
+ Kinh tuyến từ và kinh tuyến địa lý có trùng nhau không?
- GV khẳng định cho HS: Từ cuối thế kỉ XV, người ta đã biết rằng, kim nam châm của la bàn không chỉ đúng mà lệch khỏi phương Bắc – Nam ( giớ thiệu hình 35.1 SGK) chứng tở kinh tuyến từ và kinh tuyến địa lý không hoàn toàn trùng nhau.
- GV đưa ra định nghĩa độ từ khuynh và quy ước về dấu của D
+ Đ/n: SGK
+ Độ từ thiên ứng với trường hợp cực Bắc của kim la bàn lệch sang phía Đông là độ từ thiên dương D>0, ngược lại độ từ thiên âm D<0.
- GV giới thiệu cho HS la bàn từ khuynh (hình 35.2), đưa ra định nghĩa độ từ khuynh và quy ước dấu cho HS
+ Đ/n: SGK
+I >0: cực bắc của kim nam châm nằm phía dưới mặt phẳng nằm ngang, ngược lại I<0.
Hoạt động 2: Các từ cực của Trái Đất
Hoạt động của trò
Hoạt động của thầy
- HS trả lời:
+ Chiều Nam- Bắc vì có đường sức từ trường của Trái Đất là những đường cong khép kín nên chiều đường sức phải đi vào cực Nạm và đi ra cực Bắc.
+ Cực bắc
- HS trả lời: Không, vì các kinh tuyến từ không trùng với các kinh tuyến địa lý
- Trái Đất là một nam châm khổng lồ có hai từ cực, hai cực địa lý là cực Bắc và cực Nam.
- Cực bắc của kim la bàn hướng về phía Bắc cực, cực Nam hướng về phái nam cực.
- Đăt câu hỏi:
+ Đường sức từ của Trái Đất có chiều như thế nào? Tại sao?
+ Từ cực nằm ở Nam bán cầu gọi là từ cực gì?
- GV lưu ý cho HS: Tên gọi từ cực ở bán cầu Bắc là từ cực Bắc, từ cực ở Nam bán cầu là từ cực Nam là tên gọi theo thói quen, (có thể xem cách gọi tên ấy như một quy ước).
- Giới thiệu vị trí các từ cực của Trái Đất thông qua hình hình 35.3 SGK
- Đặt câu hỏi: Các từ cực Trái Đất có trùng với các địa cực của nó không? Vì sao?
- GV nói thêm: Kết quả nghiên cứu cho thấy các từ lực của Trái Đất không cố định mà di chuyển, sự di chuyển này diễn ra rất chậm. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu bão từ
Hoạt động của trò
Hoạt động của thầy
- HS chú ý theo dõi để có thể trả lời được câu hỏi bão từ là gì và các hiện tượng xảy ra của bão từ.
- GV cho HS biết: Các yếu tố của từ trường Trái Đất tại bất kì điểm nào trên Trái Đất luôn luôn biến đổi theo thời gian. Những biến đổi này xảy ra rất phức tạp: có những biến đổi xảy ra theo chu kì hàng thé kỉ, có những biến đổi xảy ra theo mùa, theo ban ngày và ban đêm. Tuy nhiên, đó là các biến đổi có tính địa phương. Khi các biến đổi này có quy mô toàn cầu thì người ta gọi là bão từ. 
- Có hai loại bão từ:
+ Bão từ mạnh: kéo dài hàng chục giờ
+ Bão từ yếu: thời gian bão rất ngắn, có lúc vài giây
+ Bão từ mạnh thường chỉ xuất hiện trong thời gian hoạt động mạnh của Mặt Trời, ảnh hưởng rất đáng kể đến liên lạc vô tuyến trên hành tinh.
Hoạt động 4: Cũng cố, vận dụng, giao nhiệm vụ về nhà
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK
Về nhà giải các bài tập trong SGK và sách bài tập để chuẩn bị cho tiết Bài tập
Tiết: 55
Ngày soạn
Bài 35 BÀI TẬP VỀ LỰC TỪ
I. MỤC TIÊU
- Luyện tập việc vận dụng định luật Ampe về lực từ tác dụng lên một đoạn dòng điện
- Luyện tập việc vận dụng các công thức tính cảm ứng từ của các dòng điện có dạng khác nhau.
II. CHUẨN BỊ
1. GV
- Chuẩn bị các bài tập đặc trưng để chữa trên lớp
2. HS
- Chuẩn bị các kiến thức có liên quan
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
Hoạt động 1: Bài tập trắc nghiệm
Hoạt động của trò
Hoạt động của thầy
- Thảo luận theo nhóm, đề ra một số vấn đề có thể đó là các vấn đề chưa hiểu. Chọn đáp án và ghi vào phiếu học tập của mình sau khi đã thống nhất cách trả lời.
- Giải thích sự lựa chọn của nhóm mình.
- GV phát phiếu học tập, cho HS thảo luận theo nhóm và điền vào phiếu học tập các đáp án theo lựa chọn, nộp lại cho GV theo nhóm.
- Gọi một HS đại diện cho nhóm trả lời câu hỏi
Hoạt động 2: Vận dụng quy tắc tổng hợp, phân tích lực và định luật Ampe về lực từ để phân tích và giải bài tập 1
Hoạt động của trò
Hoạt động của thầy
- HS hoạt động cá nhân, sau đó thảo luận theo nhóm, chọn phương án trả lời
l= 20 cm = 0.2 m
m= 10g = 0.01kg
B= 0.2T; F = 0.06N; g= 10m/s
+ Phương án trả lời là: Áp dụng quy tắc bàn tay trái biết được phương, chiều của lực từ F được biểu diễn như hình 36.1 SGK
- HS tiến hành giải bài tập này với các câu hỏi gợi ý của GV. Các bước tiến hành:
+ Phân tích lực tác dụng lên đoạn dây
+ Lập phương trình
+ Giải
+ Biện luận
- Hướng dẫn HS giải bài 1
+ Đọc đề bài (có thể gọi một HS đọc đề bài)
+ Gọi một HS lên tóm tắt đề bài
+ Lực từ tác dụng lên CD có phương, chiều như thế nào? Độ lớn được tính bằng công thức nào?
+ Có bao nhiêu lực tác dụng lên khung CD, đó là những lực nào?
+ Ba lực đó đặt tại vị trí nào của khung?
+ Viết phương trình định luật II Niutơn khi khung CD nằm cân bằng?
+ Viết biểu thức độ lớn của (1)
+ Lực căng phải thỏa mãn điều kiện gì ? và biểu thức (2) được viết tường minh như thế nào?
+ Từ (3) suy ra I?
+ Hãy thay số vào, tính toán và đưa ra kết quả của I?
Hoạt động 3: Phân tích và giải bài 2
Hoạt động của trò
Hoạt động của thầy
- Hoạt động theo cá nhân, có thể thảo luận theo nhóm (hoặc bàn) để đưa ra phương án trả lời.
+ Áp dụng quy tắc bàn tay trái biết được phương chiều của lực từ F được biểu diễn như hình 36.2 SGK.
- HS tiến hành giải bài tập này với các câu hỏi gợi ý của GV.Các bước tiến hành:
+ Phân tích các lực tác dụng lên các đoạn dây (cạnh của tam giác).
+ Lập phương trình
+ Giải
+ Biện luận
- Đọc bài tập 2 (hoặc gọi một HS đọc) và gợi ý HS tóm tắt bài ra, vẽ hình 36.2 và 36.3 SGK
- Gọi HS tiến hành giải bài tập này với các câu hỏi gợi ý của GV.Các bước tiến hành:
+ Phân tích các lực tác dụng lên các đoạn dây (cạnh của tam giác).
+ Lập phương trình
+ Giải
+ Biện luận
Hoạt động 4: Củng cố
- Trên cơ sở các bài tập đã được hướng dẫn, HS nắm lại các kiến thức đã học về từ trường và cảm ứng từ giải các bài tập 1,2, 3SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 11 chuong IV.doc