Giáo án giảng dạy môn Vật lý 11 - Tiết 26: Dòng điện trong chất điện phân (tiết 1)

Giáo án giảng dạy môn Vật lý 11 - Tiết 26: Dòng điện trong chất điện phân (tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

 - Thực hiện được câu hỏi thế nào là chất điện phân, hiện tượng điện phân, nêu được bản chất dòng điện trong chất điện phân và trình bày được thuyết điện li.

 - Phát biểu được định luật Faraday về điện phân.

2.Kỉ năng:

 - Vận dụng được kiến thức để giải thích các ứng dụng cơ bản của hiện tượng điện phân và giải được các bài tập có vận dụng định luật Faraday.

3.Thái độ:

 - Tìm tòi kiến thức trong thực tế cuộc sống có liên quan đến bài học.

4.Trọng tâm:

 - Bản chất dòng điện trong chất điện phân

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

 + Chuẩn bị thí nghiệm biểu diễn cho học sinh về dẫn điện của nước tinh khiết (nước cất hoặc nước mưa), nước pha muối ; về điện phân.

 + Chuẩn bị một bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học để tiện dụng khi làm bài tập.

2. Học sinh: Ôn lại :

 

doc 3 trang Người đăng quocviet Lượt xem 5670Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy môn Vật lý 11 - Tiết 26: Dòng điện trong chất điện phân (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 26 theo ppct	Ngày soạn:1/11/2009
DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT ĐIỆN PHÂN (T1)
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
	- Thực hiện được câu hỏi thế nào là chất điện phân, hiện tượng điện phân, nêu được bản chất dòng điện trong chất điện phân và trình bày được thuyết điện li.
	- Phát biểu được định luật Faraday về điện phân.
2.Kỉ năng:
	- Vận dụng được kiến thức để giải thích các ứng dụng cơ bản của hiện tượng điện phân và giải được các bài tập có vận dụng định luật Faraday.
3.Thái độ:
	- Tìm tòi kiến thức trong thực tế cuộc sống có liên quan đến bài học.
4.Trọng tâm:
	- Bản chất dòng điện trong chất điện phân
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
	+ Chuẩn bị thí nghiệm biểu diễn cho học sinh về dẫn điện của nước tinh khiết (nước cất hoặc nước mưa), nước pha muối ; về điện phân.
	+ Chuẩn bị một bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học để tiện dụng khi làm bài tập.
2. Học sinh: Ôn lại : 	
	+ Các kiến thức về dòng điện trong kim loại.
	+ Kiến thức về hoá học, cấu tạo các axit, bazơ, và liên kết ion. Khái niệm về hoá trị.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1 (5 phút) : Kiểm tra bài cũ : Nêu loại hạt tải điện trong kim loại, bản chất dòng điện trong kim loại, nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại.
Hoạt động 2 (15 phút) : Tìm hiểu thuyết điện li.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 Cho học sinh nêu cấu tạo của axit, bazơ và muối.
 Giới thiệu sự phân li của các phân tử axit, bazơ và muối.
 Yêu cầu học sinh nêu hạt tải điện trong chất điện phân.
 Giới thiệu chất điện phân trong thực tế.
 Nêu cấu tạo của axit, bazơ và muối.
 Ghi nhận sự hình thành các hạt tải điện trong chất điện phân.
 Nêu loại hạt tải điện trong chất điện phân.
 Ghi nhận khái niệm.
I. Thuyết điện li
 Trong dung dịch, các hợp chất hoá học như axit, bazơ và muối bị phân li (một phần hoặc toàn bộ) thành ion : anion mang điện âm là gốc axit hoặc nhóm (OH), còn cation mang điện dương là các ion kim loại, ion H+ hoặc một số nhóm nguyên tử khác. 
 Các ion dương và âm vốn đã tồn tại sẵn trong các phân tử axit, bazơ và muối. Chúng liên kết chặt với nhau bằng lực hút Cu-lông. Khi tan vào trong nước hoặc dung môi khác, lực hút Cu-lông yếu đi, liên kết trở nên lỏng lẻo. Một số phân tử bị chuyển động nhiệt tách thành các ion.
 Ion có thể chuyển động tự do trong dung dịch và trở thành hạt tải điện.
 Ta gọi chung những dung dịch và chất nóng chảy của axit, bazơ và muối là chất điện phân.
Hoạt động 3 (10 phút) : Tìm hiểu bản chất dòng điện trong chất điện phân.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 Yêu cầu học sinh nêu hiện tượng xảy ra khi nhúng hai điện cực vào một bình điện phân.
 Yêu cầu học sinh nêu bản chất dòng điện trong chất điện phân.
 Yêu cầu học sinh giải thích tại sao chất điện phân không dẫn điện tốt bằng kim loại.
 Giới thiệu hiện tượng điện phân.
 Yêu cầu học sinh thực hiện C1.
 Nêu hiện tượng.
 Nêu bản chất dòng điện trong chất điện phân.
 Giải thích.
 Ghi nhận hiện tượng.
 Thực hiện C1.
II. Bản chất dòng điện trong chất điện phân
 Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của các ion trong điện trường.
 Chất điện phân không dẫn điện tốt bằng kim loại.
 Dòng điện trong chất điện phân không chỉ tải điện lượng mà còn tải cả vật chất đi theo. Tới điện cực chỉ có các electron có thể đi tiếp, còn lượng vật chất đọng lại ở điện cực, gây ra hiện tượng điện phân.
Hoạt động 4 (15 phút) : Tìm hiểu các hiện tượng diễn ra ở điện cực và hiện tượng dương cực tan.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 Giới thiệu phản ứng phụ trong hiện tượng điện phân.
 Trình bày hiện tượng xảy ra khi điện phân dung dịch muối đồng với anôt bằnd đồng
 Giới thiệu hiện tượng dương cực tan.
 Ghi nhận khái niệm.
 Theo dõi để hiểu được các hiện tượng xảy ra.
 Ghi nhận khái niệm.
III. Các hiện tượng diễn ra ở điện cực. Hiện tượng dương cực tan
 Các ion chuyển động về các điện cực có thể tác dụng với chất làm điện cực hoặc với dung môi tạo nên các phản ứng hoá học gọi là phản ứng phụ trong hiện tượng điện phân.
 Hiện tượng dương cực tan xảy ra khi các anion đi tới anôt kéo các ion kim loại của diện cực vào trong dung dịch.
IV.CỦNG CỐ: Qua bài này chúng ta cần nắm được: 
 + Hiện tượng điện phân, nêu được bản chất dòng điện trong chất điện phân và trình bày được thuyết điện li.
	+ Định luật Faraday về điện phân.
V. DẶN DÒ:
 - Về nhà làm các bài tập từ 8 đến 11 trang 85 sgk và 14.4, 14.6, 14.8 sbt.
 - Tóm tắt những kiến thức cơ bản đã học trong bài.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
..............................................................................................................................................................
*CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:
1.Chọn câu trả lời đúng. Bản chất dòng điện trong chất điện phân:
	a.Là dòng các electron chuyển động ngược hướng điện trường.
	b.Là dòng chuyển động có hướng đồng thời của các ion dương theo chiều điện trường và ion âm cùng với electron ngược chiều điện trường.
c.Là dòng chuyển động có hướng đồng thời của các ion dương theo chiều điện trường và electron ngược chiều điện trường.
d.Là dòng chuyển động có hướng đồng thời của các ion dương theo chiều điện trường và ion âm ngược chiều điện trường.
2.Các hạt tải điện trong chất điện phân là:
	a. ion dương và electron	b.ion âm và electron
	c.ion dương và ion âm	d.cà ion dương, ion âm và electron.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 26 Dòng điện trong chất điện phân. Định luật Faraday.doc