Giáo án giảng dạy môn Vật lý 11 - Tiết 12: Dòng điện không đổi. nguồn điện

Giáo án giảng dạy môn Vật lý 11 - Tiết 12: Dòng điện không đổi. nguồn điện

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 - Phát biểu được định nghĩa cường độ dòng điện và viết được công thức thể hiện định nghĩa này.

 - Nêu được điều kiện để có dòng điện.

 - Phát biểu được suất điện động của nguồn điện và viết được công thức thể hiện định nghĩa này.

 - Mô tả được cấu tạo chung của các pin điện hoá và cấu tạo của pin Vôn-ta.

 - Mô tả được cấu tạo của acquy chì.

2. Kĩ năng

 - Giải thích được sự tạo ra và duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của pin Vôn-ta.

 - Giải thích được vì sao acquy là một pin điện hoá nhưng lại có thể sử dụng được nhiều lần.

3. Thái độ:

 - Yêu thích môn học, tìm tòi kiến thức thực tế cuộc sống.

 

doc 4 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1934Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy môn Vật lý 11 - Tiết 12: Dòng điện không đổi. nguồn điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II. DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI 
Tiết 12 theo ppct	Ngày soạn:20/9/2009
DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI. NGUỒN ĐIỆN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
	- Phát biểu được định nghĩa cường độ dòng điện và viết được công thức thể hiện định nghĩa này.
	- Nêu được điều kiện để có dòng điện.
	- Phát biểu được suất điện động của nguồn điện và viết được công thức thể hiện định nghĩa này.
	- Mô tả được cấu tạo chung của các pin điện hoá và cấu tạo của pin Vôn-ta.
	- Mô tả được cấu tạo của acquy chì.
2. Kĩ năng
	- Giải thích được sự tạo ra và duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của pin Vôn-ta.
	- Giải thích được vì sao acquy là một pin điện hoá nhưng lại có thể sử dụng được nhiều lần.
3. Thái độ:
	- Yêu thích môn học, tìm tòi kiến thức thực tế cuộc sống.
4.Trọng tâm:
	-Các đặc trưng của dòng điện không đổi.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
	- Xem lại những kiến thức liên quan đến bài dạy.
	- Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm hình 7.5.
	- Một pin Lơ-clan-sê đã bóc sẵn để cho học sinh quan sát cấu tạo bên trong.
	- Một acquy.
	- Vẽ phóng to các hình từ 7.6 đến 7.10.
	- Các vôn kế cho các nhóm học sinh.
2. Học sinh: Mỗi nhóm học sinh chuẩn bị
	- Một nữa quả chanh hay quất đã được bóp nhũn.
	- Hai mãnh kim loại khác loại.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1 (5 phút) : Bài cũ
1.Dấu hiệu tổng quát nhất để nhận biết dòng điện:
	a.tác dụng hóa học	b.tác dụng từ
	c.tác dụng nhiệt	d.tác dụng sinh lý
2.Cường độ dòng điện không đổi được tính theo biểu thức:
	a. I = .	b.I = q.t	c.I = q2.t	d. I = .
3.Trong các trường hợp sau, trường hợp nào dòng điện không phải là dòng không đổi?
	a.Dòng điện thắp sáng của đèn xe đạp.
	b.Dòng điện do Acqui cung cấp cho một bóng đèn.
	c.Trong mạch điện kín của đèn pin
	d.Mạch điện chiếu sáng trong gia đình.
Hoạt động 2 (15 phút) : Tìm hiểu suất điện động của nguồn điện.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 Giới thiệu công của nguồn điện.
 Giới thiệu khái niệm suất điện động của nguồn điện.
 Giới thiệu công thức tính suất điện động của nguồn điện.
 Giới thiệu đơn vị của suất điện động của nguồn điện.
 Yêu cầu học sinh nêu cách đo suất điện động của nguồn điên.
 Giới thiệu điện trở trong của nguồn điện.
 Ghi nhận công của nguồn điện.
 Ghi nhận khái niệm.
 Ghi nhận công thức.
 Ghi nhận đơn vị của suất điện động của nguồn điện.
 Nêu cách đo suất điện động của nguồn điện.
 Ghi nhận điện trở trong của nguồn điện.
IV. Suất điện động của nguồn điện
1. Công của nguồn điện
 Công của các lực lạ thực hiện làm dịch chuyển các điện tích qua nguồn được gọi là công của nguồn điện.
2. Suất điện động của nguồn điện
a) Định nghĩa
 Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công A của lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một điện tích dương q ngược chiều điện trường và độ lớn của điện tích đó.
b) Công thức 
 = 
c) Đơn vị
 Đơn vị của suất điện động trong hệ SI là vôn (V).
 Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện cho biết trị số của suất điện động của nguồn điện đó.
 Suất điện động của nguồn điện có giá trị bằng hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi mạch ngoài hở.
 Mỗi nguồn điện có một điện trở gọi là điện trở trong của nguồn điện.
Hoạt động 3 (25 phút) : Tìm hiểu các nguồn điện hoá học: Pin và acquy.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
Hướng dẫn học sinh thực hiện C10.
 Vẽ hình 7.6 giới thiệu pin Vôn-ta.
 Vẽ hình 7.8 giới thiệu pin Lơclăngsê.
 Vẽ hình 7.9 giới thiệu acquy chì.
 Giới thiệu cấu tạo và suất điện động của acquy kiềm.
 Nêu các tiện lợi của acquy kiềm.
 Thực hiện C10.
 Vẽ hình, ghi nhận cấu tạo và hoạt động của pin Vôn-ta.
 Vẽ hình, ghi nhận cấu tạo và hoạt động của pin Lơclăngse
 Vẽ hình, ghi nhận cấu tạo và hoạt động của acquy chì.
 Ghi nhận cấu tạo và suất điện động của acquy kiềm.
 Ghi nhận những tiện lợi của acquy kiềm.
V. Pin và acquy
1. Pin điện hoá
 Cấu tạo chung của các pin điện hoá là gồm hai cực có bản chất khác nhau được ngâm vào trong chất điện phân.
a) Pin Vôn-ta
 Pin Vôn-ta là nguồn điện hoá học gồm một cực bằng kẻm (Zn) và một cực bằng đồng (Cu) được ngâm trong dung dịch axit sunfuric (H2SO4) loảng.
 Do tác dụng hoá học thanh kẻm thừa electron nên tích điện âm còn thanh đồng thiếu electron nên tích điện dương.
 Suất điện động khoảng 1,1V.
b) Pin Lơclăngsê
+ Cực dương : Là một thanh than bao bọc xung quanh bằng một hỗn hợp mangan điôxit MnO2 và graphit.
+ Cực âm : Bằng kẽm.
+ Dung dịch điện phân : NH4Cl.
+ Suất điện động : Khoảng 1,5V.
+ Pin Lơclăngsê khô : Dung dịch NH4Cl được trộn trong một thứ hồ đặc rồi đóng trong một vỏ pin bằng kẽm, vỏ pin này là cực âm.
2. Acquy
a) Acquy chì
 Bản cực dương bằng chì điôxit (PbO2) cực âm bằng chì (Pb). Chất điện phân là dung dịch axit sunfuric (H2SO4) loãng.
 Suất điện động khoảng 2V.
 Acquy là nguồn điện có thể nạp lại để sử dụng nhiều lần dựa trên phản ứng hoá học thuận nghịch: nó tích trử năng lượng dưới dạng hoá năng khi nạp và giải phóng năng lượng ấy dưới dạng điện năng khi phát điện.
 Khi suất điện động của acquy giảm xuống tới 1,85V thì phải nạp điện lại.
b) Acquy kiềm
 Acquy cađimi-kền, cực dương được làm bằng Ni(OH)2, còn cực âm làm bằng Cd(OH)2 ; các cực đó dược nhúng trong dung dịch kiềm KOH hoặc NaOH.
 Suất điện động khoảng 1,25V.
 Acquy kiềm có hiệu suất nhỏ hơn acquy axit nhưng lại rất tiện lợi vì nhẹ hơn và bền hơn.
IV.CỦNG CỐ: Qua bài này chúng ta cần nắm được: 
	- Định nghĩa cường độ dòng điện và viết được công thức thể hiện định nghĩa này.
	- Nêu được điều kiện để có dòng điện.
	- Phát biểu được suất điện động của nguồn điện và viết được công thức thể hiện định nghĩa này.
	- Mô tả được cấu tạo chung của các pin điện hoá và cấu tạo của pin Vôn-ta.
V. DẶN DÒ:
 - Tóm tắt những kiến thức cơ bản đã học trong bài.
 - Về nhà làm các bài tập 6 đến 12 trang 45 sgk.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
* CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1.Suất điện động của nguồn điện được xác định theo biểu thức:
	a. 	b. 	c. 	d. 
2.Đơn vị suất điện động:
	a.Oát (W)	b.giây (s)	c.Jun (J)	d.Vơn (V)
3.Cường độ dòng điện không đổi được tính theo biểu thức:
	a. I = .	b.I = q.t	c.I = q2.t	d. I = .

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 12 Dong dien khong doi, nguon dien.doc