Giáo án giảng dạy môn Vật lý 11 - Tiết 11 đến tiết 23

Giáo án giảng dạy môn Vật lý 11 - Tiết 11 đến tiết 23

 I, MỤC TIÊU.

 1, Kiến thức:

 + Phát biểu lại được khái niệm dòng điện, quy ước về chiều dòng điện, các tác dụng của dòng điện.

 + Trình bày được khái niệm cường độ dòng điện, dòng điện khong đổi, đơn vị của cường độ dòng điện và đơn vị điện lượng.

 + Nêu được điều kiện để có dòng điện.

 + Trình bày được cấu tạo chung của nguồn điện, khái niệm suất điện động của nguồn điện.

 + Nêu được cấu tạo cơ bản của pin và ácquy.

 2, kỹ năng:

 + Nhận ra ampe kế và vôn kế.

 + Dùng ampe kế và vôn kế đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế.

 + Nhận ra được cực của pin và ácquy.

 3, Thái độ:

 Nắm được ý nghĩa của dòng điện và các tác dụng của dòng điện trong đời sống.

 II, CHUẨN BỊ

 1, Giáo viên:

 - Giáo án, SGK, các câu hỏi trắc nghiệm cho phần ôn tập.

 - Một số loại pin và ácquy, vôn kế, ampe kế.

 - Phiếu học tập.

 

doc 31 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1951Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy môn Vật lý 11 - Tiết 11 đến tiết 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng
Lớp
11A1
11A2
Sĩ số
Chương II: dòng điện không đổi
Tiết 11: dòng điện không đổi. Nguồn điện.
	I, Mục tiêu.
	1, Kiến thức:
 + Phát biểu lại được khái niệm dòng điện, quy ước về chiều dòng điện, các tác dụng của dòng điện.
 + Trình bày được khái niệm cường độ dòng điện, dòng điện khong đổi, đơn vị của cường độ dòng điện và đơn vị điện lượng.
	 + Nêu được điều kiện để có dòng điện.
 + Trình bày được cấu tạo chung của nguồn điện, khái niệm suất điện động của nguồn điện.
	 + Nêu được cấu tạo cơ bản của pin và ácquy.
	2, kỹ năng:
 + Nhận ra ampe kế và vôn kế.
 + Dùng ampe kế và vôn kế đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế.
 + Nhận ra được cực của pin và ácquy.
	3, Thái độ:
	Nắm được ý nghĩa của dòng điện và các tác dụng của dòng điện trong đời sống.
	II, Chuẩn bị
	1, Giáo viên:
	 - Giáo án, SGK, các câu hỏi trắc nghiệm cho phần ôn tập.
	 - Một số loại pin và ácquy, vôn kế, ampe kế.
	 - Phiếu học tập.
	2, Học sinh:
 	 Ôn tập các kiến thức đã học, đọc sgk và chuẩn bị bài ở nhà.
	III/Tiến trình dạy học:
	1, Kiểm tra bài cũ. (10’)
Các nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi:
* Dòng điện?
* Chiều dòng điện trong dây dẫn kim loại?
* Quy ước chiều dòng điện?
* Kể tên các nguồn điện một chiều mà em đã gặp?
	2, Nội dung bài mới.(25')
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung
HĐ1: Ôn tập kiến thức về dòng điện (5’)
- Y/ cầu hs đọc SGK phần I.
- Kể ra các tác dụng của dòng điện mà em biết?
- Đại lượng nào cho biết độ mạnh yếu của dòng điện? Dụng cụ đo?
- Hướng dẫn trả lời?
- Củng cố lại các kiến thức học sinh chưa nắm chắc. 
HĐ2: 
Tìm hiểu các đại lượng về dòng điện (20’)
GV:
- Y/ cầu hs đọc SGK phần II.
- Cường độ dòng điện là gì?
- Biểu thức của cường độ dòng điện?
HS:
* Trả lời câu hỏi của giáo viên.
 * Nhận xét câu trả lời của bạn.
 * Kết luận:
GV:
- Thế nào là dòng điện không đổi?
- Nêu câu hỏi C1. Y/cầu hs trả lời.
- Đơn vị cường độ dòng điện là gì?
- Nêu câu hỏi C2. Y/cầu hs trả lời.
- Định nghĩa đơn vị của điện lượng?
- Nêu câu hỏi C3 + C4. Y/cầu hs trả lời theo nhóm.
* Trả lời câu hỏi của giáo viên.
 * Nhận xét câu trả lời của bạn.
 * Kết luận:
HĐ3: 
GV:
- Điều kiện để có dòng điện?
- Nêu câu hỏi C5 + C6. Y/cầu hs trả lời.
- Nguồn điện có chức năng gì?
Nêu cấu tạo cơ bản và cơ chế hoạt động chung của nguồn điện?
HS:
* Trả lời câu hỏi của giáo viên.
* Nhận xét câu trả lời của bạn.
* Kết luận:
I, Dòng điện.
+ ĐN: là dòng chuyển rời có hướng của các hạt mang điện.
+ Quy ước chiều dòng điện là chiều chuyển động của các hạt mang điện dương.
+ Tác dụng của dòng điện: Nhiệt, cơ, từ
II, Cường độ dòng điện. Dòng điện không đổi.
+Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện. Nó được xác định bằng thương số của điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian và khoảng thời gian đó.
 (1)
+Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.
 (2)
+ Đơn vị của cường độ dòng điện l;à Ampe (A).
+ Cu lông là điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian 1s khi có dòng điện không đổi có cường độ 1A chạy qua.
III, Nguồn điện.
+ Điều kiện để có dòng điện là phải có một hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn điện.
+ Nguồn điện có chức năng tạo ra và duy trì một hiệu điện thế.
+ Cấu tạo chung của nguồn điện:
Gồm hai cực (cực âm và cực dương). Trong nguồn điện phải có một lực tồn tại và tách e ra khỏi nguyên tử và chuyển e hay ion về các cực của nguồn điện. Lực đó gọi là lực lạ. Cực thừa e là cực âm. Cực còn lại là cực dương.
	3, áp dụng, củng cố. (8')
	GV: 	* Cường độ dòng điện là gì?
	* Thế nào là dòng điện không đổi?
	* Điều kiện để có dòng điện?
	HS:	* Trả lời câu hỏi của giáo viên.
	* Nhận xét câu trả lời của bạn.
	* Kết luận: Ghi chép các kiến thức cần thiết. Kết quả của các câu trắc nghiệm.
	4, Hướng dẫn học tập ở nhà. (2')
	* Cho bài tập trong SGK (tr 45).
	* Các câu hỏi và bài tập trong SBTVL11.
phiếu học tập
	Câu 1: Dòng điện được định nghĩa là
	A. dòng chuyển dời có hướng của các điện tích.
B. dòng chuyển động của các điện tích.
C. là dòng chuyển dời có hướng của êlêctron.
D. là dòng chuyển dời có hướng của ion dương.
	Câu 2: Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của
	A. các ion dương.	B. các êlêctron.
	C. các ion âm.	D. các nguyên tử.
	Câu 3: Trong các nhận định dưới đây, nhận định không đúng về dòng điện là:
Đơn vị của cường độ dòng điện là A.
Cường độ dòng điện được đo bằng ampe kế.
Cường độ dòng điện càng lớn thì trong một đơn vị thời gian điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn càng nhiều.
Dòng điện không đổi là dòng điện chỉ có chiều không thay đổi theo thời gian.
	Câu 4: Điều kiện để có dòng điện là
	A. có hiệu điện thế.	B. có điện tích tự do.
	C. có hiệu điện thế và điện tích tự do.	D. có điện thế và điện tích.
	Câu 5: Nguồn điện tạo ra hiệu điện thế bằng cách 
tách êlêctron ra khỏi nguyên tử vàchuyển êlêctron và ion về các cực của nguồn.
sinh ra êlêctron ở cực âm.
sinh ra ion dương ở cực dương.
làm biến mất êlêctron ở cực dương.
Ngày giảng
Lớp
11A1
11A2
Sĩ số
Tiết 12: dòng điện không đổi. Nguồn điện.
	I, Mục tiêu.
	1, Kiến thức:
	 + Nêu được điều kiện để có dòng điện.
 + Nêu được cấu tạo chung của nguồn điện, khái niệm suất điện động của nguồn điện.
	 + Nêu được cấu tạo cơ bản của pin và ácquy.
	2, kỹ năng:
 + Nhận ra ampe kế và vôn kế.
 + Dùng ampe kế và vôn kế đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế.
 + Nhận ra được cực của pin và ácquy.
	3, Thái độ:
	Nắm được ý nghĩa của dòng điện và các tác dụng, cấu tạo của dòng điện trong đời sống.
	II, Chuẩn bị
	1, Giáo viên:
	- Giáo án, SGK, các câu hỏi trắc nghiệm cho phần ôn tập.
	- Một số loại pin và ácquy, vôn kế, ampe kế.
	- Thí nghiệm H7.5; hình vẽ 7.6
	2, Học sinh:
 	 Ôn tập các kiến thức đã học, đọc sgk và chuẩn bị bài ở nhà.
	III, Tiến trình dạy học:
	1, Kiểm tra bài cũ. (5’)
* Cường độ dòng điện là gì?
* Thế nào là dòng điện không đổi?
* Điều kiện để có dòng điện?
	2, Nội dung bài mới.(33')
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung
HĐ1: Tìm hiểu suất điện động của nguồn điện.
GV:
- Suất điện động của nguồn điện là gì?
- Biểu thức và đơn vị của suất điện động?
HS:
* Trả lời câu hỏi của giáo viên.
* Nhận xét câu trả lời của bạn.
* Kết luận:
HĐ2: Tìm hiểu nguồn điện hoá học. 
GV:
* Pin điện hoá có cấu tạo như thế nào?
* Nêu cấu tạo và hoạt động của pin Vôn- ta?
HS:
* Trả lời câu hỏi của giáo viên.
* Nhận xét câu trả lời của bạn.
* Kết luận:
GV:
* Y/ cầu đọc sgk về cấu tạo của Ac quy chì.
* Nêu cấu tạo và hoạt động của acquy chì?
HS:
* Trả lời câu hỏi của giáo viên.
* Nhận xét câu trả lời của bạn.
* Kết luận:
*Y/ cầu đọc thêm cấu tạo của acquy kiềm.
* Nhận xét quá trình hoạt động của acquy?
IV, Suất điện động của nguồn điện.
+ Công của lực lạ thực hiện dịch chuyển các điện tích qua nguồn được gọi là công của nguồn điện.
+ĐN: Suất điện động của nguồn là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công của lực lạ thực hiện khi dịch chuyển điện tích dương ngược chiều điện trường và độ lớn của điện tích đó.
+ Biểu thức: ℰ = (3)
+Đơn vị của suất điện động là V.
+ Mỗi nguồn điện được đặc trưng bởi suất điện động ℰ và điện trở trong r của nó.
V, Pin và acquy.
1, Pin điện hoá. 
+ Pin điện hoá có cấu tạo gồm hai kim loại khác nhau được ngâm trong dung dịch điện phân.
+Pin Vôn - ta có cấu tạo một cực đồng một cực kẽm được ngâm vào cùng dung dịch axit sunfuric loãng. Ion kẽm (Zn2+) bị gốc axit tác dụng và tan vào dung dịch làm cho cực kẽm thừa e mang điện âm. Ion H+ bám vào cực đồng và thu lấy e trong thanh đồng. Do đó , thanh đồng thiếu e nên trở thành cực dương. giữa hai cực kẽm và đồng xuất hiện một suất điện động.
 E = U2 - U1 = 1,1 V.
2, Acquy.
+ Gồm cực dương bằng chì oxit (PbO2) và cực âm là chì (Pb). Chất điện phân là axit sunfuric loãng.
+HĐ: Khi phát điện do tác dụng của lực hoá học, các bản cực của acquy bị biến đổi. Bản cực dương có lõi PbO2 nhưng được phủ một lớp PbSO4. Bản cực âm là Pb nhưng được phủ một lớp PbSO4.Sau một thời gian sử dụng, haibản cực vẫn có lõi khác nhau nhưng có lớp vỏ ngoài giống nhau do đó suất điện động của acquy giảm dần, khi suất điện động giảm xuống thấp ta phải nạp điện cho acquy để tiếp tục sử dụng được.
Khi nạp điện cho acquy, ta mắc nó vào một nguồn điện một chiều sao cho dòng điện đi vào bản cực dương và đi ra ở bản cực âm. khi đó lớp chì sunfat ở hai bản cực mất dần. Bản cực dương biến đổi trở lại thành PbO2, bản cực âm trở lại thành Pb. Quá trình biến đổi kết thúc acquy lại có khả năng phát điện như trước. ( E = 2V )
+ Acquy là nguồn điện hoá học hoạt động dựa trên phản ứng hoá học thuận nghịch: Nó tích trữ năng lượng lức nạp điện và giải phóng năng lượng khi phát điện.
	3, áp dụng, củng cố.(5') 
	GV:
* Nêu các câu hỏi trắc nghiệm.
* Y/c hs trình bày đáp án và giải thích lựa chọn của mình.
	HS:
* Trả lời câu hỏi của giáo viên.
* Nhận xét câu trả lời của bạn.
* Kết luận:
	Ghi chép các kiến thức và kết quả của các câu trắc nghiệm.
	4, Hướng dẫn học tập ở nhà. (2')
* Cho bài tập trong SGK( 6 => 15) (tr 45).
* Các câu hỏi và bài tập trong SBTVL11.
phiếu học tập
Câu 1: Trong trường hợp nào sau đây ta có một pin điện hoá?
Một cực nhôm và một cực đồng cùng nhúng vào nước muối.
Một cực nhôm và một cực đồng cùng nhúng vào nước cất.
Hai cực cùng bằng đồng giống nhau nhúng vào nước vôi.
Hai cực nhựa khác nhau cùng nhúng vào dầu hoả.
Câu 2: Nhận xét nào dưới đây về acquy chì là không đúng?
Acquy chì có một cực làm bằng chì và một cực là chì đioxit.
Hai cực của acquy chì được ngâm trong dung dịch axit sunfuric loãng.
Khi nạp điện cho acquy, dòng điện đi vào cực âm và đi ra từ cực dương.
Acquy là nguồn điện có thể nạp lại để sử dụng nhiều lần.
Câu 3:Cho một dòng điện không đổi trong 10s, điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng là 2C. Sau 50s, điện lượng chuyển qua tiết diện đó là
	A. 5 C. 	B. 10 C.	C. 50 C.	D. 25 C.
Ngày giảng
Lớp
11A1
11A2
Sĩ số
Tiết 13: bài tập.
	I, Mục tiêu.
	1, Kiến thức:
	 Ôn tập các kiến thức về nguồn điện, hiểu rõ các đại lượng đặc trưng cho nguồn điện.
	2, kỹ năng:
	 áp dụng thành thạo các công thức để giải bài tập về nguồn điện.
	 Rèn kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài toán trắc nghiệm.
	3, Thaựi ủoọ:
+ Biết liờn hệ giữa cỏc kiến thức vật lý với cỏc hiện tượng trong thực tiễn.
+ Niềm say mờ khoa học. Tính kiên trì.
	II, Chuẩn bị
	1, Giáo viên:
	 - Giáo án, SGK, các bài toán, các câu hỏi trắc nghiệm cho phần ôn tập.
	 - Thước kẻ, phấn màu.
	2, Học sinh:
 	Ôn tập các kiến thức đã học về nguồn điện. 
	III, Tiến trình dạy học:
	1, Kiểm tra bài cũ. (5')
* Nguồn điện có chức năng gì? Nêu cấu tạo cơ bản và cơ chế hoạt động chung của nguồn điện?
* Nêu cấu tạo và hoạt động của acquy chì?
	2, Nội dung bài mới.(30')
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung
Học sinh chữa bài tập đã chuẩn bị.
* Y/c hs giải bài tập 7.10.(sbtvl11tr20)
* Y/c hs trình bày đáp án.
* Y/c hs nhận x ... dụng công thức tương ứng để tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn.
2, Nhận dạng và phân tích mạch ngoài để từ đó tính được điện trở tương đương của mạch ngoài. 3, áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch để tính cường độ mạch chính và các yêu cầu của bài toán.
4, Các công thức cần sử dụng: (SGK)
Bài toán 1: 
E = 6V.
r = 2.
R1 = 5 . a, RN = ?
R2 = 10 . b, I = ? U = ?
R3 = 3 . c, U1 = ?
a, R1nt R2 nt R3 => RN = 18 .
b, U = I.RN = 5,4V.
c, U1 = I.R1= 1,5 V.
Bài toán 2: 
E = 12,5V.
r = 0,4 .
U1 = 12V. P1 = 6W.
U2 = 6V. P2 = 4,5 W.
a, Rb = 8 . Chứng tỏ Đ1, Đ2 sáng bình thường.
b, PN = ? H = ?
a, Đ1 nt (Rbnt Đ2)
 ; 
 RN = 9,6 . I = 1,25 A
 I1 = 0,5A; I2 = 0,75A 
 => 2 đèn sáng bình thường.
b, Png = E.I = 15,625W
 Hng = 0,96 = 96% 
Bài toán 3:
n = 8
E = 1,5V.
r = 1.
m = 2 dãy ( 4nguồn/dãy)
Uđ = 6V. Pđ = 6 W.
a, Sơ đồ mạchđiện.
b, I = ? P = ?
c, Pb = ? Pi = ? Ui = ?
Giải:
a, vẽ sơ đồ bộ nguồn gồm 2 dãy, mỗi dãy có 4 nguồn nối tiếp.
b, áp dụng định luật Ôm cho toàn mach ta có:
 P = I2.R = 3,375W.
c, PN = I.nE = 4,5W.
 Pi = PN/8 = 0,5625W.
 Ui = I.R/4 = 1,125V.
	3, Củng cố.(4')
	Tóm tắt lại phương pháp giải bài tập về định luật Ôm.
	4, Hướng dẫn học tập ở nhà.(1') 
	* Các câu hỏi và bài tập trong SBTVL11.
* Y/c đọc trước bài thực hành.
Ngày giảng
Lớp
11A1
11A2
Sĩ số
Tiết 20: Bài tập.
I, Mục tiêu.
1, Kiến thức:
ôn tập và vận dụng thành thạo định luật Ôm cho toàn mạch. 
2, kỹ năng:
 + áp dụng thành thạo các công thức để giải bài tập về toàn mạch và áp dụng thành thạo định luật Ôm.
+ Rèn kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài toán về mạch điện một chiều.
3, Thái độ: 
Rèn đức tính kiên trì và khả năng nhận biết các dạng mạch điện.
II, Chuẩn bị
1, Giáo viên:
	 - Giáo án, SGK, các câu hỏi trắc nghiệm cho phần ôn tập.
	 - Thước kẻ, phấn màu.
2, Học sinh:
 	Ôn tập các kiến thức đã học, làm bài tập. 
III/Tiến trình dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ. (5’)
*Viết biểu thức định luật Ôm cho toàn mạch?
* Viết biểu thức quan hệ giữa suất điện động của nguồn với tổng độ giảm điện thế ở mạch trong và ở mạch ngoài?
*Các ccông thức về dòng điện không đổi?
2, Các bài toán.(35’)
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung
*Y/c học sinh phân tích mạch và viết tóm tắt đầu bài?
*Y/c trình bày đáp án?
*Nhận xét và kết luận.
*Y/c học sinh phân tích mạch và viết tóm tắt đầu bài?
*Y/c trình bày đáp án?
*Nhận xét và kết luận.
Bài 5(tr 54):
R = 14. a, I = ? E = ?
r = 1 . b, P = ? Png= ?
U = 8,4V.
a, E = U + I.r = 9V.
b, P = I2.R = 5,04W.
 Png = I.E = 5,4W.
Bài 5(tr 58):
E1 = 4,5V. r1 = 3 .
E2 = 3V. r2 = 2 .
I = ? UAB = ? 
 => 
UAB = 0.
3, áp dụng, củng cố. (5’)
GV:	* Nêu các câu hỏi trắc nghiệm.
* Y/c hs trình bày đáp án và giải thích lựa chọn của mình.
HS:	* Trả lời câu hỏi của giáo viên.
* Nhận xét câu trả lời của bạn.
* Kết luận:
Ghi chép các kiến thức và kết quả của các câu trắc nghiệm.
4, Hướng dẫn học tập ở nhà. (2’)
* Cho bài tập trong SGK.
* Các câu hỏi và bài tập trong SBTVL11.
phiếu học tập
Câu 1: Cho mạch có 3 điện trở mắc nối tiếp lần lượt là 2 , 3 , và 4 với nguồn điện có suất điện động là 10V, điện trở trong 1 . Hiệu điện thế giữa hai đầu nguồn điện là
	A. 9V.	B. 10V.	C. 1V.	D. 8V. 
Câu 2: Một bộ gồm 3 đèn giống nhau có điện trở 3 được mắc nối tiếp với nhau và được nối với nguồn có điện trở là 1 thì dòng điện trong mạch chính là 1A. Khi tháo một bóng khỏi mạch thì dòng điện trong mạch chính là
	A. 0 A.	B. 10/7 A.	C. 1 A.	D. 7/10 A.
Ngày giảng
Lớp
11A1
11A2
11A3
Sĩ số
Tiết 21: Bài tập.
I, Mục tiêu.
1, Kiến thức:
ôn tập và vận dụng thành thạo định luật Ôm cho toàn mạch. 
2, kỹ năng:
 + áp dụng thành thạo các công thức để giải bài tập về toàn mạch và áp dụng thành thạo định luật Ôm.
+ Rèn kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài toán về mạch điện một chiều.
3, Thái độ: Rèn đức tính kiên trì và khả năng nhận biết các dạng mạch điện.
II, Chuẩn bị
1, Giáo viên:
	 - Giáo án, SGK, các câu hỏi trắc nghiệm cho phần ôn tập.
	 - Thước kẻ, phấn màu.
2, Học sinh:
 	Ôn tập các kiến thức đã học 
III/Tiến trình dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ. (5’)
*Viết biểu thức định luật Ôm cho toàn mạch?
*Các ccông thức về dòng điện không đổi?
2, Các bài toán.(35’)
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung
*Y/c học sinh phân tích mạch và viết tóm tắt đầu bài?
*Y/c trình bày đáp án?
*Nhận xét và kết luận.
*Y/c học sinh phân tích mạch và viết tóm tắt đầu bài?
*Y/c trình bày đáp án?
*Nhận xét và kết luận.
E1
E2
R1
R2
Bài 3(tr 62):
a, I = ?
b, P1 = ? P2 = ?
c, PN1 = ? PN2 = ?
 W1 = ? W2 = ?
Giải:
a, E1 ntiếp E2 và R1 nt R2.
dòng điện trong mạch:
b, Công suất tiêu thụ của mỗi điện trở:
 P1 = I2.R1 = 9 (W)
 P2 = I2.R2 = 18 (W)
c, Công suất mỗi acquy cung cấp:
 PN1 = 
 PN2 = 
Năng lượng mỗi acquy cung cấp trong 5 phút:
 W1 = PN1.t = 5,4 (KJ)
 W2 = PN2.t = 2,7 (KJ)
Bài 4(tr 62):
E = 12V. r = 1,1 .
R = 0,1 .
a, x = ? P = max.
b, x’ = ? Px = max. Px = ?
Giải:
a, P = I2.(R + x).
 Pmax khi (R+x) = r => x = r - R = 1 .
b, Px = I2.x =
 Px có giá trị cực đại khi: x = R + r = 1,2 .
3, áp dụng, củng cố. (5’)
GV:	* Nêu các câu hỏi trắc nghiệm.
* Y/c hs trình bày đáp án và giải thích lựa chọn của mình.
HS:	* Trả lời câu hỏi của giáo viên.
* Nhận xét câu trả lời của bạn.
* Kết luận:
Ghi chép các kiến thức và kết quả của các câu trắc nghiệm.
4, Hướng dẫn học tập ở nhà. (2’)
* Cho bài tập trong SGK.
* Các câu hỏi và bài tập trong SBTVL11.
phiếu học tập
Câu 3: Một bóng đèn ghi 6V - 6W được mắc vào một nguồn điện và điện trở 2 thì sáng bình thường. Suất điện động của nguồn là
	A. 6V.	B.36V.	C. 8V.	D. 12V.
Câu 4: Một nguồn điện 9V, điện trở trong 1 được nối với mạch ngoài gồm 2 điện trở giống nhau mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện qua nguồn là 1A. Nếu 2 điện trở mạch ngoài mắc song song thì cường độ dòng điện qua nguồn là
	A. 3A.	B. 1/3 A.	C. 9/4 A.	D. 2,5A.
Ngày giảng
Lớp
11A1
11A2
11A3
Sĩ số
Tiết 22: Thực hành
Xác định suất điện động và điện trở trong 
của một pin điện hoá
I,Mục tiêu
1, Kiến thức:
 áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch chứa nguồn điện để xác định suất điện động và điện trở trong của một pin điện hoá.
2, kỹ năng:
	 - lắp ráp mạch điện.
 - Sử dụng đồng hồ đa năng hiện số với các chức năng đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế.
3, Thái độ.
	Niềm say mê khoa học, tình cảm với thực hành vật lý.
II, Chuẩn bị
1, Giáo viên:
	 Chuẩn bị 6 bộ thí nghiệm xác định suất điện động và điện trở trong của một pin điện hoá.
2, Học sinh:
 	 Đọc trước thí nghiệm và chuẩn bị trước mẫu báo cáo thí nghiệm.
III/Tiến trình dạy học:
1, kiểm tra bài cũ.(5’)
 Nêu các dụng cụ đo hiệu điện thế và dòng điện?
2, Tìm hiểu mục đích và tác dụng cụ thí nghiệm. 
 Cơ sở lý thuyết.(10’)
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung
*Cho học sinh đọc SGK.
*C1:Hãy nêu phương án để có thể xác định được suất điện động và điện trở trong của một pin điện hoá?
*C2:Để tiến hành thí nghiệm ta cần những dụng cụ gì?
*C3:Khi sử dụng đồng hồ đa năng hiện số, cần chú ý những điều gì?
+Dựa vào quan hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch chứa nguồn điện( Sơ đồ SGK)
Thay đổi giá trị biến trở, đo cường độ dòng điện trong mạch và hiệu điện thế trong các lần đo để xác định E và r.
+Khi sử dụng đồng hồ đa năng hiện số cần chú ý:
- Chọn đúng chức năng.
- Nếu chưa biết rõ giá trị cần đo thì cần đặt thang đo có giới hạn lớn nhất.
- Không đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế vượt quá giói hạn của thang đo.
- Không chuyển đổi thang đo khi đang đưa tín hiệu điện vào các cực.
- Không dùng nhầm thang đo cường độ dòng điện để đo hiệu điện thế.
- Khi thực hiện xong các phép đo cần tắt công tắc để tăt dòng điện trong đồng hồ.
3, Tiến hành thí nghiệm mẫu và hướng dẫn hs lấy số liệu.(20’)
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung
* GV làm thí nghiệm – hs quan sát thí nghiệm.
* Kiểm tra mạch điện và các thang đo của đồng hồ.
* Báo cáo giáo viên hướng dẫn.
* Tiến hành đóng mạch và đo các giá trị cần thiết.
* Ghi chép số liệu.
*Chú ý học sinh về an toàn thí nghiệm.
* hướng dẫn hs lấy số liệu
4, Củng cố - Hướng dẫn về nhà. (10’)
GV: 	*Cho học sinh thảo luận các câu hỏi theo nhóm TN.
*Đánh giá kết quả giờ học
HS:	
*Thảo luận trả lời câu hỏi TN.
*Nhận xét câu trả lời của bạn.
phiếu học tập
Câu 1: Dụng cụ nào sau đây không dùng trong thí nghiệm xác định suất điện động và điện trở trong của nguồn?
	A.Pin điện hoá.
	B.Đồng hồ đa năng hiện số.
	C.Dây dẫn nối mạch.
	D.Thước đo chiều dài.
Câu 2: Những điều nào không cần thực hiện khi sử dụng đồng hồ đa năng hiện số?
	A.Nếu không biết rõ giá trị giới hạn của đại lượng cần đo, thì phải chọn thang đo có giá trị lớn nhất phù hợp với chức năng đã chọn.
	B.Không đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế vượt quá giới hạn thang đo đã chọn.
	C.Không chuyển đổi thang đo khi đang có điện đưa vào hai cực của đồng hồ.
	D.Phải lập tức thay pin ngay khi đồng hồ báo hết pin.
Câu 3: Có thể mắc nối tiếp vôn kế với pin để tạo thành mạch kín mà không mắc nối tiếp miliampe kế với pin để tạo thành mạch kín vì
	A.điện trở của vôn kế lớn nên dòng điện trong mạch kín giảm, không gây ảnh hưởng đến mạch. Còn miliampe kế có điện trở rất nhỏ, vì vậy gây ra dòng điện rất lớn làm hỏng mạch.
	B.điện trở của ampe kế rất nhỏ nên gây sai số lớn.
	C.giá trị cần đo vượt quá thang đo của miliampe kế.
	D.kim của miliampe kế sẽ quay liên tục và không đọc được giá trị cần đo.
Ngày giảng
Lớp
11A1
11A2
Sĩ số
Tiết 23: Thực hành
Xác định suất điện động và điện trở trong 
của một pin điện hoá
I,Mục tiêu
1, Kiến thức:
 áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch chứa nguồn điện để xác định suất điện động và điện trở trong của một pin điện hoá.
2, kỹ năng:
	 - lắp ráp mạch điện.
 - Sử dụng đồng hồ đa năng hiện số với các chức năng đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế.
3, Thái độ.
	Niềm say mê khoa học, tình cảm với thực hành vật lý.
II, Chuẩn bị
1, Giáo viên:
	+ Chuẩn bị 6 bộ thí nghiệm xác định suất điện động và điện trở trong của một pin điện hoá.
	+ Chuẩn bị phần mềm hỗ trợ (Cá sấu)
2, Học sinh:
 	 Đọc trước thí nghiệm và chuẩn bị trước mẫu báo cáo thí nghiệm.
III/Tiến trình dạy học:
1, kiểm tra bài cũ. (5’)
 	Nêu các dụng cụ đo hiệu điện thế và dòng điện?
2, Tiến hành thí nghiệm mẫu và lấy số liệu. (20’)
Hoạt động của trò
Hoạt động của thầy
*Lắp mạch theo sơ đồ.
*Kiểm tra mạch điện và các thang đo của đồng hồ.
*Báo cáo giáo viên hướng dẫn.
*Tiến hành đóng mạch và đo các giá trị cần thiết.
*Ghi chép số liệu.
*Hoàn thành thí nghiệm, thu dọn thiết bị.
*Chú ý học sinh về an toàn thí nghiệm.
* Theo dõi học sinh làm thí nghiệm.
*Hướng dẫn từng nhóm.
3, Xử lí kết quả, viết báo cáo thí nghiệm. (18’)
Hoạt động của trò
Hoạt động của thầy
*Tính toán nhận xét để hoàn thành báo cáo.
*Nộp báo cáo.
Hướng dẫn học sinh hoàn thành báo cáo.
Y/C học sinh nộp báo cáo dùng thời gian quy định.
4, Hướng dẫn về nhà. (2’)
	Dặn dò học sinh chuẩn bị bài kiểm tra một tiết.
	Ôn tập kiến thức và bài tập chương I + II.
	Tiết sau kiểm tra 45’

Tài liệu đính kèm:

  • docChuong II 11.doc