Giáo án giảng dạy môn Vật lý 11 - Chương VII: Mắt và các dụng cụ quang học

Giáo án giảng dạy môn Vật lý 11 - Chương VII: Mắt và các dụng cụ quang học

Một lăng kính thuỷ tinh chiết suất n, góc chiết quang A. Tia sáng tới một mặt bên có thể ló ra khỏi mặt bên thứ hai khi:

A. góc chiết quang A có giá trị bất kì.

B. góc chiết quang A nhỏ hơn hai lần góc giới hạn của thuỷ tinh.

C. góc chiết quang A là góc vuông.

D. góc chiết quang A lớn hơn hai lần góc giới hạn của thuỷ tinh.

 

doc 10 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1777Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy môn Vật lý 11 - Chương VII: Mắt và các dụng cụ quang học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương VII: MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC ( 53 câu)
47. Lăng kính 
[]
Một lăng kính thuỷ tinh chiết suất n, góc chiết quang A. Tia sáng tới một mặt bên có thể ló ra khỏi mặt bên thứ hai khi:
A. góc chiết quang A có giá trị bất kì.
B. góc chiết quang A nhỏ hơn hai lần góc giới hạn của thuỷ tinh.
C. góc chiết quang A là góc vuông.
D. góc chiết quang A lớn hơn hai lần góc giới hạn của thuỷ tinh.
[]
Chiếu một chùm sáng song song tới lăng kính. Tăng dần góc tới i từ giá trị nhỏ nhất thì
A. góc lệch D tăng theo i.
B. góc lệch D giảm dần.
C. góc lệch D tăng tới một giá trị xác định rồi giảm dần.
D. góc lệch D giảm tới một giá trị rồi tăng dần.
[]
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Chiếu một chùm sáng vào mặt bên của một lăng kính đặt trong không khí:
A. Góc khúc xạ r bé hơn góc tới i.
B. Góc tới r’ tại mặt bên thứ hai bé hơn góc ló i’.
C. Luôn luôn có chùm tia sáng ló ra khỏi mặt bên thứ hai.
D. Chùm sáng bị lệch đi khi đi qua lăng kính.
[]
Chọn câu đúng.
Một lăng kính bằng thuỷ tinh chiết suất n, có góc chiết quang A. Tia sáng tới một mặt bên có thể ló ra ở mặt bên thứ hai khi 
A. góc A có giá trị bất kì.
B. khi góc A nhỏ hơn góc tới giới hạn của thủy tinh.
C. khi góc A nhỏ hơn góc vuông.
D. khi góc A nhỏ hơn hai lần góc giới hạn của thủy tinh.
[]
Chọn câu đúng.
Cho một lăng kính chiết quang hơn môi trường ngoài và có góc chiết quang A thỏa điều kiện A >2igh. Chiếu một tia tới đến lăng kính thì:
A. có tia ló hay không tùy giá trị của góc tới i.
B. có tia ló nằm sát mặt thứ hai của lăng kính.
C. không thể có tia ló.
D. chỉ có tia ló nếu góc tới r’ của mặt thứ hai thỏa điều kiện r’igh.
48. Thấu kính mỏng
[]
Đối với thấu kính phân kì, nhận xét nào sau đây về tính chất ảnh của vật thật là đúng?
A. Vật thật luôn cho ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật.
B. Vật thật luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
C. Vật thật luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
D. Vật thật có thể cho ảnh ảo hoặc ảnh thật tuỳ thuộc vào vị trí của vật.
[]
Chọn câu đúng.
Vật thật qua thấu kính phân kì luôn cho ảnh 
A. ảo cùng chiều và nhỏ hơn vật.
B. ảo cùng chiều và lớn hơn vật.
C. thật ngược chiều và nhỏ hơn vật.
D. thật ngược chiều và lớn hơn vật.
[]
Ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ
A. luôn nhỏ hơn vật.
B. luôn lớn hơn vật.
C. luôn cùng chiều với vật.
D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật.
[]
Ảnh của một vật qua thấu kính phân kì
A. luôn nhỏ hơn vật.
B. luôn lớn hơn vật.
C. luôn ngược chiều với vật.
D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật.
[]
Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Với thấu kính hội tụ, vật thật luôn cho ảnh lớn hơn vật.
B. Với thấu kính phân kì, vật thật luôn cho ảnh lớn hơn vật.
C. Với thấu kính hội tụ, vật thật luôn cho ảnh thật.
D. Với thấu kính phân kì, vật thật luôn cho ảnh ảo.
[]
Nhận xét nào sau đây về thấu kính phân kì là không đúng?
A. Với thấu kính phân kì, vật thật cho ảnh thật.
B. Với thấu kính phân kì, vật thật cho ảnh ảo.
C. Với thấu kính phân kì, có tiêu f cự âm.
D. Với thấu kính phân kì, có độ tụ D âm.
[]
Nhận xét nào sau đây về tác dụng của thấu kính phân kì là không đúng?
A. Có thể tạo ra chùm sáng song song từ chùm sáng hội tụ.
B. Có thể tạo ra chùm sáng phân kì từ chùm sáng phân kì.
C. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng song song .
D. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng hội tụ.
[]
Nhận xét nào sau đây về tác dụng của thấu kính hội tụ là không đúng?
A. Có thể tạo ra chùm sáng song song từ chùm sáng hội tụ.
B. Có thể tạo ra chùm sáng phân kì từ chùm sáng phân kì.
C. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng song song.
D. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng hội tụ.
[]
 Chọn câu trả lời đúng.
Ảnh của một vật cho bởi một thấu kính hội tụ:
A. luôn luôn bé hơn vật.
B. luôn luôn lớn hơn vật khi ảnh ảo.
C. có thể lớn hơn hay nhỏ hơn, tùy theo ảnh thật hay ảnh ảo.
D. chỉ có thể bé hơn vật, khi vật thật.
[]
Chọn câu trả lời đúng.
Ảnh của một vật cho bởi một thấu kính phân kì:
A. là ảnh thật, khi vật ảo ở gần thấu kính hơn tiêu điểm.
B. luôn luôn là ảnh ảo.
C. là ảnh thật khi vật ở sau thấu kính.
D. là ảnh thật khi vật và ảnh ở hai bên thấu kính.
[] 
Chọn đáp án đúng.
Ảnh của một vật cho bởi một thấu kính hội tụ:
A. cùng chiều vật, khi vật và ảnh có cùng bản chất ( tức là thật cả hoặc ảo cả) và ngược chiều với vật khi chúng có bản chất khác nhau.
B. luôn luôn ngược chiều vật.
C. cùng chiều vật, khi vật và ảnh ở cùng một bên thấu kính, và ngược chiều với vật khi chúng ở hai bên thấu kính.
D. luôn luôn cùng chiều vật. 
[]
Điểm sáng S nằm trên trục chính của thấu kính cho chùm tia sáng tới thấu kính, nếu chùm tia ló là chùm hội tụ thì có thể kết luận:
A. ảnh ảo và thấu kính là thấu kính hội tụ.
B. ảnh thật và thấu kính là thấu kính hội tụ.
C. ảnh ảo và thấu kính là thấu kính phân kì.
D. ảnh thật và thấu kính là thấu kính phân kì.
[]
Điểm sáng S nằm trên trục chính của thấu kính cho chùm tia sáng tới thấu kính, nếu chùm tia ló là chùm phân kì thì có thể kết luận:
A. ảnh ảo và thấu kính là thấu kính hội tụ.
B. ảnh ảo và thấu kính là thấu kính phân kì.
C. không thể xác định được loại thấu kính.
D. ảnh thật và thấu kính là thấu kính phân kì.
[]
Chọn câu sai.
A. Vật thật ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ cho ảnh thật, ngược chiều với vật.
B. Vật thật qua thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
C. Vật ảo nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính phân kì cho ảnh thật.
D. Vật ảo qua thấu kính hội tụ cho ảnh ảo.
[]
Chọn câu đúng.
Một thấu kính hội tụ có chiết suất lớn hơn 4/3 khi đưa từ không khí vào nước thì:
A. tiêu cự tăng vì chiết suất tỉ đối giảm.
B. tiêu cự tăng vì chiết suất tỉ đối tăng.
C. tiêu cự giảm vì chiết suất tỉ đối giảm.
D. không thể kết luận được về sự tăng giảm của tiêu cự.
[]
Chọn câu đúng.
Điểm sáng S nằm trên trục chính của thấu kính qua thấu kính cho ảnh ảo S’. Cho S di chuyển đi lên theo phương vuông góc với trục chính thì S’ sẽ:
A. luôn di chuyển xuống, ngược chiều S.
B. luôn di chuyển cùng chiều với S.
C. không xác định được chiều di chuyển vì còn phụ thuộc vào loại thấu kính.
D. di chuyển lên cùng chiều vật S vì là ảnh ảo. 
[]
Chọn phát biểu sai về thấu kính phân kì:
A. Vật thật dù ở gần hay ở xa qua thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo nhỏ hơn vật (trong khoảng F’O).
B. Một tia sáng qua thấu kính phân kì sẽ khúc xạ ló ra lệch theo chiều xa quang trục chính hơn.
C. Vật ảo qua thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo.
D. Giữ vật cố định, dịch thấu kính phân kì một đoạn nhỏ theo phương vuông góc với quang trục chính thì ảnh ảo dịch cùng chiều với chiều dịch chuyển của thấu kính.
[]
Đối với thấu kính, khoảng cách giữa vật và ảnh là:
A. l = 
B. l = 
C. l = d – d’
D. l = d + d’
[]
Chọn câu đúng.
Đối với cả hai loại thấu kính, khi giữ thấu kính cố định và rời vật theo phương trục chính thì ảnh của vật tạo bởi thấu kính chuyển động
A. cùng chiều với vật.
B. ngược chiều với vật.
C. ngược chiều với vật nếu vật ảo.
D. ngược chiều với vật nếu vật thật
[]
Chọn câu sai. 
A. Vật thật ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ cho ảnh thật, ngược chiều với vật.
B. Vật thật qua thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều cà nhỏ hơn vật.
C. Vật ảo nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính phân kì cho ảnh thật.
D. Vật ảo qua thấu kính hội tụ cho ảnh ảo.
[]
Thấu kính hội tụ có chiết suất n > 1 được giới hạn bởi một mặt cầu lồi và một mặt cầu lõm thì 
A. bán kính mặt cầu lồi phải lớn hơn bán kính mặt cầu lõm.
B. bán kính mặt cầu lồi phải nhỏ hơn bán kính mặt cầu lõm.
C. bán kính mặt cầu lồi phải bằng bán kính mặt cầu lõm.
D. bán kính hai mặt cầu có giá trị bất kì.
[]
Thấu kính phân kì có chiết suất n > 1 được giới hạn bởi một mặt cầu lồi và một mặt cầu lõm thì 
A. bán kính mặt cầu lồi phải lớn hơn bán kính mặt cầu lõm.
B. bán kính mặt cầu lồi phải nhỏ hơn bán kính mặt cầu lõm.
C. bán kính mặt cầu lồi phải bằng bán kính mặt cầu lõm.
D. bán kính hai mặt cầu có giá trị bất kì.
[]
Trong các hình vẽ bên, xy là trục chính của thấu kính, S là vật thật, S’ là ảnh của S qua thấu kính. Giao điểm của đường thẳng SS’ và xy là:
×
×
y
×
x
y
×
x
S’
S
S
S’
A. tiêu điểm F của thấu kính.
B. tiêu điểm F’ của thấu kính.
C. quang tâm O của thấu kính.
D. tất cả các câu trên đều sai.
[]
Một điểm sáng S nằm ngoài trục chính, trước một thấu kính hội tụ, cho một ảnh thật S’. Nếu cho S di chuyển ra xa thấu kính theo phương song song với trục chính của thấu kính thì S’ di chuyển:
A. lại gần thấu kính trên đườnh nối S’ với quang tâm O.
B. trên đường nối S’ với F’, lại gần F’.
C. trên đường song song trục chính lại gần thấu kính.
D. ra xa thấu kính trên đường nối S’ với quang tâm O.
[] 
Một thấu kính phân kì phẳng – lõm trở thành thấu kính hội tụ khi nó được đặt trong một một môi trường chất lỏng có chiết suất:
A. bằng chiết suất của vật liệu tạo ra thấu kính.
B. lớn hơn chiết suất của vật liệu tạo ra thấu kính.
C. lớn hơn chiết suất của không khí.
D. không bao giờ trở thành thấu kính hội tụ. 
50. Mắt 
[]
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Do có sự điều tiết, nên mắt có thể nhìn rõ tất cả các vật nằm trước mắt.
B. Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì thủy tinh thể của mắt cong dần lên.
C. Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì thủy tinh thể của mắt xẹp dần xuống.
D. Khi quan sát các vật dịch chuyển lại gần mắt thì thủy tinh thể của mắt xẹp dần xuống.
[]
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì độ tụ của mắt giảm xuống sao cho ảnh của vật luôn nằm trên võng mạc.
B. Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì độ tụ của mắt tăng lên sao cho ảnh của vật luôn nằm trên võng mạc.
C. Khi quan sát các vật dịch chuyển lại gần mắt thì độ tụ của mắt tăng lên sao cho ảnh của vật luôn nằm trên võng mạc.
D. Khi quan sát các vật dịch chuyển lại gần mắt thì độ tụ của mắt giảm xuống đến một giá trị xác định sau đó không giảm nữa.
[]
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Điểm xa nhất trên trục của mắt mà vật đặt tại đó thì ảnh của vật qua thấu kính mắt nằm trên võng mạc gọi là điểm cực viễn (CV).
B. Điểm gần nhất trên trục của mắt mà vật đặt tại đó thì ảnh của vật qua thấu kính mắt nằm trên võng mạc gọi là điểm cực cận (CC).
C. Năng suất phân li là góc trông nhỏ nhất αmin khi nhìn đoạn AB mà mắt còn có thể phân biệt được hai điểm A, B.
D. Điều kiện để mắt nhìn rõ một vật AB chỉ cần vật AB phải nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.
[]
Nhận xét nào sau đây là không đúng?
A. Mắt có khoảng nhìn rõ từ 25 (cm) đến vô cực là mắt bình thường.
B. Mắt có khoảng nhìn rõ từ 10 (cm) đến 50 (cm) là mắt mắc tật cận thị.
C. Mắt có khoảng nhìn rõ từ 80 (cm) đến vô cực là mắt mắc tật viễn thị.
D. Mắt có khoảng nhìn rõ từ 15 (cm) đến vô cực là mắt mắc tật cận thị.
[]
Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Về phương diện quang hình học, có thể coi mắt tương đương với một thấu kính hội tụ.
B. Về phương diện quang hình học, có thể coi hệ thống bao gồm giác mạc, thủy dịch, thể thủy tinh, dịch thủy tinh tương đương với một thấu kính hội tụ.
C. Về phương diện quang hình học, có thể coi hệ thống bao gồm giác mạc, thủy dịch, thể thủy tinh, dịch thủy tinh và võng mạc tương đương với một thấu kính hội tụ.
D. Về phương diện quang hình học, có thể coi hệ thống bao gồm giác mạc, thủy dịch, thể thủy tinh, dịch thủy tinh, võng mạc và điểm vàng tương đương với một thấu kính hội tụ.
[]
Năng suất phân li là góc trông nhỏ nhất giữa hai điểm A, B mà ảnh của chúng 
A. hiện lên trên cùng một tế bào nhạy sáng.
B. hiện lên trên hai tế bào nhạy sáng bất kì.
C. hiện lên trên hai tế bào nhạy sáng cạnh nhau.
D. hiện lên tại điểm vàng.
[]
Sự điều tiết mắt là:
A. sự thay đổi độ cong của thủy dịch và giác mạc. 
B. sự thay đổi vị trí của thể thủy tinh.
C. sự thay đổi độ cong các mặt thể thủy tinh để ảnh lớn hơn vật xuất hiện ở màng lưới.
D. sự thay đổi độ cong các mặt thể thủy tinh để ảnh nhỏ hơn vật xuất hiện ở màng lưới.
[]
Tìm phát biểu sai về sự điều tiết của mắt:
A. Khi vật đặt tại điểm cực cận, mắt điều tiết tối đa, thuỷ tinh thể có độ tụ lớn nhất.
B. Khi quan sát vật ở cực viễn, góc trông vật là nhỏ nhất.
C. Khi điều tiết mắt để nhìn rõ các vật, độ tụ của thuỷ tinh thể luôn tăng.
D. Khoảng cách từ quang tâm của thuỷ tinh thể đến võng mạc không thay đổi.
[]
Chọn phát biểu đúng.
 Mắt và máy ảnh về phương diện quang hình học là giống nhau: thu ảnh thật của vật thật; điểm khác nhau giữa chúng là:
A. máy ảnh thu ảnh cùng chiều trên phim, mắt thu ảnh ngược chiều trên võng mạc.
B. máy ảnh thu ảnh ngược chiều trên phim, mắt thu ảnh cùng chiều trên võng mạc.
C. độ tụ của mắt thay đổi được và nhỏ hơn độ tụ vật kính máy ảnh nhiều lần.
D. tiêu cự của mắt có thay đổi, tiêu cự của vật kính máy ảnh thì không đổi.
51. Các tật của mắt và cách khắc phục
[]
Chọn phát biểu đúng. 
Một người viễn thị có điểm cực cận cách mắt 50cm. 
A. Người này có thể nhìn rõ các vật ở xa không phải điều tiết.
B. Người này đeo kính sửa có tụ số bằng +2điốp.
C. Khi đeo kính sửa tật, mắt người đó sẽ nhìn rõ vật ở xa vô cùng.
D. Giới hạn nhìn rõ của mắt người này khi đeo kính sửa đúng là từ 25cm đến vô cực.
[]
Chọn câu đúng. 
Để mắt cận thị có thể nhìn rõ các vật ở xa như mắt thường, thì phải đeo loại kính sao cho khi vật ở vô cực thì...
A. ảnh cuối cùng qua hệ kính - mắt phải hiện rõ trên võng mạc.
B. ảnh được tạo bởi kính đeo nằm trên võng mạc.
C. ảnh được tạo bởi kính đeo nằm tại điểm cực cận của mắt.
D. ảnh được tạo bởi kính đeo nằm trong khoảng từ vô cực đến điểm cực viễn của mắt.
[]
Tìm phát biểu đúng về sửa tật của mắt cận thị:
A. Sửa tật cận thị là làm tăng độ tụ của mắt để mắt có thể nhìn rõ được các vật ở xa không mỏi mắt.
B. Muốn vậy người cận thị phải đeo (sát mắt) một thấu kính phân kì có độ lớn tiêu cự: .
C. Khi đeo kính, ảnh của các vật ở xa sẽ hiện lên ở điểm cực cận của mắt.
D. Một mắt cận thị khi đeo đúng kính sửa tật sẽ trở nên như một người mắt tốt và nhìn rõ được các vật cách mắt từ 25cm đến ¥.
[]
Nhận xét nào sau đây về các tật của mắt là không đúng?
A. Mắt cận không nhìn rõ được các vật ở xa, chỉ nhìn rõ được các vật ở gần.
B. Mắt viễn không nhìn rõ được các vật ở gần, chỉ nhìn rõ được các vật xa.
C. Mắt lão không nhìn rõ được các vật ở gần và cũng không nhìn rõ được các vật ở xa.
D. Mắt lão hoàn toàn giống mắt cận và mắt viễn.
[]
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Mắt không có tật khi quan sát các vật ở vô cùng không phải điều tiết.
B. Mắt không có tật khi quan sát các vật ở vô cùng phải điều tiết tối đa.
C. Mắt cận thị khi không điều tiết sẽ nhìn rõ các vật ở vô cực.
D. Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa vô cùng khi đeo kính lão.
[]
Chọn câu đúng. Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa vô cùng khi
A. đeo kính hội tụ và mắt không điều tiết.
B. đeo kính phân kì và mắt không điều tiết.
C. không điều tiết.
D. đeo kính lão.
52. Kính lúp
[]
Gọi f và Đ là tiêu cự của kính lúp và khoảng cực cân của mắt. Độ bội giác của kính là khi 
A. mắt đặt sát kính.	
B. mắt ngắm chừng ở cực cận.
C. mắt ngắm chừng với góc trông ảnh lớn nhất.	
D. mắt đặt ở tiêu điểm ảnh của kính lúp.
[]
Tìm phát biểu sai về kính lúp:
A. Kính lúp đơn giản là một thấu kính có tiêu cự ngắn và độ tụ D>0.
B. Vật cần quan sát đặt trước kính lúp luôn cho ảnh lớn hơn vật.
C. Để độ bội giác của kính lúp không phụ thuộc vào cách ngắm chừng, ta đặt mắt cách kính đoạn l = f.
D. Để đỡ mỏi mắt khi quan sát các vật nhỏ qua kính lúp, ta đặt vật trước kính sao cho ảnh ảo của vật hiện ở điểm cực viễn của mắt.
[]
Trên vành kính lúp có ghi ´10, tiêu cự của kính là:
A. f = 10(m).
B. f = 10(cm).
C. f = 2,5(m).
D. f = 2,5(cm).
[]
Số bội giác G và số phóng đại k của kính lúp có trị số:
A. G > 1; k 0 D. G > 1; k > 1
[]
Khi quan sát vật bằng kính lúp, mắt đặt tại tiêu điểm F’ của kính thì 
Đ
A. số bội giác lớn nhất.
B. góc trông ảnh không đổi, số bội giác không đổi và bằng G = 
C. góc trông ảnh có thể thay đổi nhưng số bội giác không đổi.
D. góc trông ảnh không đổi, số bội giác thay đổi.
[]
Chọn câu đúng.
Để độ bội giác của kính lúp không phụ thuộc vào cách ngắm chừng, người quan sát phải đặt mắt 
A. sát kính.
B. cách kính một khoảng 2f.
C. tại tiêu điểm ảnh của kính.
D. sao cho ảnh ảo của vật qua kính hiện ở viễn điểm cúa mắt.
56. Thực hành: Xác định chiết suất của nước và tiêu cự của thấu kính phân kì
[]
	Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Pháp tuyến đối với mặt phẳng tại một điểm là đường thẳng vuông góc với mặt phẳng tại điểm đó.
B. Pháp tuyến đối với mặt trụ tại một điểm là đường thẳng trùng với bán kính của mặt trụ đi qua điểm đó.
C. Pháp tuyến đối với mặt cầu tại một điểm là đường thẳng trùng với bán kính của mặt cầu đi qua điểm đó.
D. Pháp tuyến đối với mặt trụ tại một điểm là đường thẳng vuông góc với tiếp tuyến của mặt trụ đi qua điểm đó.
[]
	Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Khi ánh sáng truyền từ không khí vào nước,
A. luôn có tia khúc xạ.
B. luôn luôn có tia phản xạ.
C. góc khúc xạ luôn nhỏ hơn góc tới.
D. Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ cũng tăng.
[]
	Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Khi ánh sáng truyền từ không khí vào nước đựng trong cốc thủy tinh thì 
A. thành cốc không ảnh hưởng tới đường đi của tia sáng.
B. thành cốc có ảnh hưởng tới đường đi của tia sáng.
C. thành cốc có vai trò như một lưỡng chất cong.
D. thành cốc rất mỏng, độ cong nhỏ thì ảnh hưởng ít tới đường đi của tia sáng.
[]
Điều nào sau đây đúng khi so sánh về cấu tạo của kính hiển vi và kính thiên văn ?
A. Tiêu cự vật kính của kính thiên văn lớn hơn nhiều so với tiêu cự vật kính của kính hiển vi.
B. Thị kính của kính hiển vi có độ tụ lớn hơn nhiều so với thị kính của kính thiên văn
C. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính của chúng đều bằng f1 + f2 khi ngắm chừng ở vô cực.
D. Có thể biên kính thiên văn thành kính hiển vi bằng cách hoán đổi vật kính và thị kính cho nhau.

Tài liệu đính kèm:

  • docChuong VII.doc