Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 11 - Đề 4 (Có đáp án)

Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 11 - Đề 4 (Có đáp án)

Câu 2: Điều kiện để một vật dẫn điện là

A. vật phải ở nhiệt độ phòng. B. vật phải mang điện tích.

C. vật nhất thiết phải làm bằng kim loại. D. có chứa các điện tích tự do.

Câu 3: Một điện tích chuyển động trong điện trường theo một đường cong kín. Gọi công của lực điện trong chuyển động đó là A thì

A. A > 0 nếu q > 0. B. A > 0 nếu q < 0. C. A = 0. D. A > 0 nếu q < 0.

Câu 4: Quan hệ giữa cường độ điện trường E, hiệu điện thế U giữa hai điểm và hình chiếu d đường nối hai điểm đó lên đường sức được cho bởi công thức

A. U = E.d B. U = q E d C. U = E/d D. U = qE/d

Câu 5: Tụ điện có ghi (100µF – 450V), thông số đó cho chúng ta biết:

A. Tụ có điện tích 100µC B. Tụ có thể tích trữ được điện tích 45.10 2C

C. Điện dung của tụ là 100F D. Tụ có thể hoạt động được ở hiệu điện thế 400V

 

docx 3 trang Người đăng Thùy-Nguyễn Ngày đăng 30/05/2024 Lượt xem 38Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 11 - Đề 4 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điểm, lời phê:

Mã đề: 112
Mã phách
STT


I. TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) (Khoanh tròn trực tiếp vào một phương án)
Câu 1: Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?
	A. q1> 0 và q2 0.	C. q1.q2 > 0.	D. q1.q2 < 0.
Câu 2: Điều kiện để một vật dẫn điện là
	A. vật phải ở nhiệt độ phòng.	B. vật phải mang điện tích.
	C. vật nhất thiết phải làm bằng kim loại.	D. có chứa các điện tích tự do.
Câu 3: Một điện tích chuyển động trong điện trường theo một đường cong kín. Gọi công của lực điện trong chuyển động đó là A thì
	A. A > 0 nếu q > 0.	B. A > 0 nếu q 0 nếu q < 0.	
Câu 4: Quan hệ giữa cường độ điện trường E, hiệu điện thế U giữa hai điểm và hình chiếu d đường nối hai điểm đó lên đường sức được cho bởi công thức
	A. U = E.d	B. U = q E d	C. U = E/d	D. U = qE/d 
Câu 5: Tụ điện có ghi (100µF – 450V), thông số đó cho chúng ta biết:
	A. Tụ có điện tích 100µC	B. Tụ có thể tích trữ được điện tích 45.102C
	C. Điện dung của tụ là 100F	D. Tụ có thể hoạt động được ở hiệu điện thế 400V
Câu 6: Suất điện động của nguồn điện được đo bằng đơn vị nào dưới đây ?
	A. Cu-lông (C).	B. Ampe (A).	C. Hec (Hz).	D. Vôn (V).
Câu 7: Cường độ dòng điện không đổi được tính theo công thức
	A. I = q2t.	B. I = .	C. I = qt.	D. I = .
Câu 8: Đặt vào hai đầu điện trở R một hiệu điện thế U thì nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn trong thời gian t là
	A. Q = IR2t.	 B. Q = .	 C. Q = U2Rt.	D. Q = t.
Câu 9: Điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng ở dụng cụ hay thiết bị nào dưới đây khi chúng hoạt động?
	A. Bóng đèn nêon.	B. Quạt điện.	C. Bàn ủi điện.	D. Acquy đang nạp điện.
Câu 10: Dụng cụ nào sau đây không dùng trong thí nghiệm xác định suất điện động và điện trở trong của pin điện hoá?
	A. Pin điện hóa;	B. đồng hồ đa năng hiện số;
	C. dây dẫn nối mạch;	D. thước đo chiều dài.
Câu 11: Nếu tăng khoảng cách giữa hai điện tích lên 4 lần thì lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sẽ 
	A. giảm đi 16 lần 	B. giảm đi 4 lần	C. tăng 4 lần	D. tăng lên 16 lần
Câu 12: Điện thế là đại lượng đặc trưng cho riêng điện trường về khả năng
	A. sinh công của vùng không gian có điện trường.
	B. sinh công tại một điểm.
	C. tác dụng lực tại một điểm.
	D. tác dụng lực tại tất cả các điểm trong không gian có điện trường.
Câu 13: Trên vỏ một tụ điện có ghi 20 mF - 200 V. Nối hai bản tụ điện với một hiệu điện thế 120 V. Điện tích của tụ điện là
	A. 12.10-4 C.	B. 24.10-4 C.	C. 2.10-3 C.	D. 4.10-3 C.
Câu 14: Một nguồn điện có suất điện động là E , công của nguồn là A, q là độ lớn điện tích dịch chuyển qua nguồn. Mối liên hệ giữa chúng là:
	A. A = q.E	B. q = A.E 	C. E = q.A 	D. A = q2E
Câu 15: Một dòng điện không đổi, sau 2 phút có một điện lượng 24 C chuyển qua một tiết diện thẳng. Cường độ của dòng điện đó là
	A. 0,2 A.	B. 12 A.	C. 1/12 A.	D. 48A.
Câu 16: Điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch được đo bằng dụng cụ nào sau đây:
	 A. Oát kế	B. Vôn kế	
	C. Công tơ điện	D. Ampe kế
Câu 17: Khi dùng đồng hồ đa năng hiện số có một núm xoay, để đo hiệu điện thế một chiều (không đổi), ta đặt núm xoay ở vị trí. 
	A. ACA	B. ACV	C. DCV	D. DCA
Câu 18: Cho hai điện tích điểm q1; q2 với q1 = 9q2. Đứng yên trong chân không tại hai điểm A và B cách nhau một đoạn a. Một điện tích điểm q3 đặt tại C. Biết rằng hai lực điện do q1 và q2 tác dụng lên q3 triệt tiêu nhau. Vị trí điểm C được xác định bởi. 
 A. và .	B. và 
	C. và .	D. và .
Câu 19: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích - 8μC ngược chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 0,5m là
	A. 4 mJ.	B. 4000 J.	C. – 4000 J.	D. – 4 mJ.
Câu 20: Một bếp điện có ghi (220V – 1600W). Biết bếp được sử dụng ở mạng điện 220V. Hãy tìm điện năng tiêu thụ trong 1 tháng (30 ngày). Biết mỗi ngày bếp hoạt động 1 giờ.
	A. 1,45kJ.	B. 48kW.h.	C. 5,76.106J.	D. 1,6kW.h.
II. TỰ LUẬN (4 điểm)
Bài 1: (2đ) Cho hai điện tích điểm q1 = 2 nC, q2 = 4 nC đặt tại hai điểm A và B trong không khí cách nhau một khoảng 10cm. Gọi C là điểm nằm trong đoạn thẳng AB, biết AC = 4cm.
a) Tính độ lớn cường độ điện trường do q1 và q2 gây ra tại C.
b) Xác định vectơ cường độ điện trường do hai điện tích đó gây ra tại C.
V
R2
R1
X
Đ
Bài 2: (2đ) Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ, biết vôn kế có điện trở trong rất lớn. Bốn nguồn giống nhau mỗi nguồn có E = 1,5V; r = 0,1Ω. Bóng đèn có ghi (6V – 4,5W), các điện trở có giá trị lần lượt là: ; 
a) Tính suất điện động, điện trở trong của bộ nguồn và điện trở mạch ngoài.
b) Tính cường độ dòng điện mạch chính và số chỉ của vôn kế?
-----Hết-----
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Vật Lý 11 – Mã đề 112 và 115
I. TRẮC NGHIỆM(6,0 điểm; 0,3 điểm/câu)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
C
D
C
A
D
D
D
B
C
D
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
A
B
B
A
A
C
C
B
A
B

II. TỰ LUẬN(4 điểm)
Bài
Nội dung
Điểm
1a.


0,5
0,5
1b.
Vẽ hình đúng
Ta có: 
Từ hình vẽ: 
Độ lớn: 
0,5
0,25
0,25
2a.
E b = n.E = 6V
rb = n.r = 0,4Ω
0,25
0,25
0,5
2b.

U = I.R1 = 3,8V
Vậy số chỉ vôn kế là 3,8V
0,5
0,25
0,25
Chú ý:
- Thiếu hoặc sai đơn vị một lần trừ 0,25 điểm, thiếu 2 lần trở lên trừ 0,5 điểm. 
- Nếu học sinh làm theo cách khác, đúng theo yêu cầu đề bài thì vẫn đạt điểm tương ứng.
- Điểm bài làm của học sinh = Điểm phần Trắc nghiệm + Điểm phần Tự luận. Được làm tròn đến 01 chữ số thập phân (được làm tròn sau khi công, không áp dụng làm tròn từng phần)

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_giua_hoc_ki_2_mon_vat_li_lop_11_de_4_co_dap_an.docx