Giáo án giảng dạy môn Vật lý 11 - Chương I: Điện tích - Điện trường - Bài 01: Điện tích - Định luật cu lông

Giáo án giảng dạy môn Vật lý 11 - Chương I: Điện tích - Điện trường - Bài 01: Điện tích - Định luật cu lông

I. MỤC TIÊU:

Kiến thức:

- Nhắc lại được một số khái niệm đã học và bổ sung thêm các khái niệm mới: hai loại điện tích, lực tương tác giữa hai điện tích.

- Trình bày được khái niệm điện tích điểm và cấu tạo của điện nghiệm.

- Trình bày được phương, chiều và độ lớn của lực Cu-lông trong chân không.

Kỹ năng:

- Biết cách biễu diễn lực tương tác giữa các điện tích bằng vector.

- Biết cách tìm lực tổng hợp tác dụng lên một điện tích bằng phép cộng vector.

- Vận dụng được công thức xác định lực Cu-lông.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Xem lại SGK lớp 7.

- Chuẩn bị một số các thí nghiệm đơn giản về nhiễm điện do cọ xát, tiếp xúc và do hưởng ứng. Một chiếc điện nghiệm.

- Chuẩn bị phiếu học tập.

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Giới thiệu bài mới:

 

doc 4 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1807Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy môn Vật lý 11 - Chương I: Điện tích - Điện trường - Bài 01: Điện tích - Định luật cu lông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần Một
 ĐIỆN HỌC – ĐIỆN TỪ HỌC
 š@& ›
Ch­¬ng I : ®iÖn tÝch - ®iÖn tr­êng
Bài 01: ĐIỆN TÍCH - ĐỊNH LUẬT CU LÔNG
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Nhắc lại được một số khái niệm đã học và bổ sung thêm các khái niệm mới: hai loại điện tích, lực tương tác giữa hai điện tích.
Trình bày được khái niệm điện tích điểm và cấu tạo của điện nghiệm.
Trình bày được phương, chiều và độ lớn của lực Cu-lông trong chân không.
Kỹ năng:
Biết cách biễu diễn lực tương tác giữa các điện tích bằng vector.
Biết cách tìm lực tổng hợp tác dụng lên một điện tích bằng phép cộng vector.
Vận dụng được công thức xác định lực Cu-lông.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Xem lại SGK lớp 7.
Chuẩn bị một số các thí nghiệm đơn giản về nhiễm điện do cọ xát, tiếp xúc và do hưởng ứng. Một chiếc điện nghiệm.
Chuẩn bị phiếu học tập.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số lớp
Kiểm tra bài cũ:
Giới thiệu bài mới:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung ghi bảng
Trình bày khái quát nội dung của chương 1.
Dẫn dắt vào bài: nhắc lại thí nghiệm nhiễm điện do cọ xát đã học ở bậc THCS.
 Tìm hiểu về 2 lọai điện tích. Sự nhiễm điện của các vật
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
±.Gv đặt câu hỏi cho Hs.
´ Có mấy loại điện tích? 
´ Tương tác giữa các điện tích diễn ra như thế nào?
±.Nhận xét câu trả lời.
±.Gv làm thí nghiệm hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.
´ Hiện tượng gì sẽ xảy ra neáu:
Cho thanh kim loại không nhiễm điện chạm vào quả cầu đã nhiễm điện?
Đưa thanh kim loại không nhiễm điện lại gần quả cầu đã nhiễm điện nhưng không chạm vào?
±.Gv nhận xét và nói rõ ở bài sau chúng ta sẽ giải thích nguyên nhân gây ra các hiện tượng trên.
NhiÔm ®iÖn do
h­ëng øng
Có mấy dạng nhiễm điện?
Hãy phân biệt các dạng nhiễm điện?
±.Hs trả lời câu hỏi kiểm tra kiến thức cũ của Gv:
Có hai loại điện tích: Điện tích dương và điện tích âm.
Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, các điện tích trái dấu thì hút nhau.
±.Hs quan sát Gv làm thí nghiệm và rút ra nhận xét: 
Sau khi cọ xát thanh thuỷ tinh có thể hút các mẫu giấy vụn.
Thanh thuỷ tinh nhiễm điện.
±.Hs nghe giảng và dự đoán kết quả của các hiện tượng trên
NhiÔm ®iÖn do
tiÕp xóc
I. Hai loại điện tích.Sự nhiễm điện của các vật.
 a. Hai loại điện tích: Điện tích dương và điện tích âm.
Cùng dấu: đẩy nhau.Trái dấu :hút nhau.
Đơn vị điện tích: Culông (C)
Điện tích của electron:
 e= - 1,6.10-19C
Trong tự nhiên electron là hạt mang điện nhỏ nhất gọi là điện tích nguyên tố.
	Ta luôn có :
	q = n
b. Sự nhiễm điện của các vật.
- Nhiễm điện do cọ xát.
- Nhiễm điện do tiếp xúc.
- Nhiễm điện do hưởng ứng.
 Tìm hiểu về định luật Cu-lông
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Gv trình bày cấu tạo và công dụng của cân xoắn.
+ Cấu tạo: (hình 1.5/7 sgk)
+ Công dụng: Dùng để khảo sát lực tương tác giữa hai quả cầu tích điện.
± Gv đưa ra khái niệm điện tích điểm: là những vật nhiễm điện có kích thước nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.
± Gv trình bày nội dung và biểu thức của định luật Cu-lông.
Lực Cu-lông (lực tĩnh điện) là một vectơ. 
´ Đặc điểm của vectơ lực là gi?
Biểu thức định luật vạn vật hấp dẫn:
 G: hằng số hấp dẫn.
´ Phát biểu và viết biểu thức định luật vạn vật hấp dẫn?.
´ So sánh sự giống và khác nhau giữa định luật Cu-lông và định luật vạn vật hấp dẫn?.
´ Định luật Cu-lông chỉ đề cập đến lực tĩnh điện trong chân không. Vậy trong môi trường đồng tính lực tĩnh điện có thay đổi không? Nếu có thì thay đổi như thế nào?
Từ thực nghiệm lực tĩnh điện trong môi trường đồng tính được xác định bởi công thức:
´ Hằng số điện môi phụ thuộc vào những yếu tố nào? Không phụ thuộc vào yếu tố nào?
± Hs lắng nghe.
r
q1>0
q2 >0
r
q1>0
q2 < 0
± Hs lắng nghe và ghi chép.
± Hs trả lời câu hỏi: 
Đặc điểm của vectơ lực : gồm
Điểm đặt.
Phương , chiều.
Độ lớn.
Hs vẽ lực tương tác giữa hai điện tích cùng dấu và trái dấu.
Hs phát biểu và viết biểu thức định luật vạn vật hấp dẫn.
Giống:
+ Lực HD tỉ lệ thuận tích khối lượng hai vật và tỉ lệ nghịch bình phương khoảng cách giữa hai vật
+ Lực Cu-lông tỉ lệ thuận tích độ lớn hai điện tích và tỉ lệ nghịch bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
Khác: 
+ Lực HD bao giờ cũng là lực hút.
+ Lực Cu-lông có thể là lực hút hay lực đẩy.
± Hs trả lời câu hỏi:
 + Lực tĩnh điện trong môi trường đồng tính giảm đi ε lần so với trong môi trường chân không.
 ε :hằng số điện môi.
+ Hằng số điện môi phụ thuộc vào tính chất của điện môi. Không phụ thuộc vào độ lớn các điện tích và khoảng cách giữa điện tích.
II.Định luật Culông. 
Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm tỉ lệ thuận với tích các độ lớn của hai điện tích đó và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng 
Phương của lực tương tác giữa hai điện tích điểm là đường thẳng nối hai điện tích điểm đó.Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau,hai điện tích trái dấu thì hút nhau
 r: khoảng cách giữa hai điện tích( m ).
 k = 9.109Nm2/C2 
Đặc điểm của lực Cu-lông:
Điểm đặt : tại q bị tác dụng lực.
Phương : trùng với đường thẳng nối hai điện tích.
Chiều : H1.6 (SGK)
Độ lớn : Biểu thức định luật Culông.
III.Lực tương tác của các điện tích trong điện môi
Chú ý:
: Là hằng số điện môi.
=1
IV.Củng cố. Dặn dò về nhà
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Mời Hs trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK
Làm bài tập 1,2 SGK
Dặn dò 
Trả lời các câu hỏi và bài tập để củng cố kiến thức vừa học.
Làm bài 3,4 SGK.
Chuẩn bị bài tiếp theo.
Vận dụng: Cho HS thảo luận, trả lời câu hỏi:
C©u 1) Trong những cách sau cách nào có thể làm nhiễm điện cho một vật?
 A. Cọ chiếc vỏ bút lên tóc;	 B. Đặt một nhanh nhựa gần một vật đã nhiễm điện;
 C. Đặt một vật gần nguồn điện;	 D. Cho một vật tiếp xúc với viên pin.
C©u 2) Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào không liên quan đến nhiễm điện?
 A. Về mùa đông lược dính rất nhiều tóc khi chải đầu;
 B. Chim thường xù lông về mùa rét;
 C. Ôtô chở nhiên liệu thường thả một sợi dây xích sắt kéo lê trên mặt đường;
 D. Sét giữa các đám mây.
C©u 3) Hai điện tích điểm trái dấu có cùng độ lớn 10-4/3 C đặt cách nhau 1 m trong parafin có điện môi bằng 2 thì chúng
 A. hút nhau một lực 0,5 N.	 B. hút nhau một lực 5 N.
 C. đẩy nhau một lực 5N.	 D. đẩy nhau một lực 0,5 N.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 1.doc