Giáo án giảng dạy môn Tin học 11 - Tiết 34 đến tiết 42 - Trường THPT Yên Dũng số 3

Giáo án giảng dạy môn Tin học 11 - Tiết 34 đến tiết 42 - Trường THPT Yên Dũng số 3

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

ã Ôn tập củng cố lại cho học sinh các kiến thức về mảng 1 chiều, mảng hai chiều, xâu kí tự và kiểu bản ghi

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kĩ năng lập trình

3. Thái độ

- Yêu thích môn học và hình thành tư duy lập trình

* Trọng tâm: mảng 1 chiều và xâu kí tự

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1. chuẩn bị của GV

 - Giáa án, sgk

 - đồ dùng dạy học

2. Chuẩn bị của HS

 - SGK, vở ghi, SBT

 

doc 17 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1846Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy môn Tin học 11 - Tiết 34 đến tiết 42 - Trường THPT Yên Dũng số 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài soạn số 34
Ngày soạn: 4.3.2010	Ngày dạy: . .2010
Bài tập ôn tập chương IV
I. mục tiêu
1. Kiến thức
Ôn tập củng cố lại cho học sinh các kiến thức về mảng 1 chiều, mảng hai chiều, xâu kí tự và kiểu bản ghi
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng lập trình
3. Thái độ
- Yêu thích môn học và hình thành tư duy lập trình
* Trọng tâm: mảng 1 chiều và xâu kí tự
II. chuẩn bị của GV và hs
1. chuẩn bị của GV
	- Giáa án, sgk
	- đồ dùng dạy học
2. Chuẩn bị của HS
	- SGK, vở ghi, SBT
	- Đồ dùng học tập
III. Phương pháp, phương tiện dạy học
1. Phương pháp: Thuyết trình, giảng giải, gợi ý, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
2. Phương tiện: Máy chiếu, máy tính, phông chiếu, bảng.
IV. tiến trình bài giảng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
tg
Hđ1: củng cố kiến thức đã học
Chiếu các câu hỏi trắc nghiệm để củng cố lại kiến thức
Câu 1:Trong Pascal khai báo nào trong các khai báo sau là đúng khi khai báo xâu S có độ dài là 100?
A. Var S: String; C. var X1:string[100];
B.var S: string[256]; D. var X1:String[1];
Câu 2: Trong NNLT Pascal, để đếm số ký tự là số trong xâu S, đoạn chương trình nào trong các đoạn sau thực hiện việc này( biến d dùng để đếm).
A. d:=0; C. d:=0;
For i:=1 to length(S) do For i:= 1 to length(S) do
If (S[i]>=0) and(S[i]=’0’) and (S[i]<=’9’) then d:=d+1;
B. d:=0; D. d:=0; 
For i:=1 to length(S) do For i:= 1 to length(S) do
If (S[i]=0) and(S[i]=9) then d:=d+1; if (S[i]=’0’) and (S[i]=’9’) then d:=d+1;
Câu 3: Để truy cập vào từng trường của bản ghi ta viết?
A. . C. .
B. . D. .
Câu 4: Trong NNLT Pascal quá trình xuất dữ liệu của mảng 2 chiểu A[1..m,1..n] để các phần tử hiển thị đúng như mô hình của mảng 2 chiều ta viết lệnh như sau:
A. For i:=1 to m do C. For i:= 1 to m do
For j:=1 to n do begin
Write( A[i,j]:5); End; For j:= 1 to n do writeln; end; 
B. For i:= 1 to m do D. For j:= 1 to n do write(A[i,j]:5); writeln; end; 
Begin 
For j:= 1 to n do Write (A[i,j]:5); 
End; 
Hđ2: Củng cố kĩ năng lập trình với bài tập về mảng 1 chiều
Bài tập: Bài 1(3 đ): Viết chương trình nhập vào một số nguyên dương N (N ≤ 250) và dãy số nguyên A có N phần tử.Tính tổng các số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 của dãy A.
- GV dẫn dắt học sinh tìm hiểu bài toán
+ Em hãy cho biết dữ liệu vào và dữ liệu ra của bài toán?
+ yêu cầu học sinh viết thuật toán 
Sauk hi học sinh viết thuật toán xong viết chương trình
- Gọi học sinh lên bảng viết chương trình, còn các học sinh khác làm trên vở để chem. Lấy điểm miệng
HĐ3: Củng cố kĩ năng lập trình với bài tập về xâu kí tự
Bài 2 ( 2 đ): Viết chương trình nhập vào một xâu S. Sau đó đếm số dấu cách có trong xâu.
- GV dẫn dắt học sinh tìm hiểu bài toán
+ Em hãy cho biết dữ liệu vào và dữ liệu ra của bài toán?
+ yêu cầu học sinh viết thuật toán 
Sauk hi học sinh viết thuật toán xong viết chương trình
- Gọi học sinh lên bảng viết chương trình, còn các học sinh khác làm trên vở để chem. Lấy điểm miệng
HS chú ý theo dõi và trả lời
- HS trả lời
+ Input: N ẻ Z ( 0≤ N ≤250) và dãy A1, A2,  , AN ẻ Z
+ Output: Tổng các số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 của A
- HS thực hiện yêu cầu
- HS dựa vào thuật toán viết chương trình
- HS trả lời
+ Input:Xâu S
+ Output: Số dấu cách trong xâu
- HS thực hiện yêu cầu
- HS dựa vào thuật toán viết chương trình
IV. củng cố
Về nhà ôn tập, giờ sau làm bài KT viết 1 tiết
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Kiểm tra của tổ trưởng chuyên môn
Yên dũng, ngày .. tháng năm 2010
Bài soạn số 35
Ngày soạn: 5.3.2010	Ngày dạy: . .2010
Kiểm tra 45’
A. Mục tiêu đánh giá
Đánh giá kiến thức, kỹ năng của HS về kiểu dữ liệu có cấu trúc: Kiểu xâu, kiểu mảng, kiểu bản ghi
B. Mục đích, yêu cầu của đề
- Về kiến thức: Kiểm tra kiến thức của HS về cách khai báo hằng xâu, hằng xâu, cách truy cập vào từng trường của bản ghi, cách in mảng 2 chiều dưới dạng bảng,một số thao tác xử lý xâu.
- Về kỹ năng: Vận dụng các kiến thức đã học để viết chương trình cho các bài tập cụ thể.
C. Ma trận đề
 ND
Mức độ
Kiểu mảng
Kiểu xâu
Kiểu bản ghi
Nhận biết
Câu 1, câu 5
 câu 6, câu 10
Câu 3
Thông hiểu
Câu 4
Câu2, câu 8,câu 9
Câu 7
Vận dụng
Bài 1
Bài 2
D. Nội dung đề
I. Phần trắc nghiệm (5 đ)
Câu 1:Trong Pascal khai báo nào trong các khai báo sau là đúng khi khai báo xâu S có độ dài là 100?
A. Var S: String; C. var X1:string[100];
B.var S: string[256]; D. var X1:String[1];
Câu 2: Trong NNLT Pascal, để đếm số ký tự là số trong xâu S, đoạn chương trình nào trong các đoạn sau thực hiện việc này( biến d dùng để đếm).
A. d:=0; C. d:=0;
For i:=1 to length(S) do For i:= 1 to length(S) do
If (S[i]>=0) and(S[i]=’0’) and (S[i]<=’9’) then d:=d+1;
B. d:=0; D. d:=0; 
For i:=1 to length(S) do For i:= 1 to length(S) do
If (S[i]=0) and(S[i]=9) then d:=d+1; if (S[i]=’0’) and (S[i]=’9’) then d:=d+1;
Câu 3: Để truy cập vào từng trường của bản ghi ta viết?
A. . C. .
B. . D. .
Câu 4: Trong NNLT Pascal quá trình xuất dữ liệu của mảng 2 chiểu A[1..m,1..n] để các phần tử hiển thị đúng như mô hình của mảng 2 chiều ta viết lệnh như sau:
A. For i:=1 to m do C. For i:= 1 to m do
For j:=1 to n do begin
Write( A[i,j]:5); End; For j:= 1 to n do writeln; end; 
B. For i:= 1 to m do D. For j:= 1 to n do write(A[i,j]:5); writeln; end; 
Begin 
For j:= 1 to n do Write (A[i,j]:5); 
End; 
Câu 5: Trong NNLT Pascal, xâu ký tự không có ký tự nào goi là 
A. Xâu rỗng C. Xâu trắng
B. Xâu không D. Không phải là xâu ký tự
Câu 6: Trong NNLT Pascal, phần tử đầu tiên của xâu ký tự mang chỉ số là:
A. 0 C. 1
B. Do người lập trình khai báo D. Không có chỉ số
Câu 7: Câu lệnh nào trong các câu lệnh sau không dùng để gán gía trị cho trường của bản ghi A?( Với bản ghi A có 3 trường là Hote, lop, diem)
A. A.Ten:=’Nguyen Van A’; C. Readln(A.Diem);
B. A.Lop:=’10A7’; D. S:= A.Diem
Câu 8: Trong NNLT Pascal, đoạn chương trình sau thực hiện công việc gì?
 D:=0;
For i:= 1 to length(S) do
If S[i] =’ ‘ then d:= d+1;
A. Xóa đi các dấu cách trong xâu; B. Đếm số dấu cách trong xâu
C.Đếm số ký tự có trong xâu; D. Xoá đi các ký tự số
Câu 9: Trong NNLT Pascal, sau khi thực hiện xong đoạn chương trình sau, giá trị của biến S là?
S:= ‘ Ha Noi mua thu’;
Delete(S,7,8);
Insert(‘Mua thu’,s,1);
A. Ha noi mua thu; C. Mua thu Ha Noi;
B. Mua thu Ha noi mua thu; D. Ha Noi;
Câu 10:Trong NNLT Pascal, hai xâu ký tự được so sánh dựa trên?
A. Mã của từng ký tự trong các xâu lần lượt từ trái sang phải B. Độ dài tối đa của xâu
C. Độ dài thực sự của 2 xâu D. Số lượng các ký tự khác nhau trong xâu
II. Phần tự luận (5 đ)
Bài 1(3 đ): Viết chương trình nhập vào một số nguyên dương N (N ≤ 250) và dãy số nguyên A có N phần tử.Tính tổng các số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 6 của dãy A.
Bài 2 ( 2 đ): Viết chương trình nhập vào một xâu S. Sau đó thay thế tất cả các cụm kí tự ‘HS’ bởi cụn kí tự ‘HOC SINH’.	
E. Đáp án
I. Trắc nghiệm : mỗi câu trả lời đúng được 0, 5 điểm
1. C
3. A
5. A
7. D
9. C
2. C
4. B
6. C
8. B
10. A
II. Tự luận
Câu1:
Chương trình
Biểu điểm
Program bt1;
Uses crt;
Const Nmax = 250;
Type mang = array[1..Nmax] of integer;
Var N , i : byte;
 A : mang;
 T : longint;
0, 5 điểm
BEGIN
CLRSCR;
Write(‘ Nhap vao N =’); readln(N); writeln;
0, 75 điểm
Writeln(‘NHAP TUNG PHAN TU CUA DAY’);
T := 0;
For i := 1 to n do
Begin
Write(‘Nhap phan tu thu’,i,’=’);
Readln(A[i]);
If (A[i] mod 3 = 0) and ( A[i] mod 6 0) then s := s + A[i];
End; writeln;
0, 5 điểm
0,75 điểm
Write(‘ Tong cac so chia het cho 3 nhung khong chia het cho 6 la:’,S);
Readln;
END.
0, 5 điểm
(Chú ý: nếu học sinh làm đúng nhưng theo cách khác vẫn cho điểm tương đương, và cứ 4 lỗi cú pháp trừ 1 điểm)
Câu1:
Chương trình
Biểu điểm
Program bt2;
Uses crt;
Var K , vt : byte;
 S : string;
0, 5 điểm
BEGIN
CLRSCR;
Write(‘ Nhap vao xau S: ’); readln(S); writeln;
0, 5 điểm
K := length(S);
While pos(‘HS’,S) 0 do
Begin
Vt := pos(‘HS’,S);
Delete(S,vt,2);
Insert(‘HOC SINH’,S,vt);
End; writeln;
0,75 điểm
Write(S);
Readln;
END.
0, 25 điểm
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Kiểm tra của tổ trưởng chuyên môn
Yên dũng, ngày .. tháng năm 2010
Bài soạn số 36
Ngày soạn: 5.3.2010	Ngày dạy: . .2010
Đ14 Kiểu dữ liệu tệp 
 Đ15 thao tác với tệp
I. mục tiêu
1. Kiến thức
Học sinh biết được vai trò của kiểu dữ liệu tệp.
Học sinh biết được có hai cách phân loại tệp
Hs biết khai báo biến tệp và các thao tác cơ bản đối với tệp văn bản.
2. Kỹ năng
Dần dần hình thành kỹ năng về các thao tác với tệp văn bản.
3. Thái độ
Rèn luyện cho HS ý thức lưu trữ dữ liệu một cách khoa học, phòng chống mất mát thông tin hoặc nhiễm virut.
4. Trọng tâm
Biết khai báa biến tệp và thao tác cơ bản đồi với tệp văn bản.
5. Tư duy
Logic, linh hoạt, mạch lạc.
II. chuẩn bị của GV và hs
1. chuẩn bị của GV
	- Giáa án, sgk
	- đồ dùng dạy học
2. Chuẩn bị của HS
	- SGK, vở ghi, SBT
	- Đồ dùng học tập
III. Phương pháp, phương tiện dạy học
1. Phương pháp: Thuyết trình, giảng giải, gợi ý, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
2. Phương tiện: Máy chiếu, máy tính, phông chiếu hoặc bảng.
IV. tiến trình bài giảng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
tg
Hđ1: Đặt vấn đề:
Trong các giờ thực hành đã học, sau khi chạy một chương trình ta thấy kết quả in lên màn hình, tuy nhiên muốn sử dụng kết quả đó về sau thì không được( Nó không lưu trữ được lâu dài). Để khắc phục nhược điểm này ta nghiên cứu kiểu dữ liệu tệp.
Hđ2: Vai trò của kiểu tệp
Câu hỏi 1: Trong máy tính có những loại bộ nhớ nào? Loại bộ nhớ nào không bị mất khi ta tắt máy hoặc mất điện?
Câu hỏi 2: Vậy theo em các kiểu dữ liệu đã học được lưu trữ ở bộ nhớ nào? Dự đoán xem dữ liệu kiểu tệp lưu trữ trên bộ nhớ nào?
Câu hỏi 3: Bộ nhớ trong hay bộ nhớ ngoài thường có dung lượng lớn hơn?
GV: Chốt lại
- Dữ liệu kiểu tệp được lưu trữ lâu dài ở bộ nhớ ngoài nên nó không bị mất khi tắt máy hoặc mất điện..
- Lượng dữ liệu lưu trữ trên tệp có thể rất lớn và phụ thuộc vào dung lượng ổ đĩa.
Hoạt động 3: Phân loại tệp và thao tác với tệp
* Phân loại tệp:
Gv: Giới thiệu cho HS biết được hai cách phân loại tệp
- Theo cách tổ chức dữ liệu:
+Tệp văn bản
+ Tệp có cấu trúc
- Theo cách thức truy cập
+Tệp truy cập tuần tự
+ Tệp truy cập trực tiếp.
Hoạt động 4: Thao tác với tệp
GV: Có hai thao tác cơ bản đối với tệp là ghi dữ liệu vào tệp và đọc dữ liệu ra. Ta xét xem trong Pascal các thao tác đó được thể hiện như thế nào đối với tệp văn bản?
Hoạt động 5: Khai báa
GV: Viết khai báo biến tệp lên bảng, rồi giải thích các từ khoá, tên biến tệp để HS hiểu được
Var :text;
Hoạt động 6: Thao tác với tệp
Hoạt động 6.1: Gắn tên tệpL
GV: Giải thích cho hs tại sao phải gắn tên tệp cho biến tệp, rồi đưa ra thủ tục.
Assign(), ;
ví dụ: Để gắn tệp KQ.TXT cho biến tệp f Assign(f,’KQ.TXT’);
Hoạt động 6.2 Mở tệp
GV: Lấy ví dụ về 2 tình huống cần phải mở vở “Tin học 11” đó là:Mở ra để ghi bài( ghi dữ liệu) và mở ra để học bài( Đọc dữ liệu)-> hai trường hợp đó phải mở tệp.
GV: Giới thiệu 2 thủ tục để mở tệp
+ Mở tệp để ghi dữ liệu
Rewrite();
+ Mở tệp để đọc dữ liệu:
Reset();
GV: Phải nhấn mạnh rằng: Trước k ...  để đánh giá.
GV: Chiếu đề lên máy chiếu
HS: Quan sát đề và suy nghĩ
GV: Gợi ý:Mỗi khi mở fkile để ghi cũng như thao tác khác trên file, cần phải làm động tác kiểm tra trên để đảm bảo an toàn cho công việc.
- Sau mỗi thủ tục vào ra, chỉ được sử dụng hàm IOResult duy nhất một lần. Sau mỗi lần dung hàm IOResult sẽ tự xoá về không.
HS: láng nghe và sử dụng các kiến thức đã học để làm bài.
GV: Chấm điểm để đánh giá giờ thực hành và kiến thức của HS
V. Củng cố
- Ôn tập lại các thao tác với tệp và kĩ năng làm việc với tệp
VI:Bài tập về nhà.
- Làm bài tập1,2,3,4 SGK trang 89
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy	Kiểm tra của tổ trưởng chuyên môn
Yên dũng, ngày .. tháng năm 2010
Bài soạn số 40
Ngày soạn: 12.3.2010	Ngày dạy: . .2010
Chương trình con và phân loại
 (Mục 1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Khái niệm chương trình con
Lợi ích của việc sử dụng CTC.
2. Kỹ năng
Biết phân biệt khi nào thì nên sử dụng chương trình con
3. Thái độ
Tiếp tục rèn luyện phẩm chất của người lập trình như tinh thần hợp tác, sẵn sàng làm việc theo nhóm.
5. Trọng tâm: Lợi ích của việc sử dụng CTC
II. chuẩn bị của GV và hs
1. chuẩn bị của GV
	- Gioá án, sgk
	- đồ dùng dạy học
2. Chuẩn bị của HS
	- SGK, vở ghi, SBT
	- Đồ dùng học tập
III. Phương pháp, phương tiện dạy học
1. Phương pháp: Thuyết trình, giảng giải, gợi ý, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
2. Phương tiện: Máy chiếu, máy tính, phông chiếu hoặc bảng.
IV. tiến trình bài giảng
Nôị dung
HĐ của HS
tg
Hoạt động 1: Khái niệm chương trình con:
Hoạt động 1.1:Đặt vấn đề
Đưa ra bài toán tính tổng 4 luỹ thừa trong SGK.
GV: Chiếu bằng máy chiếu
(?): Trong chương trình trên có những khối lệnh nào được viết tương tự nhau.
GV: Dẫn dắt để HS hình thành tư duy về lập trình có cấu trúc và đi đến khái niệm chương trình con: Trong khi lập trình đôi khi cần có những đoạn chương trình được lặp đi, lặp lại nhiều lần để tránh rườm rà khi phải viết lại đoạn chương trình này ta nên chuyển những đoạn đó thành đoạn chương trình con khi cần thì gọi CTC đó ra.
KN: CTC là một dãy lệnh mô tả một số thao tác nhất định và có thể được thực hiện tử nhiều vị trí trong chương trình.
Hoạt động 1.2: Lợi ích của việc sử dụng CTC
- Tránh được việc phải sử dụng lặp đi, lặp lại một dãy lệnh nào đó.
- Hỗ trợ việc thực hiện các chương trình lớn
- Phục vụ cho quá trình trừu tượng hoá
- Mở rộng khả năng ngôn ngữ
- Thuận tiện cho phát triển, nâng cấp chương trình.
- HS:Nêu thuật toán giải bài toán đó.
HS: Quan sát chương trình và trả lời câu hỏi
HS: lắng nghe, ghi chép.
HS:lắng nghe, ghi chép
IV. củng cố
- Mục đích của sử dụng chương trình con trong lập trình
V. bài tập về nhà
- Xem trước mục 2
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy	Kiểm tra của tổ trưởng chuyên môn
Yên dũng, ngày .. tháng năm 2010
Bài soạn số 41
Ngày soạn: 12.3.2010	Ngày dạy: . .2010
Chương trình con và phân loại
( Mục 2)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Sự khác nhau cơ bản giữa hàm và thủ tục
Phân biệt điểm giống nhau và khác nhau về cấu trúc của chương trình và chương trình con.
Biết được mối quan hệ giữa tham số hình thức và tham số thực sự
Biến cục bộ: Cách khai báo và phạm vi sử dụng.
2. Kỹ năng
Biết được khi nào cần dùng hàm khi nào cần dùng thủ tục
3. Thái độ
Rèn luyện phẩm chất của người lập trình, ham học hỏi.
4. Trọng tâm
Phân biệt hàm và thủ tục
II. chuẩn bị của GV và hs
1. chuẩn bị của GV
	- Gioá án, sgk
	- đồ dùng dạy học
2. Chuẩn bị của HS
	- SGK, vở ghi, SBT
	- Đồ dùng học tập
III. Phương pháp, phương tiện dạy học
1. Phương pháp: Thuyết trình, giảng giải, gợi ý, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
2. Phương tiện: Máy chiếu, máy tính, phông chiếu hoặc bảng.
IV. tiến trình bài giảng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
tg
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
(?) nêu khái niệm chương trình con?Tại sao trong quá trình lập trình nên tận dụng ưu thế của việc sử dụng CTC
Hoạt động 2: Phân loại và cấu trúc của CTC.
Hoạt động 2.1: Phân loại
GV: Đưa ra một số hàm và một số thủ tục chuẩn đã học rồi giúp HS nhận thấy được sự khác biệt lớn nhất giữa hàm và thủ tục-> phân loại CTC
- hàm( function): Là CTC thực hiện một số thao tác nào đó và trả về một giá trị qua tên của nó.
- Thủ tục(Procedure):Là CTC thực hiện một số thao tác nào đó nhưng không trả về một giá trị nào qua tên của nó.
Hoạt động 2.2: Cấu trúc CTC
(?): trình bày cấu trúc của CTC
GV: Đưa ra cấu trúc của CTC
(?): So sánh cấu trúc của CTC và cấu trúc của chương trình chính?
Hoạt động 2.3: Tham số hình thức, biến cục bộ và biến toàn bộ
GV: Đưa ra cho HS biết được tham số hình thức là gi?nó đóng vai trò gì? Biến cục bộ và biến toàn bộ là gì? Phạm vi hoạt động của nó.
Hoạt động 2.4:Thực hiện CTC
CTC chỉ được thực hiện khi có lời gọi đến nó.
Chỉ ra co HS hiểu tham số thực sự là gì?
- Lấy một vài ví dụ.
HS: lên bảng trả lời
GV: Nhận xét, đánh giá
HS: Dựa vào gợi ý của thầy giáo, tư duy để nhận thấy đựơc hàm chuẩn thì trả về giá trị nào đó còn thủ tục thì không trả về một giá trị nào đó qua tên của nó.
HS: Ghi khái niệm
HS: trả lời
HS: trả lời
HS: Chú ý nghe giảng
V. củng cố
- Các kiến thức đã học: Khái niệm chương trình con, hàm và thủ tục, tham số hình thức và tham số thực sự
VI. bài tập về nhà
Viết chương trình con tính ước chung lớn nhất của hai số nguyên dương m và n
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy	Kiểm tra của tổ trưởng chuyên môn
Yên dũng, ngày .. tháng năm 2010
Bài soạn số 42
Ngày soạn: 12.3.2010	Ngày dạy: . .2010
Ví dụ về cách viết và sử dụng chương trình con
(Mục 1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS biết được cấu trúc của một thủ tục
- Hiểu được mối quan hệ giưa chương trình và thủ tục
- Phân biệt được tham trị và tham biến
- Phân biệt được tham số hình thức và tham số thực sự
- Phân biệt được biến cục bộ và biến toàn bộ
2. Kỹ năng
- Nhận biết được các thành phần trong phần đầu của thủ tục
- Nhận biết được 2 loại tham số trong phần đầu của thủ tục
- Nhận biết lời gọi của thủ tục ở chương trình chính cùng với tham số thực sự
3. Thái độ
Rèn luyện phẩm chất của người lập trình như tinh thần hợp tác, sẵn sàng làm việc theo nhóm.
4. Tư duy
Logic, linh hoạt, mạch lạc
5. Trọng tâm
Phân biệt được tham trị và tham biến, biến toàn cục và biến cục bộ
II. chuẩn bị của GV và hs
1. chuẩn bị của GV
	- Giáa án, sgk
	- đồ dùng dạy học
2. Chuẩn bị của HS
	- SGK, vở ghi, SBT
	- Đồ dùng học tập
III. Phương pháp, phương tiện dạy học
1. Phương pháp: Thuyết trình, giảng giải, gợi ý, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
2. Phương tiện: Máy chiếu, máy tính, phông chiếu hoặc bảng.
IV. tiến trình bài giảng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tg
1.Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: CTC có những loại nào? Cấu trúc của một CTC?
2. Bài mới
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
Ta thấy chương trình trên bảng mới vẽ được 1 HCN, nếu muốn vẽ 3 HCN thì 3 câu lệnh writeln ở trên phải lặp đi lặp lại 3 lần.Để khắc phục nhược điểm này ta sử dụng thủ tục.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chương trình:
GV: Chiếu chương trình lên máy chiếu, sau đó giới thiệu cho HS từng câu lệnh một để HS thấy được:
+ tên thủ tục
+Thân của thủ tục
+Lời gọi của thủ tục
+Hoạt động của chương trình
Câu hỏi 1: Nếu muốn vẽ 4 HCN thì ta phải sửa chương trình trên như thế nào?
Hoạt động 3: Cấu trúc của thủ tuc
GV: Chiếu lên màn hình cấu trúc của thủ tục
Câu hỏi 2: Chương trình con ve_hcn ở trên khuyết phần nào so với cấu trúc của thủ tục nói chung?
GV: Tổng kết lại các phần của thủ tục, phần nào nhất thiết phải có, phần nào có thể có hoặc không có.
Chú ý: Kết thúc thủ tục sau từ khoá là dấu end;
Thủ tục phải khai báo trong phần khai báo của chương trình chính.
Hoạt động 4: ví dụ 1: vẽ HCN có sử dụng tham số.
Hoạt động 4.1: Đặt vấn đề:
Hoạt động 4.2: Xây dựng chương trình
GV: Hướng dẫn HS chia nhỏ yêu cầu để HS có thể viết các câu lệnh tương ứng:
+ vẽ cạnh trên cùng
+vẽ 2 cạnh giữa
+vẽ cạnh dưới cùng
GV: Chính xác hoá thủ tục rồi chiếu toàn bộ chương trình để HS theo dõi
Câu hỏi 3: hãy chỉ ra các lời gọi thủ tục trong chương trình trên?
GV: Từ các lời gọi thủ tục đó GV đưa HS nhận biết được tham số giá trị đi đến khái niệm và cách khai báo tham biến và tham trị
Hoạt động 4.2: Ví dụ 2 (Hoán đổi)
GV: Chiếu yêu cầu của đề bài và hướng dẫn HS đi đến thuật toán tráo đổi.
Gv: Chiếu chương trình lên màn hình để HS theo dõi.
- Chạy chương trình
GV: Chỉ cho HS thấy được hoạt động của tham số biến.
HS: Lên bảng trả lời câu hỏi
GV: Nhận xét, đánh giá
HS: Chú ý lắng nghe
HS: Suy nghĩ trả lời
HS: quan sát, ghi chép
HS: Lắng nghe, ghi chép
HS: Viết các lệnh theo sự hướng dẫn của GV
HS: quan sát
HS: quan sát kết quả chạy chương trình.
V. củng cố
- Các kiến thức đã học: biết cách sử dụng thủ tục và cấu trúc của thủ tục
VI. bài tập về nhà
Viết thủ tục nhập vào từ bàn phím mảng A là một dãy số nguyên có N phần tử ( N <1000)
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy	Kiểm tra của tổ trưởng chuyên môn
Bài soạn số 43
Ngày soạn: 12.3.2010	Ngày dạy: . .2010
Ví dụ về cách viết và sử dụng chương trình con
( Mục 2)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Cú pháp và cách viết hàm
Cách sử dụng hàm
2. Kỹ năng
Biết sử dụng hàm
Biết phân biệt sự khác nhau giữa hàm và thủ tục
Biết khi nào dùng hàm, khi nào dùng thủ tục.
3. Thái độ
Rèn luyện phẩm chất của người lập trình: Cần mẫn, tìm tòi, sáng tạo
4. Tư duy
Logic, linh hoạt, mạch lạc
5.Trọng tâm
Biết cách sử dụng hàm
II. chuẩn bị của GV và hs
1. chuẩn bị của GV
	- Giáa án, sgk
	- đồ dùng dạy học
2. Chuẩn bị của HS
	- SGK, vở ghi, SBT
	- Đồ dùng học tập
III. Phương pháp, phương tiện dạy học
1. Phương pháp: Thuyết trình, giảng giải, gợi ý, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
2. Phương tiện: Máy chiếu, máy tính, phông chiếu hoặc bảng.
IV. tiến trình bài giảng
Nội dung
Hoạt động của GV & HS
Tg
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu cấu trúc của thủ tục và cách truyền tham biến của thủ tục
2. Nội dung bài mới
Khai báo phần đầu một hàm như sau:
Function [()]:;
Trong đó kiểu dữ liệu là kiểu dữ liệu của giá trị mà hàm trả về và chỉ có thể là các kiểu: Integer, real,char, boolean, string.
Trong thân hàm cần có lệnh gán giá trị cho tên hàm.
Xét ví dụ 1 SGK trang 101: GV phân tích chương trình cho HS hiểu bài.
Sử dụng hàm:
Trong thân chương trình chính khi viết 
Lệnh gọi tên hàm và tham số thực sự tương ứng với tham số hình thức.Lệnh gọi hàm có thể tham gia vào biểu thức như một toán hạng và có thể là tham số của lời gọi hàm, thủ tục khác.
Ví dụ: chương trình tìm giá trị nhỏ nhất của 3 số nhập từ bàn phím.
GV: Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi
HS: lên bảng trả lời
GV: Nhận xét, đánh giá
GV :Dẫn dắt vấn đề: Điểm khác nhau cơ bản giữa thủ tục và hàm là việc thực hiện hàm luôn trả về giá trị kết quả thuộc kiểu xác định và giá trị đó được gán cho tên hàm.
HS: lắng nghe, ghi chép.
HS: Quan sát lắng nghe, ghi chép
GV: hướng dẫn HS sử dụng hàm để viết thuật toán tìm Min của 3 số.Sau đó giới thiệu cách sử dụng hàm.
IV. Củng cố
VI bài tập về nhà: Đọc nội dung phần bài tập và thực hành 6. Sau đó làm bài tập để chuẩn bị cho tiết thực hành sau.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy	Kiểm tra của tổ trưởng chuyên môn
Yên dũng, ngày .. tháng năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 34 den 42.doc