Giáo án giảng dạy bộ môn Vật lý 12 - Trường THPT Nam Trực – Nam Định

Giáo án giảng dạy bộ môn Vật lý 12 - Trường THPT Nam Trực – Nam Định

I. Mục đích yêu cầu:

- Phân biệt dao động, dao động tuần hoàn, dao động điều hòa.

- Nắm được các khái niệm chu kì, tần số, li độ, biên độ và biểu thức chu kỳ (và tần số), của dao động điều hòa, chu kỳ của con lắc lò xo.

* Trọng tâm: Dao động điều hòa; T, f () của dao động điều hòa; Chuyển động của con lắc lò xo.

* Phương pháp: Pháp vấn, thực nghiệm.

II. Chuẩn bị: - GV: lò xo, quả nặng; (hoặc dây cao su thay cho lò xo).

- HS: xem sách GK.

III. Tiến hành lên lớp:

A. Ổn định:

B. Kiểm tra: GV giới thiệu chương trình.

C. Bài mới.

 

doc 215 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1452Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy bộ môn Vật lý 12 - Trường THPT Nam Trực – Nam Định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I: DAO ĐỘNG CƠ HỌC
Tiết 1: DAO ĐỘNG TUẦN HOÀN VÀ DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA – CON LẮC LÒ XO
I. Mục đích yêu cầu:
- Phân biệt dao động, dao động tuần hoàn, dao động điều hòa.
- Nắm được các khái niệm chu kì, tần số, li độ, biên độ và biểu thức chu kỳ (và tần số), của dao động điều hòa, chu kỳ của con lắc lò xo.
* Trọïng tâm: Dao động điều hòa; T, f (w) của dao động điều hòa; Chuyển động của con lắc lò xo.
* Phương pháp: Pháp vấn, thực nghiệm.
II. Chuẩn bị: 	- GV: lò xo, quả nặng; (hoặc dây cao su thay cho lò xo).
- HS: xem sách GK.
III. Tiến hành lên lớp:
A. Ổn định:
B. Kiểm tra: GV giới thiệu chương trình. 
C. Bài mới.
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
I/ * GV nêu ví dụ: gió rung làm bông hoa lay động; quả lắc đồng hồ đung đưa sang phải sang trái; mặt hồ gợn sóng; dây đàn rung khi gãy 
 * GV nhận xét: những ví dụ trên, ta thấy vật chuyển động trong một vùng không gian hẹp, không đi quá xa một vị trí cân bằng nào đó -> chuyển động như vậy gọi là dao động.
I. DAO ĐỘNG:
Dao động là chuyển động có giới hạn trong không gian, lặp đi lặp lại nhiều lần quanh một vị trí cân bằng.
- Vị trí cân bằng thường là vị trí khi vật đứng yên.
II/ * GV nêu ví dụ về dao động tuần hoàn: dao động của con lắc đồng hồ.
* Hs nhắc lại ở lớp 10, các khái niệm, ký hiệu, đơn vị của:
- Chu kỳ? (Là khoảng thời gian ngắn nhất vật thực hiện 1 lần dao động; [T], (s))
- Tần số? (Là số lần dao động vật quay được trong 1s. [n]: (Hz))
VD: 	1 dao động -> T(s)
	f dao động <- 1(s)	è f = ?
II. DAO ĐỘNG TUẦN HOÀN:
Dao động tuần hoàn: là dao động mà trạng thái chuyển động của vật được lặp đi lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau.
Chu kỳ: là khoảng thời gian ngắn nhất sau đó trạng thái dao động lặp lại như cũ (hay là khoảng thời gian để vật thực hiện được một lần dao động). 
Ký hiệu: T, đơn vị:s (giây)
Tần số: là đại lượng nghịch đảo của chu kì, là số lần dao động trong một đơn vị thời gian.
Ký hiệu: f, đơn vị Hz (Hezt). Biểu thức: 
III/ Xét con lắc lòxo:
- Hs nhắc lại: bt đluật Hooke?	bt đl II Newton?
* Lưu ý: bt: F = -kx, trong đó:
k: hệ số đàn hồi.
x: độ dời của vật hay độ biến dạng.
Dấu “-“ chỉ rằng lực đàn hồi luôn luôn hướng về vị trí cân bằng, nghĩa là khi chiếu lực lên trục x’x thì nó luôn ngược dấu với x.
III. CON LẮC LÒ XO. DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA
A. Con lắc lò xo:
Xét con lắc lò xo gồm: một hòn bi có khối lượng m, gắn vào một lò xo có khối lượng không đáng kể, lò xo có độ cứng k. Cả hệ thống được đặt trên một rãnh nằm ngang, chuyển động của hòn bi là chuyển động không ma sát.
- Chọn hệ trục x’Ox nằm ngang, chiều dương từ trái sang phải. Gốc tọa độ O là lúc hòn bi đứng yên (vị trí cân bằng).
- Kéo hòn bi ra khỏi vị trí cân bằng (O) một khoảng x = A, làm xuất hiện một lực đàn hồi có xu hướng kéo hòn bi về vị trí cân bằng. Khi buông tay, dưới tác dụng của lực đàn hồi , hòn bi dao động quanh vị trí cân bằng (Ngoài ra còn xuất hiện hai lực cân bằng là trọng lực và phản lực của thanh ngang, hai lực này xuất hiện theo phương thẳng đứng không ảnh hưởng gì tới chuyển động của viên bi). 
Theo định luật Hooke, trong giới hạn đàn hồi: F = -kx (Dấu trừ chứng tỏ lực F luôn ngược chiều với độ dịch chuyển x của hòn bi) .
Áp dụng định luật II Newton: F = ma => ma = - kx 
Đặt: 
Vậy ta có pt: a = -w2x (1)
* Ta biết, theo định nghĩa thì:
- Vận tốc tức thời: 
- Gia tốc tức thời: 
Khi Dt vô cùng nhỏ, thì trở thành đạo hàm của x theo t, hoặc v theo t. Vậy, ta có thể viết:
Từ pt dao động: x = A.sin(wt = j)
+ Vận tốc tức thời: v = x’ = wA.cos (wt + j).
+ Gia tốc tức thời: a = v' = x” = -w2A.sin (wt + j).
Mặt khác, theo ý nghĩa đạo hàm:
+ Vận tốc bằng đạo hàm bậc nhất của quãng đường: v = x’
+ Gia tốc bằng đạo hàm bậc nhất của vận tốc (hay bằng đạo hàm bậc hai của quãng đường): a = v’ = x’’
Từ (1) ta có thể viết lại: x’’ + w2 x (2)
Phương trình (2) là một phương trình vi phân bậc hai nghiêïm có dạng: x = Asin(wt + j) (4) đây là phương trình chuyển động của con lắc lò xo.
* GV hướng dẫn và nhắc thêm: 
- HS có thể cho biết đồ thị hàm sin là một đồ thị như thế nào?
- Ngoài phương trình dạng sin, chúng ta còn có phương trình dạng cos: x = A.cos(wt + j)
- Nhắc lại đơn vị của các đại lượng trong phương trình x? ([x]: (m); [A]: (m); [j]: (rad); [wt + j]: (rad); [w]: (rad/s))
B. Dao động điều hòa:
Hàm sin là một hàm dao động điều hòa nên ta nói con lắc lò xo dao động điều hòa. 
1. Định nghĩa dao động điều hòa: dao động điều hòa là một dao động được mô tả bằng một định luật dạng sin (cosin) đối với thời gian.
2. Phương trình dao động điều hòa: x = Asin(wt + j)
hoặc x = Acos(wt + j)
Trong đó: A, w, j là những hằng số.
x: li độ dao động: là độ lệch của vật ra khỏi vị trí cân bằng.
A: biên độ dao động: là giá trị cực đại của li độ dao động (xmax = A).
j : pha ban đầu của dao động (pha ban đầu của dao động khi t = 0).
(wt + j) : pha của dao động (pha dao động của vật ở tại thời điểm t).
w: tần số gốc: là đại lượng trung gian cho phép xác định tần số (f) và chu kỳ (T) của dao động: 
* Hs nhắc lại: hàm sin là một hàm tuầnhoàn có chu kỳ bằng bao nhiêu?
4. Chu kỳ của dao động điều hòa: Chúng ta biết hàm sin là một hàm tuần hoàn có chu kỳ 2p, do đó:
x = A.sin(wt+ j) = A.sin(wt + 2p + j) 
Vậy, li độ của dao động ở thời điểm cũng bằng li độ của nó ở thời điểm t => khoảng thời gian T= là chu kỳ của dao động điều hòa.
* Ta có: 
* Con lắc lò xo: => T =?
* Nếu có phương trình dạng cos: 
x = Acos(wt + j), thì: v, a =?
(v = x’ = -wA.sin(wt+j)
a = v' = - w2Acos(wt+j))
5. Một số điểm lưu ý:
* Ta có: ; vậy: tần số của dao động điều hòa.
* Đối với con lắc lò xo, ta có: và 
* Cách chuyển phương trình dao động từ dạng cos sang dạng sin:
 x = A. cos(wt + j) = A sin(wt+j + 
D. Củng cố: * Nhắc lại: - Định nghĩa về: dao động, dao động tuần hoàn, dao động điều hòa.
- Khái niệm chu kì, tần số, li độ, biên độ và biểu thức chu kỳ (và tần số) của dao động điều hòa, chu kỳ của con lắc lò xo.
* Hướng dẫn trả lời các câu hỏi Sgk trang 7.
E. Dặn dò: Hs xem trước bài: “Khảo sát dao động điều hòa”.
Ngµy so¹n
Ngµy d¹y
Tiết 2: KHẢO SÁT DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA
I. Mục đích yêu cầu:
- Hiểu cách chiếu một chuyển động tròn đều xuống một đường thẳng nằm trong mặt phẳng quỹ đạo.
- Nắm được các khái niệm: pha, pha ban đầu, tần số góc, dao động tự do, chu kỳ riêng và biểu thức của chu kỳ con lắc đơn.
* Trọïng tâm: 	Chuyển động tròn đều và dao động điều hòa; Vận tốc, gia tốc trong dao động điều hòa; 
Chu kỳ của con lắc đơn.
* Phương pháp: 	Pháp vấn, thực nghiệm.
II. Chuẩn bị: 	- GV: một con lắc đơn dài khoảng 1m. Các đường biểu diễn x, v, a (hình 1.3 – Sgk trang 10)
	- HS: xem sách GK.
III. Tiến hành lên lớp:
A. Ổn định:
B. Kiểm tra: 	1. Định nghĩa: dao động, dao động tuần hoàn, dao động điều hòa? Phân biệt 3 dao động đó?
2. Viết phương trình của dao động điều hòa? Giải thích và định nghĩa của các đại lượng trong phương trình dao động đó? Định nghĩa chu kỳ và tần số của dao động điều hòa?
3. Công thức xác định T, f của con lắc lò xo?
C. Bài mới.
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
I. * GV Trình bày: 
Mt
Mo
C
P
x
0
x
x'
wt
j
wt + j
Chiếu Mt xuống trục xx' tại P, ta được tọa độ:
x= OP = ? => x = ? => Kết luận gì ve điểm dao động của P trên trục xx'
I. Chuyển động tròn đều và dao động điều hòa.
Xét một điểm M chuyển động đều trên một đường tròn tâm 0, bán kính A, với vận tốc góc là w (rad/s)
Chọn C là điểm gốc trên đường tròn. Tại:
- Thời điểm ban đầu t = 0, vị trí của điểm chuyển động là M0, xác định bởi góc j.
- Thời điểm t ¹ 0, vị trí của điểm chuyển động là Mt, Xác định bởi góc (wt + j)
Chọn hệ trục tọa độ x’x đi qua 0 và vuông góc với 0C. Tại thời điểm t, chiếu điểm Mt xuống x’x là điểm P à có được tọa độ x = OP, ta có: x = OP = OMt sin(wt + j).
Hay: x = A.sin (wt + j).
Vậy chuyển động của điểm P trên trục x’x là một dao động điều hòa.
Kết luận: Một dao động điều hòa có thể được coi như hình chiếu của một chuyển động tròn đều xuống một đường thẳng nằm trong mặt phẳng quỹ đạo.
II. * HS nhắc lại ở bài trước, các đại lượng: j?; 
(wt + j)?; w?; f?
* HS Nhắc lại: 
II. Pha và tần số của dao động điều hòa.
* Pha của dao động điều hòa:
+ Tại thời điểm ban đầu t0, điểm P được xác định bởi góc j: pha ban đầu (hay góc pha ban đầu) cho phép xác định trạng thái ban đầu.
+ Pha của dao động điều hòa (wt + j) là đại lượng cho phép xác định trạng thái dao động ở mỗi thời điểm t bất kỳ (rad/s).
* Tần số góc của dao động điều hòa:
Vận tốc góc w cho biết số vòng quay của điểm M trong thời gian 1s; đồng thời cũng là số lần dao động của P trong 1s, nó cho phép xác định lượng: . Với: f: tần số; w: tần số góc (tần số vòng).
III. * Gv diễn giảng: Xét con lắc, có độ cứng (k) và hòn bi (m). Pt d/động: x = A.sin(wt+j).
 Chọn t = 0 là gốc thời gian, là lúc ta buông tay và hòn bi bắt đầu dao động x = A, Thay t = 0 và x = A vào pt x => => 
* GV Nhận xét: Như vậy ta đã xác định được: A, j, T, w. Trong đó: A, j là điều kiện ban đầu, phụ thuộc cách kích thích dao động, hệ trục tọa độ và gốc thời gian. Nhưng T, w lại không đổi (không phụ thuộc yếu tố bên ngoài) => dao động của con lắc lò xo là một dao động tự do
IV. Từ pt: x = A.sin(wt+j)
Học sinh xác định v = ?, a = ?
+ Từ các pt x, v, a => kết luận gì?
+ Học sinh xác định ở các thời điểm: t = 0, 
, t = T thì li độ x, vận tốc v, gia 
tốc a có những giá trị nào, biến thiên như thế nào?
III. Dao động tự do.
1. Định nghĩa: Dao động tự do là dao động mà chu kỳ chỉ phụ thuộc vào đặc tính của hệ (ở đây ta xét con lắc), không phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài thì gọi là dao động tự do.
Ví dụ: con lắc lò xo dao động theo chu kỳ riêng là: nghĩa là: T dao động chỉ phụ thuộc m, k của lò xo.
2. Điều kiện để hệ dao động tự do: là các lực ma sát phải rất nhỏ (có thể bỏ qua).
IV. Vận ... trình trên:
 E = N. DE = 3.1037 x 26,8 MeV = 128.1024 J
Vậy, phần trăm năng lượng này đóng góp vào công suất bức xạ của mặt trời:
 = = 30%
D. Dặn dò: 
Xem lại bài “Sự khúc xạ ánh sáng”, chuẩn bị lý thuyết mẫu báo cáo thí nghiệm bài thực hành “Xác định chiết suất của thủy tinh” .
Chuẩn bị tiết sau “Thực hành” 
Mỗi nhóm cần chuẩn bị thêm: 1 thước đo mm, compa, viết chì.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 92 - 93: Thực hành
Bài 4: XÁC ĐỊNH CHIẾT SUẤT CỦA THỦY TINH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Xác định chiết suất của thủy tinh.
* Trọng tâm: 	Tòan bài
* Phương pháp: 	Pháp vấn, diễn giảng, thực nghiệm
II. CHUẨN BỊ: 
HS:	Xem lại bài “Sự khúc xạ ánh sáng” –Chuẩn bị lý thuyết và mỗi nhóm một mẫu báo cáo thí nghiệm theo Sgk trang 253.
GV: Khối lăng trụ đứng bằng thủy tinh có tiết diện hình chữ nhật (hình thang, hình tam giác hay hình bán nguyệt); 3 chiếc đinh ghim; (thước chia đến mm, bút chì và compa)
III. TIẾN HÀNH LÊN LỚP:
A. Ổn định:
B. Kiểm tra: 
1. Phát biểu định luật khúc xạ và viết công thức xác định chiết suất của một chất (đối với không khí)
2. Cho 3 chiếc kim và một khối thủy tinh, làm thế nào để xác định được tia khúc xạ trong thủy tinh của một tia tới đã chọn ở trong không khí?
C. Tiến hành thí nghiệm:
S’
S
N
H
Q
A
I
B
C
I’
M
H’
D
(n)
(3)
(1)
(2)
a
g
TIẾT 1: GV HƯỚNG DẪN HỌC SINH TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM: 
Lần 1: Vẽ đường tròn tâm I, đường kính MN vuông góc PQ tại I, PQ = 120mm. Ghim tờ giấy này lên quyển vở (hay sách đặt trên bàn)
Đặt khối thủy tinh lên giấy như hình vẽ. Dùng bút chì vẽ đường viền khối thủy tinh lên giấy ABCD.
- Cắm đinh ghim số (1) tại I, cắm đinh ghim số (2) tại S trên đường tròn, sao cho SINH HOẠT = 40cm và SH vuông góc MN.
- Đặt mắt ngắm qua khối thủy tinh từ phía mặt CD. Sao cho vị trí cắm ghim số 3, sát mặt CD sẽ không nhìn thấy ghim (1) và (2) sau khối thủy tinh. Nghĩa là ảnh của ghim số (3) che khuất ghim (1) và (2)
- Bỏ khối thuỷ tinh, nối các vị trí đinh ghim. Xác định: SI là tia tới; II” là tia khúc xạ. Kéo dài II” cắt đường tròn tại S’, hạ S’ xuống MN tại H'. Đo S’H' = ?
Tính n = ?
Lần 2: Tương tự lần (1), nhưng thay đổi vị trí S là một vị trí điểm khác trên đường tròn => n2 = ?
Lần 3: Tương tự lần (2) => n3 = ?
* Tính trung bình cộng 
và sai số tuyệt đối trung bình 
=> ghi kết quả thí nghiệm: n = ?
Lần 1:
PQ = 120mm; MNPQ
SH = 40mm
S’H'= ?
=> n1 = 
Lần 2: n2 = ?
Lần 3: n3 = ?
=> 
=> Ghi kết quả: n =  + 
* GV rút ra kết luận chung về thí nghiệm: 
+ Phép đo thường phạm sai số lớn, vì lý do sai số của thước đo, sai số do việc ngắm thẳng hàng các đinh ghim.
+ Để hạn chế phép đo, nếu chọn SI 60cm và a > 300 thì SH > 60sin300 > 30cm.
Nếu sai số thước đo là 0,5mm 
=> 
=> Sai số tương đối 
=> Vậy, phép đo chính xác => Để hạn chế phép đo, nên chọn SI 60cm.
TIẾT 2: HỌC SINH TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM VÀ LẬP BẢNG BÁO CÁO THÍ NGHIỆM
TRƯỜNG THPT
BÁO CÁO THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM VẬT LÝ
Nhóm: Lớp
Mã
Tên
Tiết: 
 Thứ: Ngày:
Nội dung chấm
Nội quy
DCNT
Nguyên tắc
Thao tác
Kết quả
Tổng cộng
Điểm tối đa
1
1
2
2
4
10
Điểm cho
1. Mục đích:
2. Kết quả đo:
a) Xác định chiết suất của thủy tinh
Lần thí nghiệm
SH (mm)
S’H’ (mm)
n = SH/S’H’
1
2
3
Giá trị trung bình
Tính: 	ntb = (n1 + n2 + n3)/3 = 
và Dn = (nmax – nmin)/2 = 
Vậy: n = . 6
b) Trả lời câu hỏi: 
- Em có còn biết có cách nào khác để xác định chiết suất của thủy tinh hay không?
- Theo em cách nào là tốt hơn cả?
D. Củng cố: 
Từ thí nghiệmtrên, ta có thể xác định chiết suất của các chất khác: của nước, nhựa trong, thạch anh
E. Dặn dò:	- Hs xem lại bài: “Dòng điên xoay chiều trong đoạn mạch chỉ có R, L hoặc C" và bài “Mạch điện xoay chiều R, L, C mắc nối tiếp”
	- Chuẩn bị mẫu báo cáo thí nghiệm theo Sgk (mỗi nhóm 1 mẫu)
	- Chuẩn bị phần lý thuyết Sgk trang 248.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 94 - 95: Thực hành
Bài 3: MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU CÓ R, L, C.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Khảo sát định tính các tác dụng của vật dẫn có điện trở thuần R, tụ điện có điện dung C, cuộn dây có độ tự cảm L khi mắc trong mạch điện xoay chiều.
- Quan sát hiện tượng cộng hưởng trong mạch điện xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp.
* Trọng tâm: 	Tòan bài
* Phương pháp: 	Pháp vấn, diễn giảng, thực nghiệm
II. CHUẨN BỊ: 
HS: 	- Xem lại bài “Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch chỉ có điện trở thuần, cuộn cảm hoặc tụ điện” và bài “Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch RLC”
	- Chuẩn bị lý thuyết cho bài thực hành. Mỗi nhóm 1 mẫu báo cáo thí nghiệm theo Sgk.
GV:	- Nguồn điện 6(V) DC và 6(V) AC; điện trở R 15; ¸ 20; cuộn dây có lõi sắt (750 vòng ¸ 1000 vòng); tụ điện C = 20mF; C' = 50mF; bóng đèn pin (6V – 0,1A); khóa điện; bộ dây dẫn (6 sợi)
III. TIẾN HÀNH LÊN LỚP:
A. Ổn định:
B. Kiểm tra lý thuyết:
1. Viết biểu thức tính trở kháng, dung kháng, cảm kháng trong đoạn mạch xoay chiều chỉ có R, L, C?
2. Viết biểu thức tính tổng trở trong đoạn mạch RLC . Hãy chứng minh rằng L = (4p2f2C)-1 hoặc C = (4p2f2L)-1 thì I trong mạch là lớn nhất và I = ?
C. Tiến hành thí nghiệm:
TIẾT 1: GV HƯỚNG DẪN HỌC SINH TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM:
K
U
K
Đ
R
1. Xét thí nghiệm khi mạch chỉ có R: mắc mạch như hình vẽ; mắc lần lượt vào các mạng điện và đóng K.
Lần a: UDC = 6V à quan sát độ sáng của đèn.
Lần b: UAC = 6V à quan sát độ sáng của đèn.
=> Nhận xét về độ sáng của đèn và tác dụng của R trong mạch điện?
I. ĐOẠN MẠCH CHỈ CÓ R, L HOẶC C.
1. Đoạn mạch chỉ có R:
Lần a: UDC = 6V
Lần b: UAC = 6V
Nhận xét gì về độ sáng của đèn?
Nhận xét gì về tác dụng của R trong mạch điện?
Lần 1: 	
a. UDC = 6V
b. Rút từ từ lõi sắt 
(vẫn giữ nguyên mạch ở lần a.)
2. Xét thí nghiệm khi mạch chỉ có L: mắc mạch như hình vẽ, mắc lần lượt vào các mạng điện và đóng K.
Lần 1: 	a. UDC = 6V à quan sát độ sáng của đèn.
	b. Vẫn UDC = 6V, nhưng rút từ từ lõi sắt ra, quan sát độ sáng của đèn?
=> Nhận xét gì độ sáng của đèn và tác dụng của lõi sắt trong 2 lần thí nghiệm a và b?
Lần 2: Tương tự lần 1a, b nhưng mắc mạch vào mạng điện UAC = 6V.
2. Đoạn mạch chỉ có L: 
Nhận xét gì về độ sáng của đèn? Và tác dụng của lõi sắt?
Lần 2: 	a. UAC = 6V
	b. UAC = 6V, nhưng rút ra từ từ lõi sắt ra 
=> Nhận xét về độ sáng của đèn và tác dụng của lõi sắt trong mạch điện xoay chiều?
3. Xét thí nghiệm khi mạch chỉ có C:
Mắc mạch như hình vẽ, mắc mạch lần lượt vào các mạng điện và đóng K.
Lần a: UDC = 6V à quan sát độ sáng của đèn?
Lần b: 	* UAC = 6V à quan sát độ sáng của đèn?
	* Sau đó, mắc song song với C một tụ C' à quan sát độ sáng của đèn?
=> Nhận xét gì về độ sáng của đèn khi mắc vào mạng DC và khi mắc vào mạng AC?
=> Nhận xét gì về độ sáng của đèn khi mạch được madức chỉ vào mạng DC, nhưng khi chưa mắc thêm C' và khi mắc song song thêm C'?
* Lưu ý: Khi mắc C // C' thì Cb = ? 
(Cb = C + C') => Điện dung của mạch thay đổi thì độ sáng đèn thay đổi như thế nào?
3. Đoạn mạch chỉ có C:
Lần a: UDC = 6V
Lần b:
-Vẫn ở mạch lần a, nhưng UAC = 6V
- Mắc thêm C'//C như mạch ở hình bên : 
 UAC = 6V
=> Nhận xét độ sáng của đèn và tác dụng của C trong mạch? 
C
R
4. Đoạn mạch gồm R, L, C mắc nối tiếp: mắc mạch như hình vẽ, đặt mạch vào mạng UAC = 6V, f = 50Hz, C = 20mF.
Lần a: Đóng khóa K, di chuyển từ từ lõi sắt, quan sát độ sáng của đèn cho đến khi đèn sáng nhất. Giải thích hiện tượng xảy ra? Tính L của cuộn dây lúc này?
Lần b: Thay C bằng tụ C' = 50 mF. Dịch chuyển lõi sắt để có hiện tượng cộng hưởng trong mạch. Tính L’ của cuộn dây với lõi sắt lúc này?
II. ĐOẠN MẠCH GỒM R, L, C MẮC NỐI TIẾP:
Lần a: 	UAC = 6V
f = 50 Hz, C = 20 mF 
- Dịch chuyển lõi sắt để đèn là sáng nhất.
=> Hãy giải thích hiện tượng? Tính giá trị L lúc này.
Lần b: Tương tự lần a, nhưng thay C' = 50mF cho tụ C.
TIẾT 2: HỌC SINH TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM VÀ LẬP BẢNG BÁO CÁO THÍ NGHIỆM
TRƯỜNG THPT
BÁO CÁO THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM VẬT LÝ
Nhóm: Lớp
Mã
Tên
Tiết: 
 Thứ: Ngày:
Nội dung chấm
Nội quy
DCNT
Nguyên tắc
Thao tác
Kết quả
Tổng cộng
Điểm tối đa
1
1
2
2
4
10
Điểm cho
1. Mục đích:
2. Kết quả đo:
a) Đèn trong thí nghiệm 1a sáng (hơn), (kém), (bằng) đèn trong thí nghiệm 1b. Điều này chứng tỏ rằng ..
b) Khi di chuyển lõi sắt của cuộn dây trong thí nghiệm 2a thì độ sáng của đèn (tăng) (giảm) (không đổi). Điều này chứng tỏ rằng ..
c) Khi di chuyển lõi sắt của cuộn dây trong thí nghiệm 2c thì độ sáng của đèn (tăng) (giảm) (không đổi). Điều này chứng tỏ rằng ..
d) Đèn trong thí nghiệm 3a (sáng) (không sáng) . Điều này chứng tỏ rằng ..
 Đèn trong thí nghiệm 3b (sáng) (không sáng) . Điều này chứng tỏ rằng ..
 Đèn trong thí nghiệm 3c sáng (hơn), (kém), (bằng) đèn trong thí nghiệm 1b. Điều này chứng tỏ rằng ..
e) Khi di chuyển lõi sắt của cuộn dây thì độ sáng của đèn (tăng) (giảm) (không đổi). Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng thì đèn .
Lúc này độ tự cảm Lo của cuộn dây được tính bằng công thức: Lo = .
	Với: f = 50Hz và C = .. mF thì Lo = 
	 f = 50Hz và C’ = .. mF thì L’o = 	
* GV kết luận thí nghiệm (sau khi thu bài báo cáo thí nghiệm) 
Ở các thí nghiệm:
1. R có tác dụng cản trở dòng điện trong mạch xoay chiều cũng như trong mạch một chiều.
2. Trong mạch một chiều, lõi sắt không có tác dụng cản trở dòng điện. Trong mạch xoay chiều, khi không có lõi sắt đèn sáng hơn rất nhiều, chứng tỏ cuộn cảm có lõi sắt có tổng trở lớn hơn nhiều so với điện trở thuần của nó (khi không có lõi sắt).
3. Trong mạch một chiều, C có điện trở vô cùng lớn (mạch hở). Trong mạch xoay chiều, C càng lớn thì dung kháng càng nhỏ (đèn sáng hơn khi mắc song song thêm C' với C)
4. Trong mạch xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp thì khi di chuyển lõi sắt à cảm kháng thay đổi. Đèn sáng nhất khi Imax => Imin => ZL = ZC : có hiện tượng cộng hưởng.
D. Dặn dò:
Oân tập lý thuyết và bài tập Chương 7, 8, 9
Chuẩn bị tiết sau: Oân tập

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 12 CB.doc