Giáo án Địa lí 11 - Tiết 1 đến tiết 35

Giáo án Địa lí 11 - Tiết 1 đến tiết 35

Tiết 1 - Bài 1: SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN

 KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC.

 CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI

I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần

1. Kiến thức:

- Biết sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước: phát triển, đang phát triển, nước công nghiệp mới.

- Trình bày được đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.

- Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh tế: xuất hiện các ngành kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thức.

2. Kĩ năng :

- Phân tích các bảng thống kê để rút ra những kiến thức cần thiết.

- Nhận xét sự phân bố các nhóm nước trên thế giới.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc trong quá trình học tập

4. Năng lực cần hướng tới

- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng CNTT & TT

- Năng lực riêng: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng biểu đồ

II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học

1. Phương pháp: Đàm thoại , giải quyết vấn đề, nhóm.

2 .Kỹ thuật dạy học: Kĩ thuật chia nhóm, kt đặt câu hỏi ,sử dụng biểu đồ

III. Chuẩn bị:

1. Phương tiện:

- GV: Giáo án, TLTK

- HS: Đọc trước bài, xem thêm bản đồ các nước trên thế giới ở Sgk.

 

doc 116 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 841Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí 11 - Tiết 1 đến tiết 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/8/2017
 A. KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI
Tiết 1 - Bài 1: SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN
 KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC.
 CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần 
1. Kiến thức: 
- Biết sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước: phát triển, đang phát triển, nước công nghiệp mới.
- Trình bày được đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
- Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh tế: xuất hiện các ngành kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thức.
2. Kĩ năng : 
- Phân tích các bảng thống kê để rút ra những kiến thức cần thiết.
- Nhận xét sự phân bố các nhóm nước trên thế giới. 
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong quá trình học tập
4. Năng lực cần hướng tới 
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng CNTT & TT
- Năng lực riêng: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng biểu đồ
II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học 	
1. Phương pháp: Đàm thoại , giải quyết vấn đề, nhóm.	
2 .Kỹ thuật dạy học: Kĩ thuật chia nhóm, kt đặt câu hỏi ,sử dụng biểu đồ
III. Chuẩn bị:
1. Phương tiện:
- GV: Giáo án, TLTK
- HS: Đọc trước bài, xem thêm bản đồ các nước trên thế giới ở Sgk.
2. Thiết bi
Bản đồ các nước trên thế giới
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :	
1. Tổ chức
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
Tên HS vắng 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1: Sự phân chia thành các nhóm nước( cả lớp)
- GV yêu cầu HS dựa vào Sgk và hiểu biết của bản thân để trả lời các câu hỏi:
 + Hiện nay trên thế giới được phân thành những nhóm nước nào?
 + Các nhóm nước đó có những đặc trưng gì về GDP bình quân đầu người, đầu tư nước ngoài, nợ nước ngoài, chỉ số HDI?
- Một HS trình bày, các HS khác bổ sung.
- GV yêu cầu HS dựa vào hình 1 SGK để xác định các nước có GDP/người cao và thấp? Các nước đố được xếp vào nhóm nước nào?
- GV nhận xét và kết luận: *
* Hoạt động 2: Sự tương phản về trình độ phát triển KT-XH giữa các nhóm nước( Nhóm):
- GV Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ. GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm cụ thể như sau, thời gian 5-7 phút.
+Nhóm 1,2: Quan sát bảng 1.1 trả lời câu hỏi và nhận xét tỉ trọng GDP/người của hai nhóm nước: Phát triển và đang phát triển
+Nhóm 3,4: Quan sát bảng 1.2, hãy nhận xét cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước.
+Nhóm 5, 6: Làm việc với bảng 1.3 và các kênh chữ trong SGK, nhận xét sự khác biệt về chỉ số HDI và tuổi thọ trung bình giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển.
- GV phát phiếu học tập.
- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV kết luận các ý đúng của mỗi nhóm đồng thời bổ sung những phần còn thiếu hoặc sửa chữa các phần chưa chính xác.
* Hoạt động 3: cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
(Cá nhân/cả lớp)
- GV giới thiệu khái quát các cuộc cách mạng khoa học và kĩ thuật trong lịch sử nhân loại.
- GV yêu cầu HS dựa vào SGK và hiểu biết để tìm hiểu cuộc cách mạng KH&CN hiện đại theo nội dung bảng sau:
+ Thời gian
+ Đặc trưng
+Tác động
- Đại diện HS trình bày, các HS khác bổ sung và lấy ví dụ
- GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức:
I. SỰ PHÂN CHIA THÀNH CÁC NHÓM NƯỚC:
- Hiện nay trên thế giới phân thành hai nhóm nước:
+ Nhóm nước phát triển có GDP/người cao, đầu tư nước ngoài nhiều, chỉ số HDI ở mức cao.
+ Nhóm nước đang phát triển có GDP/người thấp, nợ nước ngoài nhiều, chỉ số HDI ở mức thấp.
- Các nước có GDP/người khác nhau:
+ Các nước có GDP/người cao: Bắc Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản, Ôxtrâylia.
+ Các nước có GDP/người thấp: Các nước châu Phi, châu Á, Mĩ Latinh. 
II. SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KT-XH GIỮA CÁC NHÓM NƯỚC:
Giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển có sự chênh lệch lớn về các chỉ số kt-xh:
Tiêu chí
Nhóm nước PT
Nhóm nước đang PT
GDP/ người
Cao và rất cao
aoThaps hơn mức TB của thế giới và thấp hơn nhiều ở các nước PT
Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế
Tỉ trọng khu vực III >70%, khu vực I rất nhỏ.
Tỉ trọng khu vực I còn cao, khu vực III
còn thấp <50%.
Tuổi thọ
Cao >75 tuổi
Thấp, nhất là các nước châu Phi
HDI
Cao
Thấp
III. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI
- Cuối thế kỷ XX, đầu TK XXI, CM KH và CN hiện đại xuất hiện
- Đặc trưng: bùng nổ công nghệ cao
+ Dựa vào thành tựu KH mới với hàm lượng tri thức cao
+ Bốn trụ cột:
* Công nghệ sinh học
* Công nghệ vật liệu
* Công nghệ năng lượng
* Công nghệ thông tin
=> nền KT tri thức
4. Củng cố .
a. Trình bày những điểm tương phản về trình độ phát triển kinh tế xã hội của nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển.
b. Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế xã hội thế giới.
5. Dặn dò 
- Làm bài tập số 3 SGK trang 9.
- Đọc bài 2- Xu hường toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế và trả lời các câu hỏi sau:
.
 Lâm Thao Ngàytháng.....năm 2017
 Duyệt của tổ trưởng
	Bùi Thị Mây Sen 
Ngày soạn: 28/7/2017
Tiết 2 - Bài 2: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HOÁ, KHU VỰC HOÁ KINH TẾ
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần 	
1. Kiến thức: 
- Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hoá khu vực hoá và hệ quả của toàn cầu hoá.
- Biết lí do hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và đặc điểm một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
2. Kĩ năng : 
- Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của một số liên kết kinh tế khu vực.
- Phân tích bảng 2 để nhận biết các nước thành viên, quy mô về dân số, GDP của một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực
3. Thái độ: Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hoá. Từ đó xác định trách nhiệm của bản thân trong sự đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội tại địa phương.
4. Năng lực cần hướng tới 
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng CNTT & TT
- Năng lực riêng: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng biểu đồ
II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học 	
1. Phương pháp: Đàm thoại , giải quyết vấn đề, nhóm.	
2 .Kỹ thuật dạy học: Kĩ thuật chia nhóm, kt đặt câu hỏi ,sử dụng biểu đồ
 II. Chuẩn bị:
1. Phương tiện:
- GV: Giáo án, TLTK
- HS: Đọc trước bài, xem thêm bản đồ các nước trên thế giới ở Sgk.
2. Thiết bi
Bản đồ các nước trên thế giới
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :	
1. Tổ chức
Lớp giảng
Ngày giảng
Sĩ số
Hs vắng
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Hãy nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế xã hội thế giới?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính 
* Hoạt động 1: Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế( cá nhân/nhóm)
- GV yêu cầu Hs dựa vào Sgk và kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi: Toàn cầu hoá nền kinh tế là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến xu hướng toàn cầu hóa?
- GV nhận xét và đi đến kết luận.
- GV chia lớp thành 2 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu các biểu hiện của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, liên hệ ở Việt Nam.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu các hệ quả của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế.
- Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- GV bổ sung và chuẩn kiến thức.
* Hoạt động 2: Xu hướng khu vực hóa kinh tế( cá nhân/ cả nhóm)
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
+ Nguyên nhân hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực?
+ Hãy kể tên và xác định trên bản đồ các tổ chức kinh tế lớn và một số tổ chức liên kết tiểu vùng? 
- HS trả lời
- GV yêu cầu HS dựa vào bảng 2 ở SGK để tìm hiểu về một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực, sau đó cho HS trả lời tiếp các câu hỏi:
+ Khu vực hoá có những mặt tích cực nào? Đặt ra những thách thức gì cho mỗi quốc gia?
+ Liên hệ Việt Nam trong mối quan hệ kinh tế với các nước ASEAN hiện nay?
- HS trình bày
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức và lấy ví dụ liên hệ ở nước ta.
I. XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ
1. Khái niệm: (Sgk)
2. Nguyên nhân: Tác động của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ, nhu cầu phát triển của từng nước, xuất hiện các vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi hợp tác quốc tế giải quyết.
3. Biểu hiện:
- Thương mại thế giới phát triển mạnh:
 + Tốc độ tăng trưởng thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế.
 + Tổ chức WTO có vai trò lớn.
- Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh: Từ 1990 đến 2004 tăng hơn 5 lần.
- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng: Mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu, các tổ chức tài chính quốc tế có vai trò lớn.
- Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn: Các công ty có tiềm lực lớn chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.
4. Hệ quả của toàn cầu hoá
a. Tích cực: 
- Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
- Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ.
- Tăng cường sự hợp tác giữa các nước.
b. Tiêu cực: Làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo trong từng quốc gia và giữa các nước.
II. XU HƯỚNG KHU VỰC HÓA KINH TẾ
1.Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực:
a. Nguyên nhân hình thành: 
 Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới nên các quốc gia có những nét tương đồng về địa lí, văn hóa hoặc có chung mục tiêu, lợi ích đã liên kết lại với nhau.
b. Một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực: 
- Các tổ chức lớn: NAFTA, EU, ASEAN, APEC, MERCOSUR.
- Các tổ chức liên kết tiểu vùng: Tiểu vùng sông Mê Kông, liên kết vùng Maxơ-Rainơ.
2.Hệ quả của khu vực hoá kinh tế:
- Tích cực:
+ Tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, hiện đại hoá nền kinh tế.
+ Tăng cường tự do hoá thương mại, dịch vụ.
+ Mở rộng thị trường từng nước -> thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá.
- Tiêu cực:
 Ảnh hưởng đến sự tự chủ kinh tế, suy giảm quyền lực quốc gia.
4. Củng cố .
TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ
Hoàn thành sơ đồ sau:
Hệ quả
Biểu hiện
Khái niệm
5. Dặn dò 
- Làm bài tập số 3 SGK trang 12.
- Đọc bài 3- Một số vấn đề mang tính toàn cầu và tìm hiểu trước các vấn đề:
 Lâm Thao_ ngày....tháng .....năm 2017 
 Duyệt của tổ trưởng 
 	Bùi Thị Mây Sen
Ngày soạn: 28/7/2017
Tiết 3 - Bài 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần 	
1. Kiến thức: 
- Giải thích được tình trạng bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và già hoá dân số ở các nước phát triển.
- Biết giải thích được đặc điểm dân số của thế giới, của nhóm nước phát triển, nhóm nước đang phát triển và hệ quả của nó.
- Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân cuả ô nhiễm môi trường; phân tích được hậu quả của ô nhiễm môi trường; nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường.
- Hiểu được nguy cơ chiến tranh và sự cần thiết phải boả vệ hoà bình.
2. Kĩ năng : 
- Phân tích được các bảng số liệu, biểu đồ, liên hệ thực tế.
3. Thái độ:
- Nhận thức được để giải quyết các vấn đề toàn cầu cần phải có sự đoàn kết và hợp tác của toàn nhân loại. Có ý thức tuyên truyền bảo vệ môi trường đến mọi người xung quanh. 
4. Năng lực cần hướng tới 
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng CNTT & TT
- Năng lực riêng: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng biểu đồ
II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học 	
1. Phương pháp: Đàm thoại , giải quyết vấn đề, nhóm.	
2 .Kỹ thuật dạy học: Kĩ thuật c ... hiểu sâu hơn về dân cư của Ô-xtrây-li-a qua bài thực hành “Viết báo cáo và trình bày về vấn đề dân cư Ô-xtrây-li-a”. Mục tiêu của bài học và sản phẩm của bài thực hành: 
 + Lập đề cương chi tiết cho báo cáo về vấn đề dân cư ở Ô-xtrây-li-a. 
 + Viết báo cáo ngắn về vấn đề dân cư ở Ô-xtrây-li-a.
 + Trình bày tóm tắt báo cáo trong thời gian ngắn (5 - 7phút).
Hoạt động 1: Cặp/nhóm
- Bước 1: GV tổ chức cho HS viết báo cáo và trình bày báo cáo:
 + HS thu thập các nguồn thông tin.
 + HS đề xuất tên báo cáo. ví dụ : “Những đặc điểm cơ bản của dân cư Ô-xtrây-li-a” hoặc “Dân cư - một nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội ở Ô-xtrây-li-a”...
 + HS viết dàn ý đại cương cho một báo cáo (theo dàn ý trong SGK). Sau đó chi tiết hoá nội dung.
- Bước 2: Các cặp/nhóm phân tích tài liệu, viết báo cáo .
GV lưu ý HS: Chỗ cần gạch đầu dòng các ý, không cần viết thành câu văn hoàn chỉnh.
Hoạt động 2: Cả lớp
 Mỗi nhóm trình bày một vấn đề, các nhóm khác bổ sung, hoàn chỉnh một báo cáo.
* Nội dung báo cáo cần đạt được:
1. Dân số và quá trình phát triển dân số:
a. Dân số ít: 20,4 triệu người (2005) trên diện tích 7,7 triệu km2.
b. Quá trình phát triển dân số:
 - Dân số tăng chậm và không đều giữa các thời kì. Năm 1850 là 1,2 triệu người, đến 2005 số dân tăng lên 17 lần. Giai đoạn có tốc độ tăng nhanh nhất là 1939 - 1985 (trong 46 năm dân số tăng thêm 8,7 triệu người, trung bình 0,2 triệu người/năm).
 - Tỉ suất gia tăng dân số thấp: 1,3%/năm (1975 - 2000); 0,6% (2005).
 - Dân số tăng chủ yếu do nhập cư.
 - Thành phần dân nhập cư:
 + Trước 1973: Người da trắng là chủ yếu.
 + Sau năm 1973 có thêm người châu á. Gần đây tới 40% dân nhập cư là người châu Á.
2. Sự phân bố dân cư:
 - Ô-xtrây-li-a là lục địa có mật độ dân cư thưa thớt nhất: 3 người/km2.
 - Dân cư phân bố không đều:
 + 90% dân cư sống tập trung trên khoảng 3% diện tích đất liền ở ven biển phía Đông, Đông Nam và Tây Nam.
 + 97% diện tích còn lại hầu như không có dân. Mật độ dân cư trung bình vùng Nội địa là 0,3 người/km2.
 + 85% dân số sống ở thành phố và thị trấn.
 - Có sự khác nhau về địa bàn cư trú của người bản địa và dân nhập cư.
 + Người bản địa sống ở hoang mạc, phía Tây, Tây Bắc của đất nước.
 + Dân nhập cư sống ở phía Đông, Đông Nam và Tây Nam.
 - Cơ cấu chủng tộc và tôn giáo:
 + Chủng tộc chủ yếu là người da trắng gốc Âu (95%), người bản địa chỉ chiếm 1%.
 + Tôn giáo đa dạng, song chủ yếu là Thiên chúa (26%), giáo phái Anh (26%), Cơ đốc giáo (24%)...
 - Phân bố lao động theo các khu vực kinh tế (2004):
 + Khu vực I: 3%
 + Khu vực II: 26%
 + Khu vực III: 71%.
 - Và có xu hướng giảm tỉ trọng khu vực I và II, tăng khu vực III.
3. Chất lượng dân cư:
 - Học vấn cao, tỉ lệ phổ cập giáo dục và tốt nghiệp THPT đứng hàng đầu thế giới.
 - Chỉ số phát triển con người ở thứ hạng cao trên thế giới và nâng cao không ngừng.
 - Một trong 10 nước hàng đầu thế giới về lao động kĩ thuật cao. Các chuyên gia tin học và tài chính có chất lượng cao. Nhiều nhà khoa học có trình độ cao. 
 - Đó là những điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội.
4. củng cố
- Học sinh đánh giá, cho điểm đối với từng nhóm.
5. Dặn dò
- Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục hoàn chỉnh bài báo cáo.
Ngày soạn 
 Tiết 34: ÔN TẬP HỌC KỲ II
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần 
1. Kiến thức: 
- Những kiến thức cơ bản nhất về vấn đề phát triển KT-XH của thế giới, khu vực. 
- Đặc điểm về vị trí, tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế của một số quốc gia.
2. Kĩ năng : 
- Kĩ năng hệ thống hoá kiến thức đã học, xây dựng đề cương ôn tập.
- Kĩ năng học tập dựa trên cơ sở bản đồ và các kênh hình, bảng số liệu đã có.
3. Thái độ: 
- HS có thái độ đúng đắn trong học tập bộ môn.
4.Năng lực cần hướng tới
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng CNTT & TT
- Năng lực riêng: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng biểu đồ.
II.Phương pháp và kỹ thuật dạy học 
1. Phương pháp: Đàm thoại , giải quyết vấn đề.Thảo luận 
2. Kỹ thuật dạy học : Kĩ thuật chia nhóm, kt đặt câu hỏi .
III. CHUẨN BỊ CỦA GV, HS
1. Chuẩn bị của GV: GV chuẩn bị nội dung ôn tập, các phương tiện trực quan có liên quan đến nội dung bài học
2. Chuẩn bị của HS: HS tự hệ thống hóa và ôn tập những phần kiến thức đã học
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 	
Ổn định: Kiểm tra sỉ số và nề nếp lớp học
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
2. Tiến hành ôn tập:
GV nêu mục đích và yêu cầu của tiết ôn tập. Sau đó yêu cầu HS hệ thống lại những nội dung kiến thức đã được học từ bài 8 đến bài 12.
 HS hệ thống hóa lại nội dung các bài học. GV cần hướng dẫn cho HS những nội dung trọng tâm của từng bài, từng phần.
* Nội dung ôn tập:
I. LÝ THUYẾT:
Bài 8: Liên Bang Nga
- Tiết 2: Kinh tế
Bài 9: Nhật Bản
- Tự nhiên, dân cư và các ngành kinh tế
Bài 10: Cộng hoà nhân dân Trung Hoa
- Tiết 2:+ Đặc điểm các ngành kinh tế Trung Quốc
	+ Giải thích sự khác biệt trong phân bố nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây?
Bài 11: Khu vực Đông Nam Á
- Tiết 1: 	+ Trình bày vị trí địa lí và ý nghĩa của vị trí địa lí đối với phát triển kinh tế xã hội của Đông Nam Á?
	+ Trình bày đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á? Đánh giá?
	+ Trình bày đặc điểm dân cư và xã hội Đông Nam Á? Ảnh hưởng của dân cư và xã hội đối với phát triển kinh tế của khu vực?
- Tiết 2:	+ Trình bày đặc điểm phát triển ngành nông nghiệp ở Đông Nam Á?
	+ Phân tích những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên trong phát triển nông nghiệp của khu vực Đông Nam Á?
- Tiết 3:	+ Trong quá trình hoạt động, ASEAN đã đạt được những thành tựu và gặp những khó khăn gì?
	+ Việt Nam đã đạt được những thành tựu và gặp những khó khăn gì trong quá trình hội nhập ASEAN?
Bài 12: Ô-xtrây-li-a
- Tiết 2:	+ Đặc điểm dân cư Ô-xtrây-li-a
II. THỰC HÀNH:
- Vẽ biểu đồ: miền, cột ghép
- Khả năng nhận xét biểu đồ
4.Củng cố 
5 Dặn dò 
-Ôn tập tiết sau kiểm tra học kì 
Ngày soạn 
 Tiết 35: KIỂM TRA HỌC KỲ II
I.Mục tiêu 
1. Kiến thức
- Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của HS sau khi học xong các chủ đề: Liên bang Nga(LBNga), Nhật Bản, Trung Quốc, khu vực Đông Nam Á, Ôxtrâylia. 
2. Kĩ năng:
- Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của HS vào các tình huống cụ thể.
3.Thái độ: 
- Thu thập thụng tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học và quản lí giáo dục
4.Năng lực cần hướng tới
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng CNTT & TT
- Năng lực riêng: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng biểu đồ.
II.Phương pháp và kỹ thuật dạy học 
1. Phương pháp: Đàm thoại , giải quyết vấn đề.Thảo luận 
2. Kỹ thuật dạy học : Kĩ thuật chia nhóm, kt đặt câu hỏi .
III. CHUẨN BỊ CỦA GV, HS
1. Chuẩn bị của GV: Đề kiểm tra
2. Chuẩn bị của HS: Bút viết , đồ dùng học tập 
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 	
1.Ổn định: Kiểm tra sỉ số và nề nếp lớp học
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
2.Phát đề kiểm tra 
 a.Xây dựng ma trận đề kiểm tra:
Chủ đề (nội dung)/mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận Dụng
LBNga
Trình bày được đặc điểm các vùng kinh tế của LBNga
Số câu : 1 câu
20% TSĐ= 2,0 Đ
100% TSĐ =2,0 Đ
Nhật Bản
Trình bày được sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản.
Số câu: 1 câu
25% TSĐ = 2,5 Đ
100% TSĐ =2,5 Đ
Trung Quốc
Giải thích được sự phân bố một số ngành kinh tế của Trung Quốc
Số câu: 1 câu
25% TSĐ = 2,5 Đ
100% TSĐ =2,5 Đ
Khu vực Đông Nam Á
Vẽ được biểu đồ và nhận xét 
Số câu: 1 câu
30% TSĐ = 3,0 Đ
100% TSĐ =3,0 Đ
Năng lực 
Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
- Xử lí số liệu thống kê
-Giải quyết vấn đề
Tổng số điểm 10
Tổng số câu 04
= 100 %
2 câu 
4,5 điểm
45 % TSĐ
1 câu 
2,5 điểm
25 %TSĐ
1 câu
3,0 điểm 
30% TSĐ
 b.Viết đề kiểm tra từ ma trận:
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II( Thời gian 45 phút)
Câu I: (2,5 điểm)
Cho bản đồ sau: 
Bản đồ các trung tâm công nghiệp chính của Trung Quốc
Hãy nhận xét và giải thích nguyên nhân về sự phân bố của công nghiệp Trung Quốc ?
Câu II:(2,0 điểm)
 Trình bày đặc điểm nổi bật hai vùng kinh tế Trung ương và vùng Viễn Đông của Liên bang Nga. 
Câu III: (2,5 điểm)
Hãy trình bày tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1950 – 2005 và nguyên nhân của sự phát triển đó ?
Câu IV: (3,0 điểm)Cho bảng số liệu sau: 
DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA KHU VỰC ĐÔNG NAM Á, NĂM 2007 
 (Đơn vị: Triệu người)
Quốc gia
Ma-lai-xi-a
Mi-an-ma
Phi-lip-pin
Thái Lan
Việt Nam
Dân số
27,7
49,2
90,5
66,1
86,2
a.Hãy vẽ biểu đồ hình cột thể hiện dân số của một số quốc gia khu vực Đông Nam Á – Năm 2007
b.Nhận xét. 
 . Hết 
c. Hướng dẫn chấm và thang điểm
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
- Sự phân bố các trung tâm công nghiệp:
- Các trung tâm công nghiệp của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông, đặc biệt là vùng duyên hải và đang có xu hướng mở rộng sang phía Tây
- Nguyên nhân:
+ Địa hình khu vực miền Đông bằng phẳng hơn, khí hậu, nguồn nước thuận lợi hơn miền Tây
+ Miền Đông giàu tài nguyên thiên nhiên, giàu nguồn nguyên nhiên liệu.. hơn miền Tây
+ Nguồn lao động dồi dào, cơ sở hạ tầng phát triển hơn miền Tây
+ Công nghiệp nông thôn được quan tâm đầu tư.
1.0
0.5
0.5
0.25
0.25
2
Đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Liên Bang Nga
- Vùng Trung ương: Là vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất. Tập trung nhiều ngành công nghiệp. Sản lượng lương thực, thực phẩm lớn. Mát-xco-va là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học, du lịch của vùng và cả nước.
- Vùng Viễn Đông: Giàu tài nguyên. Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản, khai thác gỗ, đóng tàu, cơ khí, đánh bắt và chế biến hải sản. Ddaaya là vùng kinh tế sẽ phát triển để hội nhập vào khu vực Châu Á Thái Bình Dương
1.0
1.0
3
Quá trình phát triển kinh tế của Nhật Bản và nguyên nhân 
a. Tình hình:
- Kinh tế của Nhật Bản đã trải qua các giai đoạn phát triển thăng trầm khác nhau:
+Giai đoạn 1945 – 1950: Giai đoạn này, nền kinh tế của Nhật Bản bị suy sụp nghiêm trọng sau chiến tranh
+Giai đoạn 1950 – 1973: 
- Nhanh chóng khôi phục nền kinh tế suy sụp nghiêm trọng sau chiến tranh và phát triển kinh tế cao độ
 - Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
b. Nguyên nhân:
 - Chú trọng hiện đại hóa công nghệ, tăng vốn
 - Tập trung phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn
 - Duy trì cơ cấu nền kinh tế 2 tầng
+ Giai đoạn 1973 – 2005:
 - Năm 1973 -1974 và 1979 – 1980, tốc độ tăng trưởng chậm lại do khủng hoảng năng lượng
 - Từ 1980 đến 1990: Tốc độ tăng khá do điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế
 - Từ 1990 đến 2005: Tốc độ chậm lại
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
4
 a. Vẽ biểu đồ:Vẽ biểu đồ hình cột với trục tung thể hiện dân số, trục hoành thể quốc gia; Lưu ý khoảng cách giữa các cột phải bằng nhau; Phải ghi đầy đủ số liệu trên đỉnh cột, có tên biểu đồ; Đảm bảo tính thẩm mĩ và khoa học; Thiếu hoặc sai mỗi ý trừ 0,25 điểm
b. Nhận xét:
Nhìn chung dân số của các quốc gia Đông Nam Á không đồng đều
+ Quốc gia có số dân đông nhất là Phi-líp-pin (90,5 Triệu người)
+ Quốc gia có số dân ít nhất là Ma-lai-xi-a (27,7 Triệu người)
+ Chênh lệch về số dân giữa quốc gia là 62,8 Triệu người
1.5
0.5
0.5
0.25
0.25
4..Kết thúc giờ kiểm tra
- GV thu bài và nhận xét giờ kiểm tra

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_11_tiet_1_den_tiet_35.doc