Giáo án Vật lý lớp 11 nâng cao - Bài 1 đến bài 35

Giáo án Vật lý lớp 11 nâng cao - Bài 1 đến bài 35

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

ã Kiến thức

- Ôn lại một số khái niệm đã học ở các lớp dưới và bổ sung thêm một số khái niệm mới: hai loại diện tích (dương, âm) và lực tương tác giữa hai điện tích điểm cùng dấu, giữa hai điện tích điểm khác dấu, ba cách nhiễm điện của các vật.

- Hiểu được các khái niệm điện tích điểm, hằng số điện môi và làm quen với các điện nghiệm.

- Nắm được phương, chiều và độ lớn của lực tương tác giữa các điện tích điểm( lực Cu lông) trong chân không và trong điện môi.

ã Kỹ năng

- Sử dụng điện nghiệm.

- Vận dung được công thức xác định lực Cu lông trong chân không và trong điện môi để xác định lực lượng tương tác giữa các điện tích.

- Biểu diễn lực tương tác giữa các điện tích bằng vectơ và tìm lực tương tác giữa nhiều điện tích bằng vectơ.

- Biết cách biểu diễn lực tương tác giữa các điện tích bằng vectơ.

- Biết cách tìm lực tổng hợp tác dụng lên vật một điện tích bằng phép cộng các vectơ lực.

B. CHUẨN BỊ

 

doc 159 trang Người đăng quocviet Lượt xem 2381Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 11 nâng cao - Bài 1 đến bài 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giới thiệu giáo án vật lí lớp 11
Phần I Điện học - điện từ
Chương I Điện tích - điện trường
Bài 1. Điện tích. Định luật cu lông
Mục tiêu bài học
Kiến thức
Ôn lại một số khái niệm đã học ở các lớp dưới và bổ sung thêm một số khái niệm mới: hai loại diện tích (dương, âm) và lực tương tác giữa hai điện tích điểm cùng dấu, giữa hai điện tích điểm khác dấu, ba cách nhiễm điện của các vật.
Hiểu được các khái niệm điện tích điểm, hằng số điện môi và làm quen với các điện nghiệm.
Nắm được phương, chiều và độ lớn của lực tương tác giữa các điện tích điểm( lực Cu lông) trong chân không và trong điện môi.
Kỹ năng
Sử dụng điện nghiệm.
Vận dung được công thức xác định lực Cu lông trong chân không và trong điện môi để xác định lực lượng tương tác giữa các điện tích.
Biểu diễn lực tương tác giữa các điện tích bằng vectơ và tìm lực tương tác giữa nhiều điện tích bằng vectơ.
Biết cách biểu diễn lực tương tác giữa các điện tích bằng vectơ.
Biết cách tìm lực tổng hợp tác dụng lên vật một điện tích bằng phép cộng các vectơ lực.
Chuẩn bị
Giáo viên.
Kiến thức và dụng cụ:
Thí nghiệm nhiễm điện của các vật ( do cọ xát, do tiếp xúc và do hưởng ứng)
Một số hình vẽ 1.3 đến 1.5 SGK.
Phiếu học tập:
P1. Quy ước: Đũa thuỷ tinh nhiễm điện, khi cọ xát vào lụa, là dương; Thanh ôpênít nhiễm điện, khi cọ xát vào len dạ, là âm. 
Có một vật nhỏ nhiễm điện, làm thế nào biết được vật có nhiễm điện? Nhiễm điện dương hay nhiễm điện âm?
P2. Có hai điện tích điểm q1 và q2 chúng đẩy nhau. Khẳng định câu nào sau đây là đúng?
A. q1 > 0 và q2 0
B. q1 0 D. q1 .q2 < 0
P3. Có bốn vật A, B, C, D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng đẩy C. Vật C hút vật D. Khẳng định nào sau đây là không đúng? 
Điện tích của Vật A và vật B trái dấu.
Điện tích của Vật A và vật B cùng dấu
Điện tích của Vật A và vật D cùng dấu.
Điện tích của Vật A và vật C cùng dấu
P4. Phát biểu nào sau đây là đúng?
Khi nhiễm điện do tiếp xúc, êlectron luôn dịch chuyển từ vật nhiễm điện sang vật không nhiễm điện.
Khi nhiễm điện do tiếp xúc, êlectron luôn dịch chuyển từ vật không nhiễm điện sang vật nhiễm điện.
Khi nhiễm điện do hưởng ứng, êlectron chỉ dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của vật bị nhiễm điện.
Sau khi nhiễm điện do hưởng ứng, sự phân bố điện tích trên vật bị nhiễm điện không thay đổi.
P5. Độ lớn giữa vật tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí
Tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
Tỉ lệ với khoảng cách giữa hai điện tích.
Tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
Tỉ lệ nghịch khoảng cách giữa hai điện tích.
P6. Tổng điện tích dương và tổng điện tích âm trong một 1cm3 khí Hiđrô ở điều kiện tiêu chuẩn là
A. 4,3 . 103 (C) và - 4,3 . 103 (C) C. 4,3 (C) và - 4,3 (C)
B. 8,6 . 103 (C) và - 8,6 . 103 (C) D. 8,6 (C) và - 8,6 (C)
P7. Có bốn vật A, B, C, D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng đẩy vật C. Vật C hút vật D. Khẳng định nào sau đây là không đúng?
Điện tích của vật A và D trái dấu.
B.Điện tích của vật A và D cùng dấu
C. Điện tích của vật B và C cùng dấu
D. Điện tích của vật A và C cùng dấu.
c) Đáp án phiếu học tập: P1 dùng vật nhẹ để gần tìm ra dòng quả cầu nhiễm điện. Dùng đũa thuỷ tinh xát vào lụa xác định được nhiễm điện loại nào. P2(C); P3(B); P4(D); P5(C); P6(D); P7(D).
d) Dự kiến như bảng( chia làm 2 cột).
Phần I . Điện học - Điện từ học.
Chương I: Điện tích - Điện trường.
Bài 1. Điện tích - Định luật Cu lông.
1. Hai loại điện tích sự nhiễm điện các vật:
a) Hai loại điện tích: 
+ ) Điện tích dương và âm.
+) Tương tác các điện tích: cùng tên đẩy, khác tên hút nhau.
+ Đơn vị : Culông ( C)
+ Điện tích êlectron có độ lớn:
e = 1,6.10-19C.
Điện tích hạt khác làm nguyên lần e.
+ Dựa vào tương tác các điện tích: chế tạo điện nghiệm.
b) Sự nhiễm điện của các vật
+ Nhiễm điện do cọ xát: SGK.
+ Nhiễm điện do tiếp xúc : SGK.
+ Nhiễm điện do hưởng ứng: SGK.
2) Định luật Culông : 
a) Nội dung : SGK.
b) Biểu thức: F = k. 
 k = 9.109 
c)Chú ý: Là lực tĩnh điện.
3)Lực tương tác của các điện tích trong chất điện môi:
+ Giảm lần; hằng số điện môi.
F = k. 
2.Học sinh
- Xem lại một số khái niệm về điện tích đã học ở THCS.
3.Gợi ý ứng dụng CNTT
GV có thể chuẩn bị một số hình ảnh về tương tác giữa các điện tích, thí nghiệm cân xoắn của Cu-lông.
C.Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1 (...phút): ổn định tổ chức.
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Báo cáo tình hình lớp
- Kiểm tra tình hình học sinh.
- Giới thiệu chương trình
Hoạt động 2 (...... phút) : tìm hiểu về hai loại điện tích:
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK
- Thảo luận nhóm về hai loại điện tích và tương tác giữa các điện tích.
- Trình bày về hai loại điện tích và tương tác giữa các điện tích.
- Nhận xét bạn trả lời của bạn.
- Nêu ứng dụng tương tác giữa các điện tích.
- Đọc SGK
- Tìm hiểu các cách nhiễm điện cho các vật.
- Thảo luận nhóm, tìm các cách nhiễm điện cho các vật.
- Trình bày các cách nhiễm điện cho các vật.
- Nhận xét bạn trả lời.
- Trả lời câu C1.
- Ghi đầu bài lên bảng
- Yêu cầu học sinh đọc phần 1.a.
- Chia nhóm, tổ chức hoạt động nhóm.
- Yêu cầu HS trình bày các loại điện tích và tương tác giữa các điện tích.
- Nhận xét trả lời của học sinh
- Yêu cầu HS
- Yêu cầu học sinh đọc phần 1.b.
- Chia nhóm, tổ chức hoạt động nhóm.
- Yêu cầu HS trình bày các cách nhiễm điện
- Nhận xét trình bày của HS
- Nêu câu C1.
Hoạt động 3 (....phút): Định luật Culông 
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK
- Tìm hiểu định luật Culông
- Thảo luận nhóm về định luật Culông
- Trình bày nội dung định luật.
- Nhận xét bạn trình bày.
- Đọc SGK
- Tìm hiểu tương tác giữa các điện tích trong chất điện môi.
- Thảo luận nhóm về tương tác giữa các điện tích trong chất điện môi.
- Tìm hiểu sự tương tác giữa các điện tích trong chất điện môi
- Trình bày sự tương tác giữa các điện tích trong chất điện môi.
- Trả lời câu C2.
- Đọc SGK
- Tìm hiểu công thức tổng quát xác định lực Culông.
- Trình bày công thức và nhận xét
- Trình bày ý nghĩa các đại lượng trong công thức.
- Nhận xét bạn trình bày.
- Yêu cầu học sinh đọc phần 2.
- Trình bày nội dung định luật.Chú ý biểu diễn lực tương tác giữa hai điện tích.
- Nhận xét trình bày của học sinh
- Yêu cầu HS đọc phần 3
- Chia nhóm, tổ chức hoạt động nhóm.
- Nhận xét trình bày của HS
- Nêu câu C2.
- Yêu cầu HS đọc SGK
- Nhận xét trả lời của học sinh.
Hoạt động 4 (...phút): Vận dụng, cũng cố.
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Trả lời câu hỏi
- Ghi nhận kiến thức
- Nêu các câu hỏi P (trong phiếu học tập), nêu bài tập 1,2 SGK
- Tóm tắt bài
- Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy.
Hoạt động 5 (...phút): Hướng dẫn về nhà.
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
- Ghi yêu cầu của giáo viên
- Giao bài tập về nhà
- Giao các câu hỏi P (trong phiếu học tập)
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài sau.
Bài 2: Thuyết Êlecron. Định luật bảo toàn điện tích
A.Mục đích bài học
* Kiến thức
- Nắm được những nội dung chính của thuyết êlectron cổ điển. Từ đó hiểu được ý nghĩa của các khái niệm hạt mang điện và vật nhiễm điện; chất dẫn điện và cách điện.
- Hiểu được nội dung của định luật bảo toàn điện tích.
- Nếu có điều kiện, có thể hướng dẫn HS làm những thí nghiệm như trong SGK để học sinh rèn luyện về phương pháp làm thí nghiệm và kỹ năng làm thí nghiệm.
* Kỹ năng
-Giải thích được tính dẫn điện, tính cách điện của một chất, ba cách nhiễm điện của các vật trên cơ sở thuyết êlectron và định luật bảo toàn
Chuẩn bị
1. Giáo viên
a) Kiến thức và dụng cụ:
- Thí nghiệm nhiễm điện các vật
- Vẽ một số hình vẽ trong SGK lên bìa
b) Phiếu học tập:
P1. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Hạt electron là hạt có mang điện tích âm, có độ lớn 1,6.10-19(C).
Hạt electron là hạt có khối lượng m = 9,10-31 (kg)
Nguyên tử có thể mất hoặc nhận thêm electron có thể trở thành ion.
 D.electron không thể chuyển động từ vật này sang vật khác
P2. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Theo thuyết electron , một vật nhiễm điện dương là vật thiếu electron 
Theo thuyết electron, một vật có nhiễm điện âm là thừa electron
Theo thuyết electron , một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các in on dương
Theo thuyết electron , một vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm electron 
P3. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Vật dẫn điện là vật có chứa nhiều điện tích tự do
Vật cách điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do
Vật dẫn điện là vật có chứa nhiều điện tích tự do
Chất điện môi là chất có chứa rất ít điện tích tự do
P4. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Trong quá trình nhiễm điện do cọ sát, êlectron đã chuyển từ vật này sang vật kia
Trong quá trình nhiễm điện do hưởng ứng, vật bị nhiễm điện vẫn trung hoà điện.
Khi cho vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì electron chuyển từ vật chưa nhiễm điện sang vật nhiễm điện dương.
Khi cho một nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì điện tích dương chuyển từ vật vật dẫn nhiễm điện dương sang chưa nhiễm điện.
P5. Khi đưa một quả cầu kim loại không nhiễm điện lại gần một quả cầu khác nhiễm điện thì
Hai quả cầu đẩy nhau
Hai quả cầu hút nhau
Không hút mà cũng không đẩy nhau
Hai quả cầu trao đổi điện tích cho nhau
P6. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Trong vật dẫn điện có rất nhiều điện tích tự do
Trong điện môi có rất ít điện tích tự do
xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do hưởng ứng vẫn là một vật trung hoà điện
xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do tiếp xúc vẫn là một vật trung hoà điện
c)đáp án phiếu học tập: P1 (D); P2 (C);P3(C); P4 (D); P5 (B); P6 (D).
d)dự kiến ghi bảng: (chia làm hai cột)
Bài 2: Thuyết êlectron
Định luật bảo toàn điện tích
1)Thuyết electron:
a)Các chất phân tử, nguyên tử; nguyên tử ---> hạt nhân và electron chuyển đông...
b)Tổng đại số điện tích electron = điện tích hạt nhân
c)Nguyên tử: Mất electron ---->ion dương; nhận electron --> âm
* electron chuyển động từ vật này sang vật khác ---> nhiễm điện. Vật thừa electron ---> âm; thiếu electron -----> dương
2)Chất dẫn điện và chất cách điện:
+Vật dẫn điện ---> vật dẫn; vật cách điện ----> điện môi
+ Vật (chất) có nhiều điện tích tự do ----> dẫn điện; Vật(chất) có chứa ít điện tích tự do ---> cách điện.
+Ví dụ: kim loại... dẫn điện; thuỷ tinh, nhựa.... cách điện
3)Giải thích ba hiện tượng nhiễm điện:
a)Nhiễm điện do cọ xát:
+ Khi cọ xát thuỷ tinh vào lụa, electron từ thuỷ tinh ---> lụa --->thuỷ tinh nhiễm điện dương.
+lụa thừa electron ----> âm
b) Nhiễm điện do tiếp xúc:
+Thanh kim loại tiếp xúc vật nhiễm điện dương electron từ kim loại ---> vật nhiễm điện
+ Thanh kim loại tiếp xúc vật nhiễm điện âm: electron từ vật nhiễm điện thanh kim loại tiếp xúc vật nhiễm điện dương: electron từkim loại ---> vật nhiễm điện, kim loai.
c)Nhiễm điện do hưởng ứng
+Kim loại, gần quả cầu nhiễm điện dương: electron tự do trong kim loại ----> ... nh của vật ảo
- Hình thành kĩ năng xây dựng sơ đồ tạo ảnh qua dụng cụ quang học cũng như qua quang hệ
- Hiểu được các ứng dụng của các dụng cụ quang học trong thực tế và đời sống, xã hội
*Kỹ năng
- Nắm, vận dụng và khắc sâu các kiến thức đã học vào giải các bài tập
- Hình thành kĩ năng dựng ảnh qua quang hệ, dựng ảnh của vật ảo
- Có kĩ năng xây dựng sơ đồ tạo ảnh qua dụng cụ quang học và qua quang hệ.
- Hiểu được các ứng dụng của các dụng cụ quang học
B.Chuẩn bị
1.Giáo viên
a)Kiến thức và đồ dùng:
- Một số bài tập trong SGK và SBT
b) Phiếu học tập
P1. Một tia sáng chiếu thẳng góc tới mặt bên thứ nhất của lăng kính có góc chiết quang A = 300. Góc lệch giữa tia ló và tia tới là D = 300. Chiết suất của chất làm lăng kính là:
A. n = 1,82 C.n = 1,50
B. n = 1,73 D.n = 1,41
P2. Một tia sáng chiếu thẳng góc tới mặt bên thứ nhất của lăng kính có góc chiết quang A = 600. Chiết suất của chất làm lăng kính là . Góc lệch cực tiểu giữa tia ló và tia tới là:
A. DMin = 300 C. DMin = 600
B. DMin = 450 D. DMin = 750
P3. Một kính hiển vi gồm vật kính có tiêu cự 5 (mm) và thị kính có tiêu cự 20 (mm). Vật AB nằm trước và cách vật kính 5,2 (mm). Vị trí của ảnh cho bởi vật kính là:
A. 6,67 (cm) C. 19,67 (cm)
B. 13,0 (cm) D. 25,0 (cm)
P4.Một kính thiên văn có vật kính có độ tụ là 0,5 (đp). Thị kính cho phép nhìn vật cao 1 (mm) đặt trong tiêu diện vật dưới góc là 0,05 (rad). Tiêu cự của thị kính là
A. f2 = 1 (cm) C. f2 = 3 (cm)
B. f2 = 2 (cm) D. f2 = 4 (cm)
P5. Một kính thiên văn có vật kính có độ tụ là 0,5 (đp). Thị kính cho phép nhìn vật cao 1 (mm) đặt trong tiêu diện vật dưới góc là 0,05 (rad). Độ bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực là
A. G = 50 (lần) C. G =150 (lần)
B. G = 100 (lần) D. G = 200 (lần)
P6. Hệ đồng trục gồm hai thấu kính O1 và O2 có tiêu cự lần lượt là f1 = 20 (cm); f2 = - 20 (cm), đặt cách nhau một đoạn a = 30 (cm), vật phẳng AB vuông góc với trục chính trước O1 và cách O1 một đoạn 20 (cm) . ảnh cuối cùng của vật qua quang hệ là
A. ảnh thật, nằm sau O2 cách O2 một đoạn 10 (cm)
B. ảnh thật, nằm trước O2 cách O2 một đoạn 20 (cm)
C. ảnh ảo, nằm sau O2 cách O2 một đoạn 20 (cm)
D. ảnh thật, nằm sau O2 cách O2 một đoạn 20 (cm)
c)Đáp án phiếu học tập
P1 (B) P3 (B) P5 (D) 
P2 (C) P4 (B) P6.(C)
d) Dự kiến ghi bảng : (chia làm hai cột)
Bài 55. Bài tập về dụng cụ quang
I)Tóm tắt kiến thức
1)Mắt: bình thường và các tật
2)Kính lúp: G = k.Đ/(+l)
 GC = kC; G= Đ/f
3)Kính hiển vi: G = k1.k2Đ/(+ l)
 GC = kC; G = .Đ/f1.f2
4) Kính thiên văn: 
G = k2.f1/(+ l); G = f1/f2
II)Bài tập
1) Bài 3 SGK:
 f1 = 20 (cm); f2 = - 30 (cm)
Cho O1O2 = 40 (cm)
 d1 = 30 (cm)
Tìm - A2B2
 - d =? (M’N’ AB)
Giải: (Ghi tóm tắt cách làm như SGK)
2)Bài 4 SGK : (làm tương tự bài 3)
Các bài sau làm tương tự
2.Học sinh
- Ôn lại kiến thức về các dụng cụ quang học
3.Gợi ý ứng dụng CNTT
 GV có thể chuẩn bị một số hình ảnh về ứng dụng của các dụng cụ quang học trong thực tiễn đời sống xã hội
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động 1 (...phút): ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ.
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Báo cáo tình hình lớp.
- Trả lời câu hỏi của thầy
-Nhận xét câu trả lời của bạn
- Yêu cầu HS cho biết tình hình của lớp.
- Nêu câu hỏi về kính thiên văn
- Nhận xét câu trả lời của HS và cho điểm
Hoạt động 2 (...phút) Bài mới: Bài 55: Bài tập về dụng cụ quang học.
Phần 1: Tóm tắt kiến thức
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Tóm tắt kiến thức
- Trình bày 
- Nhận xét câu trả lời của bạn
- Yêu cầu HS tóm tắt các kiến thức
- Công thức về: Thấu kính, lăng kính, mắt, kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn
- Cách vẽ ảnh của vật qua các dụng cụ
- Nhận xét
Hoạt động 3 (...phút) Bài tập
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK.
-Thảo luận và tìm hiểu các đại lượng trong bài
-Tìm hiểu đầu bài, các công thức lăng kính có liên quan 
- Vẽ hình minh họa
- Xác định các đại lượng cần tìm
- Vẽ hình, tìm phương án giải 
- Giải bài tập
- Trình bày cách giải
- Nhận xét bạn làm bài
- Đọc SGK.
-Thảo luận nhóm và tìm các đại lượng trong bài
-Tìm hiểu đầu bài, các công thức lăng kính có liên quan 
- Vẽ hình minh họa
- Xác định các đại lượng cần tìm
- Vẽ hình, tìm phương án giải 
- Giải bài tập
- Trình bày cách giải
- Nhận xét bạn làm bài
- Đọc SGK 
-Thảo luận nhóm và tìm các đại lượng trong bài
-Tìm hiểu đầu bài, các công thức lăng kính có liên quan 
- Vẽ hình minh họa
- Xác định các đại lượng cần tìm
- Vẽ hình, tìm phương án giải 
- Giải bài tập
- Trình bày cách giải
- Nhận xét bạn làm bài.
- Đọc SGK.
-Thảo luận và tìm hiểu các đại lượng trong bài
-Tìm hiểu đầu bài, các công thức lăng kính có liên quan 
- Vẽ hình minh họa
- Xác định các đại lượng cần tìm
- Vẽ hình, tìm phương án giải 
- Giải bài tập
- Trình bày cách giải
- Nhận xét bạn làm bài
- Đọc SGK.
-Thảo luận nhóm và tìm các đại lượng trong bài
-Tìm hiểu đầu bài, các công thức lăng kính có liên quan 
- Vẽ hình minh họa
- Xác định các đại lượng cần tìm
- Vẽ hình, tìm phương án giải 
- Giải bài tập
- Trình bày cách giải
- Nhận xét bạn làm bài
- Yêu cầu HS đọc bài tập 1.
- Tổ chức thảo luận
- Gợi ý cách trả lời
- Yêu cầu HS trình bày
- Nhận xét bài làm của học sinh
- Yêu cầu HS đọc bài tập 2.
- Tổ chức thảo luận
- Gợi ý tìm hiểu
- Yêu cầu HS trình bày
- Nhận xét bài làm của học sinh
- Yêu cầu HS đọc bài tập 3.
- Tổ chức thảo luận
- Gợi ý tìm hiểu
- Yêu cầu HS trình bày
- Nhận xét bài làm của học sinh
- Yêu cầu HS đọc bài tập 4.
- Tổ chức thảo luận
- Gợi ý tìm hiểu
- Yêu cầu HS trình bày
- Nhận xét bài làm của học sinh
- Yêu cầu HS đọc bài tập .
- Tổ chức thảo luận
- Gợi ý tìm hiểu
- Yêu cầu HS trình bày
- Nhận xét bài làm của học sinh
Hoạt động 4 (...phút): Vận dụng, củng cố : Trong giờ. 
Hoạt động 5 (...phút): Hướng dẫn về nhà 
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
- Ghi nhớ lời nhắc của GV
- Giao các câu hỏi và bài tập trong SGK
- Giao các câu hỏi trắc nghiệm P (trong phiếu học tập)
- Nhắc HS đọc bài mới và chuẩn bị bài sau.
Bài 56. Thực hành: Xác định chiết suất của nước và tiêu cự của thấu kính phân kì
A. Mục tiêu bài học
*Kiến thức : 
- Xác định chiết suất của nước và tiêu cự của thấu kính phân kì
*Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng,lắp ráp, bố trí các linh kiện quang học và kĩ năng tìm ảnh cho bởi thấu kính
B.Chuẩn bị
1.Giáo viên
a)Kiến thức và đồ dùng:
- Chuẩn bị các dụng cụ theo hai nội dung thí nghiệm trong bài thực hành; tùy vào số lượng dụng cụ hiện có mà dự kiến phân chia các nhóm thí nghiệm
- Kiểm tra chất lượng từng dụng cụ, nhất là đèn chiếu sáng và các thấu kính
- Tiến hành trước các thí nghiệm nêu trong bài thực hành
b) Phiếu học tập
P1. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Pháp tuyến đối với mặt phẳng tại một điểm là đường thẳng vuông góc với mặt phẳng tại điểm đó
B. Pháp tuyến đối với mặt trụ tại một điểm là đường thẳng trùng với bán kính của mặt trụ đi qua điểm đó.
C. Pháp tuyến đối với mặt cầu tại một điểm là đường thẳng trùng với bán kính của mặt cầu đi qua điểm đó.
D. Pháp tuyến đối với mặt trụ tại một điểm là đường thẳng vuông góc với tiếp tuyến của mặt trụ đi qua điểm đó
P2. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Khi ánh sáng truyền từ không khí vào nước thì
A.Luôn luôn có tia khúc xạ
B. Luôn luôn có tia phản xạ
C. Góc khúc xạ luôn nhỏ hơn góc tới
D.Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ cũng tăng
P3. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Khi ánh sáng truyền từ không khí vào nước đựng trong một cốc thủy tinh thì:
A.Thành cốc không ảnh hưởng tới đường đi của tia sáng
B. Thành cốc có ảnh hưởng tới đường đi của tia sáng
C. Thành cốc có vai trò như một lưỡng chất cong
D. Thành cốc rất mỏng, độ cong nhỏ thì ảnh hưởng ít tới đường đi của tia sáng.
P4. Chiếu một chùm sáng hội tụ qua một lỗ tròn trên một màn chắn sáng, thấy chùm sáng hội tụ tại một điểm trên đường thẳng vuông góc với mặt phẳng của lỗ và đi qua tâm của lỗ tròn, cách tâm lỗ tròn một khoảng 10 (cm). Đặt vào lỗ tròn một thấu kính phân kì thì thấy chùm sáng hội tụ tại một điểm cách tâm lỗ tròn một khoảng 20 (cm). Tiêu cự của thấu kính là:
A. f = 6,7 (cm) C. f = - 6,7 (cm)
B. f = 20 (cm) D. f = - 20 (cm)
c)Đáp án phiếu học tập
P1 (D) P3 (A) 
P2 (C) P4 (D) 
d) Dự kiến ghi bảng : (chia làm hai cột)
Bài 56:Thực hành: xác định chiết suất của nước và tiêu cự của thấu kính phân kì
1)Mục đích: SGK
2)Cơ sở lí thuyết : SGK
3) Phương án tiến hành:
a) Xác định chiết suất của nước:
- Chuẩn bị dụng cụ
- Dán băng dính bao quanh cốc
- Đặt ngọn nến
- Xoay cốc đi một góc
- Lặp lại thí nghiệm
- Bỏ cốc nước ra
- Tính và ghi kết quả
- Tính và 
b) Xác định tiêu cự của thấu kính phân kì:
- Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm
- Bố trí đèn, vật...
- Đặt thấu kính phân kì vào
- Đo và ghi bảng
- Lặp lại thí nghiệm
- Tính và 
4)Ghi báo cáo thí nghiệm
2.Học sinh
- Nghiên cứu nội dung bài thực hành để thể hiện rõ cơ sở lí thuyết của các thí nghiệm và hình dung được các bước của tiến trình thí nghiệm
- Các nhóm HS có thể tạo trước ở nhà một khe hẹp trên băng dính sẫm màu dán bao quanh ngoài cốc thủy tinh
- Chuẩn bị sẵn bản báo cáo thí nghiệm theo mẫu SGK
3.Gợi ý ứng dụng CNTT
 GV có thể chuẩn bị một số hình ảnh về các bước tiến hành thí nghiệm đã làm của một nhóm học sinh trước
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động 1 (...phút): ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ.
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Báo cáo tình hình lớp.
- Trả lời câu hỏi của thầy
-Nhận xét câu trả lời của bạn
- Yêu cầu HS cho biết tình hình của lớp.
- Nêu câu hỏi kiểm tra bài cũ P1 
- Nhận xét câu trả lời của HS và cho điểm
Hoạt động 2 (...phút) Tìm hiểu mục đích, cơ sở lí thuyết
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK
-Thảo luận nhóm... 
- Trình bày 
- Nhận xét câu trả lời của bạn
- Đọc SGK
- Thảo luận nhóm... 
- Trình bày 
- Trả lời câu hỏi C4
- Yêu cầu HS đọc SGK
- Tìm hiểu 
- Trình bày
- Nhận xét
- Yêu cầu HS đọc SGK
- Tìm hiểu 
- Trình bày
- Nhận xét
Hoạt động 3 (...phút): Phần 2: 
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK
-Thảo luận nhóm... 
- Trình bày 
- Nhận xét câu trả lời của bạn
- Yêu cầu HS đọc SGK
- Tìm hiểu 
- Trình bày
- Nhận xét câu trả lời của bạn
- Yêu cầu HS đọc SGK
- Tìm hiểu 
- Trình bày
- Nhận xét câu trả lời của bạn
- Yêu cầu HS đọc SGK
- Tìm hiểu 
- Trình bày
- Nhận xét
- Yêu cầu HS đọc SGK
- Tìm hiểu 
- Trình bày
- Nhận xét
- Yêu cầu HS đọc SGK
- Tìm hiểu 
- Trình bày
- Nhận xét
Hoạt động 4 (...phút): Vận dụng, củng cố 
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK
- Trả lời câu hỏi
- Ghi nhận kiến thức
- Nêu câu hỏi 1,2 SGK
- Tóm tắt bài. 
- Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy.
Hoạt động 5 (...phút): Hướng dẫn về nhà 
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
- Ghi nhớ lời nhắc của GV
- Giao các câu hỏi và bài tập trong SGK
- Giao các câu hỏi trắc nghiệm P (trong phiếu học tập)

Tài liệu đính kèm:

  • docGV Ly 11 CT nang cao.doc