Trình bày những điểm tương phản về trình độ phát triển KT-XH của nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển:
Thế giới có trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau về tự nhiên, dân cư, xã hội, trình độ phát triển kinh tế và được xếp thành hai nhóm nước: phát triển và đang phát triển.
- Các nước phát triển có tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người ( GDP/người cao, đầu tư nước ngoài ( FDI ) lớn, chỉ số phát triển con người ở mức cao/
- Các nước đang phát triển thường có GDP /người thấp, nợ nước ngoài nhiều và HDI ở mức thấp.
- Trong nhóm các nước đang phát triển, một số nước và vùng lãnh thổ đã trải qua quá trình công nghiệp hóa và đạt được trình độ phát triển nhất định về công nghiệp gọi chung là các nước công nghiệp mới ( NICs) như : Hàn Quốc, Xin gapo, Đài Loan, Braxin,Achentina
TÀI LIỆU MÔN ĐỊA LÍ 11. CHUYÊN ĐỀ 1: KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI. Bài 1: SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC PHẦN 1: LÍ THUYẾT: I: Trình bày những điểm tương phản về trình độ phát triển KT-XH của nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển: Thế giới có trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau về tự nhiên, dân cư, xã hội, trình độ phát triển kinh tế và được xếp thành hai nhóm nước: phát triển và đang phát triển. Các nước phát triển có tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người ( GDP/người cao, đầu tư nước ngoài ( FDI ) lớn, chỉ số phát triển con người ở mức cao/ Các nước đang phát triển thường có GDP /người thấp, nợ nước ngoài nhiều và HDI ở mức thấp. Trong nhóm các nước đang phát triển, một số nước và vùng lãnh thổ đã trải qua quá trình công nghiệp hóa và đạt được trình độ phát triển nhất định về công nghiệp gọi chung là các nước công nghiệp mới ( NICs) như : Hàn Quốc, Xin gapo, Đài Loan, Braxin,Achentina II. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các nhóm nước: Các chỉ số Nhóm nước phát triển Nhóm nước đang phát triển GDP/người. Cao ( Đan Mạch: 45008 USD/người...) Thấp (Ê- ti- ô- pi –a112 USD/ người...) Cơ cấu GDP phân theo khu vực kih tế: - Khu vực I: Nông – lâm – ngư nghiệp thấp chỉ chiếm 2 %. - Khu vực III ( dịch vụ): rất cao trên 70 %. - Khu vực I nông - lâm – ngư nghiệp vẫn còn cao chiếm trên 25 %. - Khu vực III: thấp hơn các nước phát triển chiếm 43 %. Tuổi thọ bình quân ( 2005) Cao ( 76 tuổi) Thấp ( 65 tuổi) Chỉ số HDI Cao ( trên 0,8) Thấp ( dưới 0,7) Kết luận về trình độ phát triển kinh tế- xã hội Cao Thấp ( lạc hậu) III: Trình bày đặc điểm và tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại *. Thời gian: Cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI. Đặc trưng: Xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao( công nghệ dựa vào những thành tựu khoa học mới với hàm lượng tri thức cao) với 4 ngành công nghệ chính: Công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin. Tác động: - Khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, có thể trực tiếp làm ra sản phẩm. Xuất hiện nhiều ngành công nghiệp mới có hàm lượng kĩ thuật cao như sản xuất phần mềm, công nghệ gen và các ngành dịch vụ nhiều kiến thức như bảo hiểm , viễn thông. Tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ theo hướng tăng tỉ trọng dịch vụ, giảm tỉ trọng công nghiệp và nông nghiệp. Phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế, đầu tư nước ngoài trên phạm vi toàn cầu. Nền kinh tế thế giới chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. PHẦN II: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Những quốc gia nào sau đây thuộc nhóm nước phát triển? Pháp , Hàn Quốc, Thụy Điển. B. Hoa Kì, Nam Phi, Phi lip pin. C.Anh, Niu Di Lân. D. Ca- na-đa, Cô- lôm- bi- a. Câu 2: Đặc điểm nổi bật của nhóm nước kinh tế phát triển? Thu nhập bình quân đầu người thấp. Tỉ trọng ngành công nghiệp cao nhất. Nợ nước ngoài nhiều. Chỉ số phát triển con người. Câu 3: Để trở thành nước công nghiệp mới, các nước kinh tế đang phát triển phải đạt trình độ phải đạt được trình độ công nghiệp nhất định và trải qua quá trình Quốc tế hóa. B. Chuyên môn hóa. C.Công nghiệp hóa. D. Đa phương hóa. Câu 4: Quốc gia nào sau đây thuộc nhóm nước công nghiệp mới? Hàn Quốc. B.Ấn Độ. C. Bru-nây. C. Băng – la- đet. Câu 5: Các nước kinh tế phát triển, lao động tập trung chủ yếu trong nhóm ngành Công nghiệp. B. Nông nghiệp. C. Dịch vụ. D. Du lịch. Câu 6: Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại xuất hiện vào thời gian nào sau đây? Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Đầu thế kỉ XX, giữa thế kỉ XXI. Cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI. Đầu thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Câu 7: Dấu hiệu đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là Xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao. Quy trình sản xuất được tự động hóa. Sản xuất công nghiệp được chuyên môn hóa. Khoa học được ứng dụng vào sản xuất. Câu 8: Công nghệ cao được hiểu Quy trình sản xuất hiện đại. Ứng dụng rộng rãi khoa học vào sản xuất. Phát triển nhanh chóng công nghệ cao. Bắt đầu vào cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI. Câu 9: Bốn trụ cột công nghệ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại Sinh học, bán dẫn , vật liệu hàng không Sinh học, thông tin, vật liệu, năng lượng Năng lượng, xây dựng, bán dẫn , hàng không Xây dựng , điện tử , thông tin ,vũ trụ Câu 10: Trong thời đại ngày nay khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất bởi vì: Phát minh ra kĩ thuật mới B. Xuất hiện nhiều ngành mới C Trực tiếp tạo ra sane phẩm D. Nghiên cứu khoa học phát triển mạnh Câu 11: Các mạng khoa học và công nghệ hiện đại thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghệp Từ kinh tế nông nghiệp sang kimh tế dịch vụ Từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế dịch vụ Từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức Câu 12: Hiện nay, nền kinh tế tri thức phát triển mạnh khu vực Bắc Mỹ và Tây Âu B. Mỹ La tinh và Đông Á C. Nam Á và Đông Nam Á D. Trung Đông và Tây Á Câu 13: Trong nền kinh tế tri thức , yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất là Giáo dục và văn hóa B. Tài nguyên và lao động C. Khoa học và công nghệ D. Vốn đầu tư và thị trường BÀI 2: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA – KHU VỰC HÓA Phần I : LÝ THUYẾT : XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ: Khái niệm toàn cầu hóa: là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt , từ kinh tế đến văn hóa, khoa học,và tác động đến mọi mặt của nền KT- Xh thế giới. Khu vực hóa: là sự liên kết kinh tế đặc thù của những nước có nét tương đồng về địa lí, văn hóa- xã hội, hoặc có chung mục tiêu lợi ích phát triển. Câu 1: Trình bày các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế và hệ quả của chúng: Các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế (4 biểu hiện). Chứng minh biểu hiện của toàn cầu hóa qua 4 nội dung đó. Thương mại thế giới phát triển mạnh: Tốc độtăng trưởng của thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới. Làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh: Tổng tiền đầu tư tăng nhanh, đầu tư nước ngoài tập trung vào lĩnh vực dịch vụ như tài chình, ngân hang, bảo hiểm. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng: có hang vạn ngân hang được kết nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử. Mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu đang ngày càng mở rộng; các tổ chức quốc tế ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế quốc gia và toàn cầu. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn: hoạt động ở nhiều nước, nắm giữ nguồn của cải vật chất rất lớn, chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng. Hệ quả của việc toàn cầu hóa kinh tế: Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng nền kinh tế toàn cầu. Đẩy mạnh đầu tư tăng cường sự hợp tác quốc tế. Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo trong từng quốc gia và giữa các nước. II. KHU VỰC HÓA KINH TẾ: * Các tổ chức liên kết khu vực nằm ở châu lục: - NAFTA: Bắc Mi. - ASEAN: Châu Á. - EU: Châu Âu - MERCOSUR: Mĩ La Tinh Câu 1: Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành dựa trên những cơ sở nào? - Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành do sự phát triển kinh tế- xã hội không đồng đều giữa các quốc gia và các khu vực khác nhau trên Trái Đất; do sức ép cạnh tranh trong các khu vực trên thế giới. Câu 2: Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tới sự phát triển KT- xã hội toàn cầu, với các nước đang phát triển, các nước phát triển. Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tới sự phát triển KT- xã hội toàn cầu: Kh và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Làm xuất hiện các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao, các dịch vụ nhiều kiến thức. Làm thay đổi cơ cấu lao động, tỉ lệ những người làm việc bằng trí óc để tạo ra sản phẩm ngày càng cao. Phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế, đầu tư nước ngoài trên phạm vi toàn cầu. Tác động tới sự phát triển KT- XH với các nước phát triển: - Ngành dịch vụ trở thành ngành có đóng góp lớn nhất trong GDP. - Chất lượng cuộc sống của đại bộ phận dân chúng đạt mức cao. Tác động tới sự phát triển KT- XH của các nước đang phát triển: - Gia tăng tốc độ phát triển kinh tế. - Áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào một số ngành kinh tế và đã đạt được những kết quả đáng kể. - Thay đổi kinh tế theo hướng giảm dần nông nghiệp và tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ trong GDP. PHẦN II: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Toàn cầu hóa là quá trình: Liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều lĩnh vực. Thu hút vốn đầu tư của các nước đang phát triển. Mở rộng thị trường của các nước đang phát triển. Hợp tác về phân công lao động trong sản xuất. Câu 2: Toàn cầu hóa kinh tế được biểu hiện ở: Thị trường tài chính quốc tế mở rộng. Mở rộng hợp tác giáo dục và đào tạo. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ. Sự hợp tác toàn diện giữa hai nước. Câu 3: Vai trò to lớn của Tổ chức thương mại thế giới là Tăng giá trị xuất khẩu của các nước phát triển. Giảm nhập khẩu của các nước đang phát triển. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Thúc đẩy tự do hóa thương mại. Câu 4: Đặc điểm nổi bật của thương mại thế giới hiện nay là Phát triển rất mạnh ở các nước đang phát triển. Cán cân thương mại âm ở các nước công nghiệp mới. Tốc độ tăng trưởng cao hơn tăng trưởng kinh tế. Các nước được tự do lưu thông hàng hóa. Câu 5: Các hoạt động dịch vụ thu hút đầu tư nước ngoài mạnh nhất hiện nay là Văn hóa, giáo dục, khoa học. Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Chứng khoán, bất động sản, hàng không. Viễn thông, y tế, đường biển. Câu 6: WTO là viết tắt của tổ chức quốc tế nào sau đây A. Liên minh châu Âu. B. Tổ chức thương mại thế giới. C. Tổ chức y tế thế giới. D. Quỹ tiền tệ quốc tế. Câu 7: IMF là tên viết tắt tiếng Anh của tổ chức quốc tế nào sau đây Quỹ tiền tệ quốc tế. B. Tổ chức thương mại thế giới. C. Ngân hàng thế giới. D. Tổ chức y tế thế giới. Câu 8: Cơ sở quan trọng để hình thành các tổ chức liên kết khu vực là Xuất hiện những vấn đề mang tính toàn cầu. Vai trò quan trọng của các công ti xuyên quốc gia. Sự tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội. Sự phân hóa giàu - nghèo giữa các nhóm nước. Câu 9: Tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây có sự tham gia của nhiều nước ở nhiều châu lục khác nhau? Hiệp hội các nước Đông Nam Á. Liên minh châu Âu. Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mĩ. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương. Câu 10: ASEAN là tên viết tắt của của tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào? Hiệp hội các nước Đông Nam Á. B. Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mĩ. C. Liên minh châu Âu. D. Thị trường chung Nam Mĩ. Câu 11: Ảnh hưởng tích cực của khu vưc hóa kinh tế là Tạo lập thị trường khu vực rộng lớn. B. Sự phụ thuộc chặt chẽ về chính trị. C. Giảm sút tự chủ về kinh tế. D. Giảm sút quyền lực quốc gia. Câu 12: Ý nào sau đây không phải đặc điểm của các công ti xuyên quốc gia Có nguồn của cải vật chất rất lớn. Chi phối các ngành kinh tế quan trọng. Phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia. Hoạt động mạnh trong lĩnh vực du lịch ... tăng rất nhanh là In-đô-nê-xi-a. B. Phi-lip-pin. C. Campuchia. D. Việt Nam. Câu 6: Nước có tỉ lệ GDP trung bình ở khu vực II cao nhất là In-đô-nê-xi-a. B. Phi-lip-pin. C. Campuchia. D. Việt Nam. Câu 7: Hai nước có tỉ lệ GDP trong khu vực II tăng rõ rệt là In-đô-nê-xi-a và phi lippin. B. Campuchia và Việt Nam C. In đô nê xi a và Việt Nam. D. Philippin và Campuchia Câu 8: Xu hướng chung về cơ cấu GDP trong khu vực III của các nước là Tăng. B. Tăng nhẹ. C. Giảm. D. Giảm nhẹ Câu 9: Ý nào sau đây không phải là phương hướng chính trong sự phát triển công nghiệp ở Đông Nam Á? Chú trọng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Chuyển giao công nghệ và đào tạo kĩ thuật cho người lao động Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài, hiện đại hóa thiết bị Tập trung phát triển công nghiệp điện lực. Câu 10: Một số sản phẩm công nghiệp đã có sức cạnh tranh và trở thành thế mạnh của các nước Đông Nam Á là Sản xuất và lắp ráp ô-tô, xe máy, thiết bị điện tử. Sản xuất ô tô, xe máy, đóng tàu. Cơ khí, hóa chất và vật liệu xây dựng. Khai thác dầu khí Câu 11: Ý nào sau đây không chính xác về ngành dịch vụ ở Đông Nam Á? Hệ thống giao thông được mở rộng và hiện đại Thông tin liên lạc được cải thiện và nâng cấp. Hệ thống ngân hàng, tín dụng phát triển và được hiện đại hóa. Cơ sở hạ tầng hoàn thiện và hiện đại. Câu 12: Nền nông nghiệp Đông Nam Á là nền nông nghiệp Ôn đới. B. Nhiệt đới. C. Cận nhiệt đới. D. Hàn đới Câu 13: Cây lương thực truyền thống và quan trọng bậc nhất ở Đông nam Á là Lúa mì. B. Lúa nước. C. Ngô. D.sắn Câu 14: Cây lúa nước ở Đông Nam Á được trồng tập trung tại các đồng bằng Giữa núi. B. Châu thổ các sông lớn. C. ven sông. D. Ven biển. Câu 15: Cây lúa nước ở Đông Nam Á được trồng nhiều hơn tại các đồng bằng thuộc Đông Nam Á lục địa là do ở đây Có thị trường xuất khẩu rộng lớn Có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên và thị trường tiêu thụ Ít bị thiên tai, bảo lụt hơn Lao động có kinh nghiệm hơn Câu 16: Hai nước trong khu vực Đông Nam Á đứng hàng đầu về xuất khẩu gạo là Việt Nam và Camphuchia. B. Thái lan và Mianma.A C. Thái Lan và Việt Nam. D. Phi lippin và Malaixia Câu 17: Các cây công nghiệp được trồng nhiều ở Đông Nam Á là do Trước đây đã có các đồn điền. B. Ít thiên tai, bão lụt C. Đất đai và khí hậu phù hợp. D. Nhu cầu thị trường lớn Câu 18: Sản phẩm từ cây công nghiệp ở Đông Nam Á chủ yếu để Phục vụ người dân tiêu dùng tại chỗ Phục vụ công nghiệp chế biến Phục vụ hoạt đông du lịch và bảo vệ môi trường Xuất khẩu thu ngoại tệ. Câu 19: Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành chăn nuôi ở Đông Nam Á Là khu vực nuôi nhiều gia cầm Chăn nuôi đã trở thành ngành chính Trâu, bò được nuôi nhiều ở Mianma, In-đô-nê-xia, Thái lan, Việt Nam Lợn được nuôi nhiều ở Việt Nam, Philippin, Thái Lan và In –đô-nêxia Câu 20: Đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản là ngành kinh tế truyền thống và đang phát triển ở Đông Nam Á do Có hệ thống sông ngòi, kênh rạch nhiều Có biển rộng lớn bao quanh và không đóng băng Có lợi thế về cả sông, biển và thị trường tiêu thụ Có trang thiết bị ngày càng hiện đại. BÀI 11: ĐÔNG NAM Á. TIẾT 3: HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á. KIẾN THỨC CƠ BẢN I. MỤC TIÊU VÀ CƠ CHẾ HỢP TÁC CỦA ASEAN. * Lịch sử hình thành và phát triển của ASEAN: Ra đời năm 1967, gồm 5 nước: Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin và Xing-ga-po. - Số lượng thành viên ngày càng tăng, đến nay đã có 10 quốc gia thành viên. - Quốc gia chưa tham gia ASEAN là Đông Ti-mo. 1. Mục tiêu chính của ASEAN - Có 3 mục tiêu chính: + Thúc dẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của các nước thành viên. + Xây dựng khu vực có nền hoà bình, ổn định. + Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ và bất đồng, khác biệt giữa nội bộ với bên ngoài. => Đích cuối cùng ASEAN hướng tới là “Đoàn kết, hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định, cùng phát triển”. 2. Cơ chế hợp tác của ASEAN - Thông qua các hội nghị, các diễn đàn, các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, thể thao... - Thông qua kí kết các hiệp ước hai bên, nhiều bên hoặc các hiệp ước chung. - Thông qua các dự án, chương trình phát triển. - Xây dựng khu vực thương mại tự do. Thực hiện cơ chế hợp tác sẽ bảo đảm cho ASEAN đạt được các mục tiêu chính và mục đích cuối cùng là hoà bình, ổn định và cùng phát triển II. Thành tựu củ ASEAN + Về kinh tế: - 10/11 quốc gia trở thành thảnh viên của ASEAN, GDP xấp xỉ 800 tỉ USD. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khối khá cao. (Xingapo; In-đô-nê-xia, Malaixia, Vnam.. + Về nâng cao mức sống của nhân dân: Đời sống nhân dân đã được cải thiện, cơ sở hạ tầng được hiện đại hóa. (Xingapo, Gia-cac-ta, Băng -cốc, Kualo Lăm-pơ + Về an ninh xã hội, ổn định chính trị. Tạo dựng được môi trường hoà bình, ổn định trong khu vực. III. Thách thức của ASEAN + Trình độ phát triển còn chênh lệch: GDP bình quân đầu người còn chênh lệch giữa các nước thành viên: Xingapo rất cao, nhiêù nước rất thấp như Mianma, Campuchia, Lào + Vẫn còn tình trạng đói nghèo: Tình trạng đói nghèo ở mỗi nước khác nhau. + Các vấn đề xã hội khác: Tôn giáo, sự hòa hợp dân tộc trong mỗi qgia, dịch bệnh, sử dụng TNTN, bảo vệ MT chưa hợp lí, thất nghiệp IV. VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP ASEAN. 1. Tham gia của Việt Nam - Về kinh tế, giao dịch thương mại của Việt Nam trong khối đạt 30%. - Tham gia hầu hết các hoạt động về chính trị, văn hoá, giáo dục, xã hội, thể thao... - Vị trí của Việt Nam ngày càng được nâng cao. 2. Cơ hội và thách thức - Cơ hội: Xuất được hàng trên thị trường rộng lớn ngót nửa tỉ dân. Thách thức: Phải cạnh tranh với các thương hiệu có tên tuổi, uy tín hơn, các sản phẩm có trình độ công nghệ cao hơn. Giải pháp: Đón đầu đầu tư và áp dụng các công nghệ tiên tiến để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá. B.CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập vào năm nào, ở đâu? Năm 1867, tại Băng Cốc ( Thái lan) Năm 1967, tại Băng Cốc ( Thái lan) Năm 1976, tại Băng Cốc ( Thái lan) Năm 1995, tại Hà Nội ( Việt Nam) Câu 2: Quốc gia nào sau đây không thuộc 5 quốc gia kí tuyên bố về việc thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á năm 1967 tại Thái Lan? In-đô-nê-xi-a. B.Malaixia. C. Xin-ga-po. D. Bru-nây Câu 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á viết tắt là SEATO B. AFTA C. APEC. D. ASEAN Câu 4: Sau bao nhiêu năm kể từ ngày Hiệp hội các nước Đông Nam Á thành lập thì Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức này? 28 năm. B.30 năm. C. 42 năm. D. 45 năm. Câu 5: Cho đến nay, quốc gia còn lại ở Đông Nam Á chưa là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á là Mianma. B. Bru-nây. C. Đông-ti-mo. D. Lào. Câu 6: Mục tiêu của ASEAN được thể hiện khái quát nhất trong ý nào sau đây? Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên. Xây dựng Đông Nam Á thành 1 khu vực hòa bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển. Giải quyết những khác biệt nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước hoặc các tổ chức quốc tế khác. Đoàn kết và hợp tác vì 1 ASEAN hòa bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển. Câu 7: Cơ chế hợp tác của ASEAN rất phong phú và đa dạng là nhằm Đảm bảo thực hiện các mục tiêu của ASEAN Tập trung phát triển kinh tế khu vực Đa dạng hóa các mặt của đời sống xã hội khu vực Phát triển cả kinh tế- chính trị và xã hội của khu vực Câu 8: Đại hội thể thao Đông Nam Á ( SEA Games) là biểu hiện cho cơ chế hợp tác nào của Hiệp hội các nước Đông Nam Á? Thông qua các diễn đàn, hội nghị Thông qua các dự án, chương trình phát triển Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao Thông qua các hiệp ước. Câu 9: Ý nào sau đây là thành tựu lớn nhất của ASEAN? 10/11 quốc gia trong khu vực là thành viên Tạo dựng được một môi trường hòa bình, ổn định Đời sống nhân dân được cải thiện, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa. Trình độ đô thị hóa ngày càng được nâng cao. Câu 10: Việc tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực Đông Nam Á có ý nghĩa chính trị - xã hội hết sức quan trọng bởi vì đó là Điều kiện cần thiết để thu hút khách du lịch thế giới Tiền đề quan trọng để thu hút đầu tư nước ngoài Cơ sở vững chắc cho sự phát triển KT-XH ở mỗi quốc gia và toàn khu vực Điều kiện để thực hiện mục tiêu ASEAN. Câu 11: Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động trên lĩnh vực nào của ASEAN? Kinh tế. B. Văn hóa, thể thao. C. Khoa học công nghệ D. Tất cả các lĩnh vực trên. Câu 12: Thách thức được coi là lớn nhất mà Việt Nam cần phải vượt qua khi tham gia ASEAN là Nước ta có nhiều thành phần dân tộc Quy mô dân số đông và phân bố chưa hợp lí Các tai biến thiên nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán. Chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, công nghiệp Bài 12. Ô-XTRÂY-LI-A Tiết 1. KHÁI QUÁT VỀ Ô-XTRÂY-LI-A. I- Tự nhiên, dân cư và xã hội: 1. Vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên - Vị trí: chiếm cả một lục địa ở Nam bán cầu, đường chí tuyến Nam chạy ngang qua giữa lục địa - Diện tích lớn thứ 6 thế giới. - Đặc điểm tự nhiên: + Địa hình: Từ Tây sang Đông chia 3 khu vực. + Khí hậu: Phân hóa mạnh, phần lớn lãnh thổ có khí hậu hoang mạc. + Cảnh quan: đa dạng, nhiều động vật độc đáo. + Giàu khoáng sản: than sắt, kim cương, + Biển rộng với nhiều tài nguyên. - Chính phủ rất quan tâm bảo vệ môi trường: 11 khu di sản thế giới, 500 công viên quốc gia. -Thiên nhiên đa dạng, tài nguyên phong phú là thuận lợi phát triển nền kinh tế đa ngành. - Khó khăn: diện tích hoang mạc rộng lớn, khô hạn. 2. Dân cư và xã hội - Đa dạng về dân tộc, văn hóa, tôn giáo. - Dân cư phân bố không đều, tập trung đông đúc ở ven biển phía Đông, Đông Nam và Tây Nam. - Tỉ lệ dân thành thị cao (85%). - Gia tăng dân số chủ yếu do nhập cư. - Nguồn nhân lực có chất lượng cao là quốc gia tiên tiến về KHKT. II- Kinh tế 1. Khái quát - Nước có nền kinh tế phát triển gần đây có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định. - Kinh tế tri thức chiếm 50% GDP 2. Dịch vụ: - Chiếm 71% GDP (2004) - GTVT: Phát triển mạnh, nhất là hàng không. - Ngoại thương phát triển mạnh. + Xuất khẩu: Khoáng sản, máy móc, lương thực, thực phẩm. + Nhập khẩu: Máy móc, thiết bị vận tải, nguyên liệu, - Du lịch: Phát triển mạnh do có nhiều điều kiện về tự nhiên, văn hóa, cơ sở hạ tầng. - Dịch vụ y tế, giáo dục rất phát triển. 3. Công nghiệp - Trình độ cao - Các ngành phát triển mạnh: Khai thác khoáng sản, công nghệ cao như sản xuất thuốc và thiết bị y tế, phần mềm máy tính, viễn thông, khai thác năng lượng mặt trời, công nghiệp hàng không, chế biến thực phẩm. - Các trung tâm CN tập trung ở ven biển phía Đông, Đông Nam và Tây Nam. - Các trung tâm công nghiệp lớn: Xít-ni, Men-bơ, A-đê-lai. 4. Nông nghiệp - nền nông nghiệp hiện đại, trình độ kĩ thuật cao, chăn nuôi chiếm 60% giá trị sản xuất nông nghiệp. - Chỉ chiếm 5,6% lực lượng lao động, nhưng chiếm 25% giá trị xuất khẩu. - Sản xuất và xuất khẩu nhiều lúa mì, len, sữa và thịt bò. - Phân bố: + Chăn nuôi gia súc lớn và cừu ở các đồng cỏ nội địa phía Đông. + Lúa mì: Vùng đồng bằng ven biển phía Đông Nam, Tây Nam.
Tài liệu đính kèm: