Ôn Tập
HẦU TRỜI
Tản Đà
A-Mục tiêu bài dạy:
Giúp HS :
- Củng cố nâng cao những kiến thức đã học về bài thơ “ Hầu trời” Của Tản Đà
Cảm nhận được cái tôi cá nhân- một cái tôi lãng mạn bay bổng giàu trí tưởng tượng, một cái tôi ngông phóng túng tự ý thức sâu sắc về tài năng giá trị đích thực của bản thân, khao khát được khẳng định mình giữa cuộc đời
- Tích hợp với thao tác phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận
B- Chuẩn bị
- Sgk,Sgv Ngữ văn 11. Tài liệu tham khảo
- Thiết kế bài giảng
Ngày soạn: Tuần dạy: Lớp dạy: Ôn Tập Hầu trời Tản Đà A-Mục tiêu bài dạy: Giúp HS : - Củng cố nâng cao những kiến thức đã học về bài thơ “ Hầu trời” Của Tản Đà Cảm nhận được cái tôi cá nhân- một cái tôi lãng mạn bay bổng giàu trí tưởng tượng, một cái tôi ngông phóng túng tự ý thức sâu sắc về tài năng giá trị đích thực của bản thân, khao khát được khẳng định mình giữa cuộc đời - Tích hợp với thao tác phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận B- Chuẩn bị - Sgk,Sgv Ngữ văn 11. Tài liệu tham khảo - Thiết kế bài giảng C- Nội dung lên lớp Hoạt động của GV và Hs Nội dung và yêu cầu cần đạt Hoạt động 1 - GV ổn định tổ chức, kiểm tra kiến thức đã học - GV phát vấn... .. . Hoạt động 2 ( GV định hướng HS tìm hiểu những kiến thức cơ bản về TĐ) Hoạt động 3 ( GV định hướng HS tìm hiểu phân tích đề bài cụ thể) - GV ghi đề bài lên bảng - Hs đọc đề bài, suy nghĩ, xác định các yêu cầu của đề bài ( phân tích đề) - GV định hướng thông qua những câu hỏi gợi mở : (?) Vấn đề cần nghị luận ở đây là gì? (?) Yêu cầu nội dung của bài viết ? (?) Yêu cầu về phương pháp, pháp vi dãn chứng ? - GV nêu vấn đề: Trí tưởng tượng lãng mạn bay bổng của Tản Đà được thể hiện như thế nào trong cuộc hầu trời? Hãy thuật lại chuyện Hầu trời và làm rõ tài hư cấu của Tản Đà ? - Hs trao đổi theo nhóm - GV định hướng : (?) Chú ý cách tạo tình huống, chọn chi tiết, dựng đối thoại, bố trí các cảnh, miêu tả tâm lí của nhân vật? - GV mở rộng: Thơ TĐ thường hay nói về cảnh trời – một mô tuýp nghệ thuật có tính hệ thống trong thơ ông- ông tự coi mình là một “ trích tiên”. có lúc chán đời ông “muốn làm thằng cuội” để cùng chị Hằng “ Tựa nhau trông xuống thế gian cười”. Có lúc mơ màng TĐ lại muốn theo bước chân Lưu Thần- Nguyễn Triệu lạc bước vào cho chốn Thiên Thai. Táo bạo hơn ông còn mơ thấy mình lên thiên đình hội ngộ cùng các Mĩ nhân kim cổ như Tây Thi, Chiêu Quân, Dương Quý phi, cùng đàm đạo văn chương với các bậc tiền bối như Nguyễn Trãi, Hàn Thuyên, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương. thậm chí với cả ông Khổng Tử, Rut- xô. TĐ còn viết thư hỏi giời và bị giời mắng. Hầu trời nằm trong chuỗi cảm hứng lãng mạn đó - GV nêu vấn đề : Cái mà người ta thường gọi là “ ngông” ở Tản Đà thể hiện như thế nào trong bài thơ? Hãy liên hệ với cái tôi ngông của các tác giả trong văn thơ đã học? So sánh với bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ? - Hs trao đổi theo nhóm - GV định hướng : (?) Cái “ ngông” của thi sĩ Tản Đà trong bài thơ đã được thể hiện ở những phương diện nào? Có thể giải thích ra sao? (?) Anh chị hiểu thế nào là cái “ ngông” cái ngông trong văn chương thường bộc lộ như thế nào ? - Đại diện các nhóm trình bày nhận xét lẫn nhau - GV tổng hợp: (?)Việc “ bịa” ra chuyện hầu trời mang ý nghĩa gì? - HS phân tích điểm giống nhau và khác nhau giữa cái ngông của TĐ và NCTrứ (?) Chi tiết nào cho thấy TĐ ý thức sâu sắc về tài năng thơ ca của mình? - Anh chị nhận xét gì về cách “ quảng cáo” tài năng của TĐà? (?) Chi tiết nào nói rằng TĐ là con người táo bạo, ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân - GV nhận xét về giọng kể của nhà thơ Hoạt động 4 ( Củng cố hướng dẫn, dặn dò ) - GV chốt lại các ý cơ bản - GV hướng dẫn Hs chuẩn bị tiết ôn tập sau - GV rút kinh nghiệm bài dậy .. .. .. Đề bài: “ Cái tôi cá nhân của Tản Đà trong bài thơ Hầu Trời” I- Tìm hiểu đề - Vấn đề cần nghị luận: Cái tôi của Tản Đà bộc lộ trong bài thơ Hầu trời - Nội dung cần triển khai : + Cái tôi lãng mạn, bay bổng, giàu trí tưởng tượng + Cái tôi ngông ngạo, ý thức sâu sắc về tài năng cá nhân II- Lập dàn ý 1- Cái tôi lãng mạn bay bổng, giàu trí tưởng tượng * Bịa ra một tình huống tự nhiên độc đáo - Tản Đà thể đã thể hiện tài hư cấu độc đáo của mình Chuyện kể về một giấc mơ- mơ thì không có thực mà chíh tác giả khi tỉnh dậy vẫn còn ngờ ngợ, bàng hoàng “ Chẳng biết có hay không”. Cảm giác nửa thực nửa hư thoạt đầu đã gây sự chú ý kích thích chí tò mò của người đọc, và hứa hẹn nhiều điều thú vị trong câu chuyện tác giả chuẩn bị kể - Tình huống của chuyện bắt đầu từ tiếng ngâm thơ “ vang cả sông Ngân Hà” – khiến trời mất ngủ. Cái duyên của Tản Đà gắn lièn với chuyện văn chương, gắn liền với phút cao hững của thi nhân. Chuyện bịa mười mươi mà xem chừng rất tự nhiên * Khéo léo tưởng tượng ra một cảnh hầu trời thú vị - Khéo léo tả bối cảnh : Từ bối cảnh thanh đạm nơi phòng văn hạ giới tới bối cảnh rực rỡ oai nghiêm của chốn thiên đìnhà Làm cho không gian câu chuyện trở nên sinh động phong phú nhiều tầng lớp, phù hợp với trường hành động của các nhân vật - Tượng ra một cuộc tiếp đón vồn vã nồng hậu của trời dành cho mình : “ Trời sai tiên nữ dắt lôi dậy/ Ghế bành như tuyết, vân như mây/ truyền cho văn sĩ ngồi chơi đấy/ trời sai pha nước để nhấp giọng. Và cả cái cảnh chư tiên nghiêm túc đĩnh đạc ngồi ghe Tản Đà đọc thơ: “ Chư tiên ngồi quanh đã tĩnh túc..” - Khéo léo tạo ra những đoạn đối thoại và miêu tả linh hoạt những phản ứng tâm lí đa dạng của từng nhân vật được đan cài vào nhau thật linh hoạt khiến cho người đọc có cảm tưởng mình đang tham gia thhwc sự vào câu chuyện, cùng nếm trải những “phút sướng lạ lùng” “ đắc ý” cao hứng tột cùng của thi nhân à Mượn môtuýp lên trời xưa cũ để biến thành một phương tiện nghệ thuật à Việc hư cấu nghệ thuật của Hầu Trời có một ý nghĩa cách tân nhất định. Nó như muốn đưa thơ trữ tình thoát dần khỏi nhiệm vụ tỏ chí nghiêm trang, khắc khổ để tiện giãi bày những cảm xúc phóng khoáng của con người 2- Cái tôi ngông ngạo, ý thức sâu sắc về tài năng cá nhân - “ Ngông” của các nhà nho xưa là một sản phẩm của xã hội á Đông, “ cái xã hội bị Khổng giáo úp chụp lên như một cái vung, om cho nghẹt thở” ( Xuân Diệu) ở xã hội lễ nghi đó những cá tính độc đáo thường bị coi là “ ngông”, là khác đời Trong văng chương “ ngông” là một thái độ phản ứng của người nghệ sĩ tài hoa, một kiểu ứng xử xã hội và nghệ thuật khác thói thường của những nhà văn nhà thơ có ý thức cá nhân cao độ, không chịu chấp nhận sự bằng phẳng đơn điệu nên thường phá cách: Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Tú Xương . - Cái ngông của Tản Đà biểu hiện ở chỗ : + Tự cho văn mình hay đến mức trời cũng phải tán thưởng + Không thấy ai đáng là kẻ tri âm với mình ngoài trời và các chư tiên + Xem mình là một “ Trích tiên” bị đầy xuống hạ giới thực hiện một sứ mệnh cao cả ( Thực hành thiên lương) à Nguyên việc “ bịa” ra chuyện hầu trời, nói như thể đó là chuyện thật đã hàm chứa một sự khiêu khích nhất định đối với cái nhìn đầy thành kiến về thang bậc và giá trị con người trong xã hội. Đấy là chưa kể TĐ còn tưởng tượng các đấng siêu nhiên sánh ngang hàng với mình à Cái ngông củaTĐ có nhiều điểm gặp lại cái ngông của NCTrứ : ý thức cao về tài năng của bản thân, dám nói giọng bông lơn với những đối tượng như Trời , Bụt, Tiên, Phậtdám phô bày con người “ vượt khuôn khổ” trước thiên hạ như muốn giỡn mặt thiên hạ Cái khác của TĐ với NCTrứ: Cái ngông của Tản Đà là cái ngông của kẻ tuy không phải sống vô trách nhiệm với xã hội nhưng không còn xem vấn đề “ Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung” là hệ trọng nữa. Hơn nữa cái tài mà TĐ muốn khoe là cái tài ở phạm trù văn chương. Tản Đà đã rũ bỏ được khá nhiều gánh nặng trách nhiệm - mà thôg thường các nhà nho vẫn phải đặt lên vai mình- để sống thanh thản hơn với cái tự do mới mẻ mà thời đại mới đã mang tới + Tản Đà ý thức sâu sắc về tài năng thơ ca của bản thân, tác giả tự khen tài thơ văn cảu bản thân: “ giọng đọc tốt hơi/ văn hay/ lắm lối/ phong phú thể loại/ xuất bản được nhiều..” Khéo léo mượn nhà trời để khoe văn mình “ Chư tiên nghe xúc động tán thưởng, hâm mộtrời khhen nhiệt tình “ văn thật tuyệt” “trần thế chắc có ít” “ lời chuốt như sao băng, khí văn hùng mạnh” Tản Đà đã “rao” văn một cách duyên dáng hóm hỉnh, đến trời cũng phải bật cười và văn chương hạ giới bống chốc trở thành món hàng đắt giá “ Chư tiên ao ước tranh nhau dặn/ anh gánh lên đây bán chợ trời”. Văn chương của Tản Đà đã chinh phục được cả các “ thượng đế” nơi thiên đình. + Con người táo bạo, ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân. Dám đường hoàng bộc lộ một cái tôi rất cá thể của Tản Đà- Nguyễn Khắc Hiếu- con người của vùng sông Đà núi Tản + Con người ngông ngạo dám lên tận trời để khẳng định tài năng của bản thân. Với TĐ chốn hạ giới ông bị coi thường khinh rẻ nên ông phải lên tận trời để thoả nguỵện cõi lòng + Giọng kể đa dạng hóm hỉnh có phần ngông nghênh tự đắc, dường như TĐ phóng đại một cách có ý thức cái cá tính của bản thân.Một con người tự tin bản lĩnh mới dám phô diễn cái tôi như vậy.
Tài liệu đính kèm: