Giáo án dạy Ngữ văn 11 tiết 79, 80: Vội vàng - Xuân Diệu

Giáo án dạy Ngữ văn 11 tiết 79, 80: Vội vàng - Xuân Diệu

VỘI VÀNG.

 Xuân Diệu.

I. MỤC TIÊU.

 - Giúp học sinh cảm nhận được niềm khao khát sống mãnh liệt, hết mình và quan niệm về thời gian, tuổi trẻ và hạnh phúc của Xuân Diệu. Thấy được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc dồi dào và mạch luận lí sâu sắc, những sáng tạo độc đáo về nghệ thuật của nhà thơ.

 - Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu, phân tích một bài thơ hiện đại.

 - Có ý thức về cuộc sống, về tuổi trẻ.

II.PHƯƠNG PHÁP: phát vấn , thuyết giảng , thảo luận.

III. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:SGK,SGV

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1. Kiểm tra bài cũ :5p

 Cảm nhận của em về cái tôi ngông của nhà thơ Tản Đà qua bài Hầu Trời.

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 37426Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Ngữ văn 11 tiết 79, 80: Vội vàng - Xuân Diệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tieát: 79- 80.
Ngaøy soaïn:..
Ngày dạy:..
VỘI VÀNG.
	 Xuân Diệu.
I. MỤC TIÊU.
 - Giúp học sinh cảm nhận được niềm khao khát sống mãnh liệt, hết mình và quan niệm về thời gian, tuổi trẻ và hạnh phúc của Xuân Diệu. Thấy được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc dồi dào và mạch luận lí sâu sắc, những sáng tạo độc đáo về nghệ thuật của nhà thơ.
 - Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu, phân tích một bài thơ hiện đại.
 - Có ý thức về cuộc sống, về tuổi trẻ.
II.PHƯƠNG PHÁP: phát vấn , thuyết giảng , thảo luận.
III. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:SGK,SGV
IV. HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOÏC 
 1. Kieåm tra baøi cũ :5p
 Cảm nhận của em về cái tôi ngông của nhà thơ Tản Đà qua bài Hầu Trời.
 2.Giảng bài mới
 *Lời vào bài:Thơ XD là nguồn sống dào dạt chưa từng thấy .XD say đắm tình yêu ,say đắm cảnh trời ,sống vội vàng sống cuốn quýt muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình .Khi vui cũng như khi buồn người đều nồng nàn tha thiết .Nhận định trên đây của nhà phê bình văn học Hoài Thanh rất đúng với hồn thơ XD càng đúng hơn với bài thơ vội vàng .
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
10
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc- hiểu khái quát.
GV:Yêu cầu học sinh đọc tiểu dẫn SGK, sau đó giúp học sinh tóm tắt về tác giả và tác phẩm.
GV: Thuyết giảng: Phép biện chứng tâm hồn. Tâm hồn con người là một lĩnh vực tinh tế, sinh động, không đơn giản theo một lôgic thông thường.
Vui- buồn
Lạc quan- bi quan
Yêu đời- yếm thế.
Hoạt động 1:Đọc tiểu dẫn SGK, tóm tắt.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả.
- Xuân Diệu ( 1916- 1985), quê cha ở Can Lộc- Hà Tĩnh, quê mẹ ở Tuy Phước- Bình Định.
- Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. 
-Là nhà thơ của tình yêu của mùa xuân và tuổi trẻ với giọng thơ sôi nổi đắm say và yêu đời thắm thiết.
-Xuân Diệu đóng góp cho nền văn học Việt Nam hiện đại trên nhiều lĩnh vưc: Thơ ca, văn xuôi, tiểu luận phê bình, nghiên cứu văn học, 
- Trước Cách mạng tháng Tám, thơ Xuân Diệu thể hiện hai tâm trạng trái ngược nhau: Vừa rất yêu đời, rất thiết tha với cuộc sống; vừa hoài nghi, chán nản, cô đơn.
2.Tác phẩm:
 Bài Vội vàng được in trong tập Thơ thơ. Đây là bài thơ thể hiện rõ tâm trạng của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám.
70
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc- hiểu chi tiết.
GV: Yêu cầu học sinh đọc diễn cảm bài thơ.
GV:Ngay đầu bài thơ là một ước muốn của tác giả, vậy tác giả ước muốn điều gì? Điều ước muốn đó có khác thường không? 
GV: Cách thể hiện ước muốn đó? Mục đích của tác giả là để làm gì?
* Ý muốn của nhà thơ có vẻ vô lí nhưng niềm khao khát lại hoàn toàn có lí. Bởi cuộc sống đang bày ra trước mắt nhà thơ những hình ảnh, âm thanh tuyệt đẹp như mời mọc như quyến rũ con người.
GV:Em hãy chỉ ra những hình ảnh, âm thanh, sắc màu của mùa xuân?
GV: Hãy phân tích giá trị biểu cảm của các tính từ trong đoạn thơ? 
Cách thể hiện của tác giả có gì đặc biệt?
GV: Đoạn thơ thể hiện tâm trạng gì của tác giả?
GV: Vì sao tác giả rơi vào tâm trạng hoài nghi, chán nản?
GV: Xuân Diệu đã cảm nhận quy luật của tự nhiên như thế nào?
GV: Phân tích nghệ thuật trong đoạn thơ?
GV: Thiên nhiên bây giờ như thế nào?
 Em suy nghĩ gì về câu thơ của Nguyễn Du: Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.
GV: Tâm trạng của Xuân Diệu trong bài thơ có phải là tâm trạng chung của thanh niên đương thời hay không? Vì sao họ lại có tâm trạng như vậy?
GV: Em nghĩ gì về thái độ sống cuồng nhiệt của Xuân Diệu ở cuối bài thơ? Điều ấy được thể hiện qua những từ ngữ như thế nào?
GV: Nhìn toàn bài, tâm trạng bao trùm tác phẩm là tâm trạng nào? Yêu đời hay chán nản, bi quan?
Hoạt động 2: Đọc diễn cảm bài thơ SGK.
HS: Đọc bốn câu thơ đầu, thảo luận trả lời.
HS: Suy nghĩ, trả lời.
- Điệp từ: Tôi muốn.
- Động từ mạnh mẽ: Tắt, buộc.
- Giọng thơ dứt khoát với thể 5 chữ.
Ngắt câu giữa dòng
.
Đối lập Giọng thơ cũng trở nên buồn
Nhuốm màu tang thương, ảm đạm- đối kháng với con ngườ
Tâm trạng của Xuân Diệu là tâm trạng chung của các nhà thơ mới bấy giờ: Chế Lan Viên, Huy Cận, Hàn Mặc Tử,
- Bởi họ đều mang thân phận của một người dân mất nước, sống trong cảnh xã hội ngột ngạt tù túng
 Đoạn thơ thể hiện niềm say sưa yêu đời, yêu cuộc sống của nhà thơ.
.
 - Thái độ sống rất tích cực, tận hưởng từng giây từng phút hương vị của tuổi trẻ, thiên nhiên.
- Thể hiện: Những động từ kết hợp với những tính từ liên tiếp thể hiện khát vọng mãnh liệt, vội vàng của tác giả.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1.Tiếng reo vui trước dáng vẻ tươi đẹp của thiên nhiên :
- Mở đầu bài thơ là một ước muốn hết sức táo bạo mãnh liệt :muốn ngự trị thiên nhiên, tước đoạt quyền của tạo hóa: 
"Ước muốn ngăn thời gian chặn sự già nua tàn tạ để tận hưởng hết hương sắc của mùa xuân.
-Ước muốn của thi nhân xuất phát từ lòng yêu cuộc sống đến tha thiết ,say mê .Nhà thơ dùng mọi giác quan để để đón nhận và hưởng thụ hương sắc trần gian.
-Bức tranh thiên nhiên có đủ ong bướm hoa lá yến anh và cả ánh bình minh rực rỡ "tràn đầy sinh lực ,ngồn ngộn sắc xuân, hương xuân và tình xuân.
- Điệp từ :Này đây, diễn tả tâm trạng vui sướng, say mê kết hợp với phép liệt kê làm cho cảnh mùa xuân thêm rực rỡ, tươi thắm.
]Đó là một tâm trạng say sưa, mê đắm, yêu đời, yêu cuộc sống của tác giả.
2.Tâm trạng chán nản hoải nghi bi oan trước thực tế :
-- Niềm vui phút chốc tan biến, nỗi lo âu xuất hiện: 
 “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa”
-Cách ngắt câu giữa dòng, một tâm trạng trái ngược xuất hiện: Một của khao khát say mê, một của ai hoài, u uất.
-- Nhà thơ cảm nhận được sự trôi chảy của thời gian, vạn vật sẽ thay đổi. Niềm vui tan nhanh như một giấc mộng hão huyền trước cái sự thật khắc nghiệt, phũ phàng, cái lạnh lùng nghiệt ngã của quy luật thời gian.
Xuân đương tới -> đương qua
Còn non -> sẽ già
Xuân hết -> tôi mất.
-- Thi sĩ cảm nhận cái giới hạn của đời người trước cái vô biên, vĩnh hằng của đất trời, vũ trụ.
Còn trời đất – chẳng còn tôi.
Tuổi trẻ - chẳng hai lần thắm lại.
- Nghệ thuật : 
 + Đối lập giữa còn – mất; con người - thiên nhiên; quy luật của đất trời – với quy luật của đời người,
 + Giọng thơ cũng trở nên buồn, ngao ngán, nặng nề u uất.
- Thiên nhiên vì thế nhuốm màu tang thương, ảm đạm- đối kháng với con người:Chia phôi, tiễn biệt, hờn, sợ phai tàn,
- Tác giả rơi vào tâm trạng tuyệt vọng:
Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa.
]Đó là tâm trạng trái ngược của một tâm hồn quá nhạy cảm và không có niềm tin, hi vọng trong cuộc sống. Đây cũng là tâm trạng chung của một lớp người đương thời.
3.Lòng yêu cuộc sống đến đô cuồng si:
- Để khắc điều đó, thi sĩ đề ra lối sống gấp gáp, vội vàng: Sống hưởng thụ cái vui trong hiện tại.
Mau đi thôi!Mùa chưa ngả chiều hôm.
- Tình yêu cuồng nhiệt với cuộc sống với đời được thể hiện qua một loạt các động từ và tính từ mạnh:Ôm, riết, say, thâu, cắn; chếnh choáng, no nê, đã đầy, nhiều,
-Nhịp thơ dồn dập ,sôi nổi hối hả ,cuồng nhiệt.
- Điệp khúc ta muốn " khát vọng sống vô cùng táo bạo ,mãnh liệt.
]Đây là một quan niệm sống tích cực so với hoàn cảnh đất nước bấy giờ.
5
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết.
GV: Yêu cầu học sinh dựa vào ghi nhớ SGK tổng kết.
Hoạt động 3: Đọc kĩ phần ghi nhớ SGK.
III. Tổng kết.
 Bài thơ nổi bật lên tư tưởng nhân văn: Lòng yêu đời, yêu cảnh vật, yêu tuổi trẻ, yêu mùa xuân, là thái độ sống nồng nhiệt, thích sống, thèm sống của Xuân Diệu. Tư tưởng đó được thể hiện qua giọng điệu thơ sôi nổi, nhịp thơ hăm hở và những từ ngữ, hình ảnh táo bạo đầy cảm giác.
3.Cuûng coá:
 *Thấy được quan niệm sống tích cực của Xuân Diệu.
4. Daën doø
 -Học bài, học thuộc bài thơ.
 - Soạn bài Thao tác lập luận bác bỏ.

Tài liệu đính kèm:

  • docvội vàng.doc