NGHĨA CỦA CÂU
( tiếp theo)
I.MỤC TIÊU.
- Giúp học sinh nhận thức được hai thành phần nghĩa của câu ở những nội dung phổ biến và dễ nhận thấy của chúng.
- Có kĩ năng phân tích, lĩnh hội nghĩa của câu và kĩ năng đặt câu thể hiện được các thành phần nghĩa một cách phù hợp nhất.
II.PHƯƠNG PHÁP
III. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu gồm có những thành phần nghĩa cơ bản nào? Nghĩa sự việc của câu là gì? Phân tích nghĩa sự việc trong từng câu thơ của bài Tự tình(II)- Hồ Xuân Hương.
Tieát: 78. Ngaøy soaïn: Ngày dạy:.. . NGHĨA CỦA CÂU ( tiếp theo) I.MỤC TIÊU. - Giúp học sinh nhận thức được hai thành phần nghĩa của câu ở những nội dung phổ biến và dễ nhận thấy của chúng. - Có kĩ năng phân tích, lĩnh hội nghĩa của câu và kĩ năng đặt câu thể hiện được các thành phần nghĩa một cách phù hợp nhất. II.PHƯƠNG PHÁP III. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: IV. HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOÏC 1. Kieåm tra baøi cũ Câu gồm có những thành phần nghĩa cơ bản nào? Nghĩa sự việc của câu là gì? Phân tích nghĩa sự việc trong từng câu thơ của bài Tự tình(II)- Hồ Xuân Hương. 2.Giảng bài mới: TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Mục tiêu cần đạt 25 Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa tình thái. GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK, sau đó trả lời các câu hỏi sau: - Nghĩa tình thái trong câu được thể hiện ở những phương diện cơ bản nào? Cho ví dụ? - Nếu bỏ các từ ngữ tình thái đi thì nghĩa tình thái của câu sẽ thay đổi như thế nào? So sánh các câu có sử dụng từ ngữ tình thái với những câu không sử dụng từ ngữ tình thái? GV: Giúp học sinh phân tích các ví dụ SGK và yêu cầu học sinh lấy thêm ví dụ tương tự. GV: Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ SGK. Hoạt động 1 HS: Thảo luận trả lời. người nghe. HS: Suy nghĩ lấy ví dụ và so sánh. III. Nghĩa tình thái. * Nghĩa tình thái thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe. 1) Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu. - Khẳng định tính chân thực của sự việc. VD: +Bá Kiến quả có ý muốn dàn xếp cùng hắn thật. + Sự thật là tôi chưa hề biết đến chuyện này. - Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao hoặc thấp. VD: Hình như có một thời hắn đã từng ao ước có một gia đình nho nhỏ. - Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phương diện nào đó của sự việc. VD: Với lại, đêm họ chỉ mua bao diêm hay gói thuốc là cùng. - Đánh giá sự việc có thật hay không có thật, đã xảy ra hay chưa xảy ra. - Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc. VD:Có thể nó sẽ không bao giờ trở về nơi này nữa. 2) Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe. - Tình cảm thân mật, gần gũi. VD: Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ! - Thái độ bực tức, hách dịch. - Thái độ kính cẩn. VD: Ngục quan cảm động vái người tù một vái,.: Kẻ mê muội này xin bái lĩnh. - Thái độ mỉa mai. VD: Bá Kiến cười hả hê: - Ồ tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ. 15 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập. GV: Giúp học sinh giải quyết các bài tập trong SGK. Hoạt động 2: Đọc các bài tập SGK và làm theo hướng dẫn của giáo viên. III. Luyện tập. Bài tập 1 SGK. a) – Nghĩa sự việc: Đặc điểm về thời tiết của hai miền Nam/ Bắc có sự khác nhau. - Nghĩa tình thái: Phỏng đoán với độ tin cậy cao :chắc. b)- Nghĩa sự việc: Nghĩa biểu thị quan hệ: Ảnh là của mợ Du và thằng Dũng. - Nghĩa tình thái: Khẳng định sự việc ở mức độ cao :rõ ràng là. c)- Nghĩa sự việc: Nghĩa biểu thị quan hệ: Cái gông (to nặng) tương xứng với tội án tử tù. - Nghĩa tình thái: Khẳng định một cách mỉa mai:thật là. d)- Nghĩa sự việc: Biểu hiện hành động. - Nghĩa tình thái: Mức độ (chỉ), đánh giá sự việc có thực hoặc không có thực, đã xảy ra hay chưa xảy ra. 3. Cuûng coá:Biết cách nhận diện nghĩa tình thái trong câu 4. Daën doø: -Làm các bài tập còn lại trong SGK. -Soạn bài Vội vàng- Xuân Diệu.
Tài liệu đính kèm: