Giáo án dạy Ngữ văn 11 tiết 73 Lưu biệt khi xuất dương ( Xuất dương lưu biệt) Phan Bội Châu

Giáo án dạy Ngữ văn 11 tiết 73 Lưu biệt khi xuất dương ( Xuất dương lưu biệt) Phan Bội Châu

LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG.

( Xuất dương lưu biệt)

 Phan Bội Châu.

I. MỤC TIÊU.

- Cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX và giọng thơ tâm huyết, sôi trào của Phan Bội Châu.

- Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu, phân tích một bài thơ thất ngôn Đường luật qua bản dịch.

- Bồi dưỡng tinh thần yêu nước và khí thế sục sôi cách mạng.

II.PHƯƠNG PHÁP

II. CHUẨN BỊ.

 - Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGV, SGK.

 - Trò: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới.

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 20929Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Ngữ văn 11 tiết 73 Lưu biệt khi xuất dương ( Xuất dương lưu biệt) Phan Bội Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tieát: 73. 
Ngaøy soaïn:
Ngày dạy:..
	 LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG.
( Xuất dương lưu biệt)
 Phan Bội Châu.
I. MỤC TIÊU.
- Cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX và giọng thơ tâm huyết, sôi trào của Phan Bội Châu.
- Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu, phân tích một bài thơ thất ngôn Đường luật qua bản dịch.
- Bồi dưỡng tinh thần yêu nước và khí thế sục sôi cách mạng.
II.PHƯƠNG PHÁP
II. CHUAÅN BÒ. 
 - Thaày: Ñoïc taøi lieäu tham khaûo, SGV, SGK. 
 - Troø: Ñoïc SGK, hoïc baøi cuõ, soaïn baøi môùi.
III. HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOÏC 
 1. Kieåm tra baøi cũ . 
 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 2.Giảng bài mới:
*Lời vào bài :Phan Bội châu,vị anh hùng ,vị thiên sứ ,đấng xả thân vì độc lập ,được 20 triệu con người trong vùng nô lệ tôn sùng .Sau này Tố Hữu viết trong Theo Chân Bác: “Phan Bội Châu câu thơ dậy sống .Bạn cùng ai đất khách dãi dầu”.Đó là những lời văn thơ đánh giá rất cao về con người và thơ văn của nhà CM ,một văn sĩVN kiệt xuất nhất 25 năm đầu thế kỷ XX.Trước khi bí mất lên đường sang Nhật Bản tổ chức và chỉ đạo phong trào Đông Du PBC cảm hứng viết bài thơ này.
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
10
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc- hiểu khái quát.
GV:Yêu cầu học sinh đọc tiểu dẫn SGK, sau đó gợi ý.
- Cuộc đời của Phan Bội Châu có thể chia làm mấy giai đoạn?
- Thơ văn Phan Bội Châu , gồm những tác phẩm nào?
GV: Dựa vào SGK, em hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
Hoạt động 1:HS Đọc SGK, thảo luận trả lời.
HS suy nghĩ trả lời
HS: Dựa vào SGK, cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
I. Đọc- hiểu khái quát.
1 .Tác giả.
- Phan Bội Châu (1867- 1940), quê Nam Đàn- Nghệ An.
-Là nhân vật kiệt xuất của lịch sử đầu thế kỷ XX.
- Là một nhà chiến sĩ có tấm lòng yêu nước và khát vọng cứu nước nồng nàn .
- Phan Bội Châu còn là một nhà thơ, nhà văn lớn, ông dùng văn chương để phục vụ sự nghiệp cách mạng của mình.
2.Tác phẩm:
- Hoàn cảnh ra đời: Năm 1905 Phan Bội Châu từ giã bạn bè đồng chí trước khi lên đường sang Nhật tìm đường cứu nước.
- Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật
25
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc- hiểu chi tiết.
GV: Gọi học sinh đọc diễn cảm văn bản phần nguyên tác, dịch nghĩa và dịch thơ.
GV: Xác định nội dung chính của hai câu đề? 
GV: Nhà thơ nào cũng viết về chí nam nhi?Dẫn chứng?
GV: Quan niệm của PBC như thế nào về chí làm trai?
Con người dám đối lập với cả đất trời, cả vũ trụ để tự khẳng định mình, vượt lên trên cái mộng công danh tầm thường vốn gắn liền với hai chữ hiếu, trung.
GV: Xác định nội dung chính của hai câu thực.
Cái tôi của tác giả được thể hiện như thế nào?
GV:Hai câu luận thể hiện quan niệm về vinh nhục và thái độ đối với nền học vấn cũ trước vận mệnh đất nước, theo em ý tưởng này có gì mới mẻ?
GV:Nguyễn Khuyến có hai câu tương tự: Sách vở ích gì cho buổi ấy/ Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già.
GV: Phân tích nghệ thuật đối ngẫu ở hai câu 5 và 6.
GV: Có phải nhà thơ muốn phủ nhận sách vở thánh hiền không?
Phan Bội Châu gắn với tư tưởng Khổng Mạnh, từ bỏ sách vở thánh hiền không phải là coi thường hay phủ nhận mà chỉ muốn bày tỏ ý nghĩ: Lý thuyết không còn phù hợp nữa.
Mặt khác, chối bỏ tư tưởng Khổng Mạnh lúc này là một biểu hiện táo bạo, mới mẻ của Phan Bội Châu trong thời thế mới, biểu hiện tư tưởng mới mà ông tiếp thu từ phong trào Tân thư đầu thế kỉ.
GV: Em hãy nhận xét về hình ảnh trong hai câu kết?
Hoạt động 2:
đọc diễn cảm văn bản phần nguyên tác, dịch nghĩa và dịch thơ.
 -Hai câu đề thể hiện quan niệm về chí làm trai và tư thế, tầm vóc của con người trước vũ trụ.
HS: Suy nghĩ phát biểu.
 -Hai câu thực là ý thức về cái tôi trách nhiệm cao cả.
- cái tôi trách nhiệm.
HS: Thảo luận trả lời.
 Đó là một tư tưởng táo bạo, mới mẻ. 
HS: Phân tích nghệ thuật đối ngẫu.
Sống – chết
Vinh – nhục
Còn – mất.
HS: Suy nghĩ trả lời.
HS: Thảo luận trả lời.
Đẹp lãng mạn.
Mạnh mẽ, hào hùng.
II.Đọc- hiểu văn bản:
1. Hai câu đề: Quan niệm về chí làm trai, tư thế trước vũ trụ.
Làm trai phải lạ ở trên đời,
Há để càn khôn tự chuyển dời.
- Hai câu thơ đề cập đến chí làm trai nói chung" Đó là lí tưởng nhân sinh của các nhà nho trong thời phong kiến .
-Với Phan Bội Châu chí làm trai phải gắn liền với sự nghiệp cứu nước "người trai phải lập nên sự nghiệp phi thường hiển hách, dám mưu đồ những việc kinh thiên động địa, xoay chuyển vũ trụ chứ không chịu để vũ trụ xoay chuyển lại mình.
] Tư thế chủ động, mạnh mẽ, ngang tàng, dám ngạo nghễ.
2 .Hai câu thực:Ý thức về cái tôi.
 “Trong khoảng trăm năm cần có tớ,
Sau này muôn thuở, há không ai”?
- Chí làm trai của Phan Bội Châu gắn với ý thức về cái tôi đầy trách nhiệm lớn lao đáng kính"quan niệm nhân sinh quan vượt khỏi danh lợi tầm thường nêu ước vọng chính đáng là lưu lại tiếng thơm cho đời.
-Câu thơ như một lời khẳng định mạnh mẽ về cái tôi trách nhiệm đối với dân với nước.Nhà thơ tự hỏi mình ,nhưng đồng thời là hỏi mọi người ,hỏi thời đại.
3. Hai câu luận:Quan niệm về vinh nhục và thái độ đối với nền học vấn cũ trước vận mệnh đất nước.
Non sông đã chết, sống thêm nhục,
Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài!
-Tác giả bộc lộ nỗi uất giận khôn nguôi phủ định cuộc sống nhục nhã để tìm lẽ sống vinh quang "nhiệt huyết trước sự tồn vong của đất nước.
-Tác giả nhận thấy sự bất lực của tín điều Nho học ,qua sách thánh hiềntrước sự mất còn của tổ Quốc."tinh thần dân tộc.
. 
4.Hai câu kết: Khát vọng và tư thế trong buổi lên đường.
Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.
- Bài thơ kết lại trong tư thế hăm hở ra đi tìm đường cứu nước.
- Hình ảnh thơ thật lãng mạn, hào hùng, bay bổng ở bên trên thực tại tối tăm, khắc nghiệt vươn ngang tầm vũ trụ bao la.
-Tác giả xuất dương ngoài hoài bão của chính mình còn mang theo bao kỳ vọng của bạn bè đồng chí
5
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tổng kết.
GV: Hướng dẫn học sinh tổng kết theo hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
HS: Đọc ghi nhớ SGK, tổng kết.
III. Tổng kết.
- Nội dung: Bài thơ nhỏ mà chứa đựng nội dung tư tưởng lớn: Có chí làm trai, có khát vọng xoay chuyển vũ trụ, có ý thức cá nhân, trách nhiệm cao cả, có hoài bão lưu danh thiên cổ, có quan niệm vinh- nhục ở đời, có thái độ táo bạo, mới mẻ về sách vở thánh hiền, có tư thế hăm hở ra đi.
- Nghệ thuật: Bài thơ thể hiện nhiệt tình yêu nước sục sôi, tuôn trào với giọng điệu tâm huyết, hào hùng.
3.Cuûng coá:Những yếu tố nào tạo nên sức lôi cuốn bài thơ?
4. Daën doø :
 -Học bài
 - Chuẩn bị bài Nghĩa của câu.

Tài liệu đính kèm:

  • doclưu biệt khi xuất dương.doc