Giáo án dạy Ngữ văn 11 tiết 5 Văn học: Tự tình (bài 2) Hồ Xuân Hương

Giáo án dạy Ngữ văn 11 tiết 5 Văn học: Tự tình (bài 2) Hồ Xuân Hương

 Văn Học: TỰ TÌNH (Bài 2)

 Hồ Xuân Hương

 I.Mục tiêu:

Giúp HS:

_Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi ,vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống ,khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương .

_Thấy được tài năng nghệ thuật thơ Nôm của Hồ Xuân Hương;thơ Đường luật được viết bằng Tiếng Việt ,cách dùng từ ngữ ,hình ảnh giản dị ,giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế .

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1821Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Ngữ văn 11 tiết 5 Văn học: Tự tình (bài 2) Hồ Xuân Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 5
Ngày soạn:.
Ngày dạy:...
 Văn Học: TỰ TÌNH (Bài 2)
 Hồ Xuân Hương
 I.Mục tiêu:
Giúp HS:
_Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi ,vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống ,khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương .
_Thấy được tài năng nghệ thuật thơ Nôm của Hồ Xuân Hương;thơ Đường luật được viết bằng Tiếng Việt ,cách dùng từ ngữ ,hình ảnh giản dị ,giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế .
II.Phương pháp: đọc sáng tạo ,phát vấn ,thảo luận, thuyết giảng.
III. Chuẩn bị :
 1.Giáo viên : giáo án ,tranh ảnh.
 2. Học sinh : soạn bài ở nhà.
IV. Các hoạt động trên lớp:
 1.Kiểm tra bài cũ:
 a/Tính chung trong ngôn ngữ cộng đồng được biểu hiện như thế nào?
 b/Cái riêng của ngôn ngữ cá nhân được biểu hiện thông qua nhữn yếu tố nào/Cho ví dụ?
2.Giảng bài mới:
*Lời vào bài :Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nổi tiếng của văn học trung đại Việt Nam .Bà được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm .Thơ của bà là tiếng nói đòi quyền sống ,là niềm khao khát sống mãnh liệt .Đặc biệt là những bài thơ Nôm của bà là cảm thức về thời giantinh tế tạo nền cho tâm trạng .Tự tình là 1 trong những bài thơ tiêu biểu cho điều đó ,đồng thời thể hiện được những đặc sắc về thơ Nôm của Hồ Xuân Hương.
T
G
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội Dung
HĐ1:HDHS tìm hiểu tác giả ,tác phẩm.
Trình bày những nét chính về tác giả Hồ Xuân Hương ?
Cuộc đời của Hồ Xuân Hương có điểm gì nổi bật?
Đặc điểm về phong cách thơ của Hồ Xuân Hương?
Sự nghiệp văn học đạt được những thành tựu như thế nào?
Thơ của Hồ Xuân Hương thường đề cập đến vấn đề gì?
Cho biết xuất xứ của tác phẩm?
HĐ2:HDHS tìm hiểu văn bản .
GV HD HS đọc văn bản và nhận xét cách đọc của HS.
Xác định thể loại của bài thơ?
Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả được thể hiện như thế nào trong 4câu thơ đầu?
Giá trị biểu cảm của các từ “trơ”, “cái hồng nhan”?
Nghệ thuật được sử dụng ở đây là gì? tác dụng?
Qua 2 câu thơ đầu tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?
GV: để tìm quên đi nỗi đau tác giả lại tìm đến men rượu ,nhưng khi tìm đến men rượu thì tâm trạng của tác giả như thế nào?
Tìm hiểu giá trị biểu cảm của các từ “trăng”, “ say lại tỉnh”?
Xác định mối quan hệ giữa trăng và người?
Từ những hình ảnh trên cho thấy tâm trạng của nhà thơ như thế nào?
Hình tượng thiên nhiên trong câu 5,6 góp phần diễn tả tâm trạng và thái độ của nhà thơ trước số phận như thế nào ?
Giá trị nghệ thuật chủ yếu là gì?
Nhận xét cảnh thiên nhiên ở đây mhư thế nào?
Hai câu kết nói lên tâm sự gì của tác giả?
Nhận xét giá trị biểu cảm từ “xuân”, “lại lại”?
Câu thơ cuối tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng như thế nào?
HĐ3:HDHS tổng kết .
Nhận xét về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
HĐ1:Đọc ngữ liệu ở SGK và trả lời các câu hỏi.
HS suy nghĩ trả lời 
HS trả lời.
Trào phúng ,trữ tình.
40 bài thơ Nôm và tập Lưu Hương Kí.
Là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
HS suy nghĩ trả lời.
HĐ2:
HS đọc văn bản .
Thất ngôn bát cú đường luật.
Thời gian đêm khuya đây là thời điểm thể hiện rõ tâm trạng cô đơn buồn tủi của con người.
Trơ : tủi hổ ,bẽ bàng.
Hồng nhan :dung nhan của người phụ nữ.
HD suy nghĩ trả lời.
Sự bẽ bàng của duyên phận.
Càng nhận ra nỗi đau hơn.
HS suy nghĩ trả lời.
Có sự tương đồng.
Buồn xót xa.
Hs suy nghĩ trả lời.
Nghệ thuật đảo ngữ.
Chán ngán ,ngán ngẫm.
Dựa vào chú giải SGK trả lời .
Nghệ thuật tăng tiến.
HĐ3:Xác định giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
I.Tiểu dẫn:
 1.Tác giả:
_( ?_?) Quê ở làng Quỳnh Đôi ,huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở Thăng Long.
_Hồ Xuân Hương biết nhiều nơi ,học rộng ,hiểu nhiều ,quen biết với nhiều danh sĩ.
_Gặp nhiều éo le ngang trái trong tình duyên .
_Phong cách thơ :trào phúng mà trữ tình ,đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài cảm hứng ngôn ngữ đến hình tượng
 _Thơ của Hồ Xuân Hương là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ ,khẳng định vẻ đẹp và đề cao nhân cách của họ.
 2.Tác phẩm : “Tự tình”
 Nằm trong chùm thơ tự tình gồm 3 bài của Hồ Xuân Hương.
II. Đọc hiểu văn bản:
 1.Bốn câu thơ đầu:
_ “Đêm khuya –văng vẳng ,trống canh dồn”:nhịp gấp gáp liên hồi của tiếng trống trong đêm khuya vừa là sự cảm nhân vừa là sự thể hiện bước đi dồn dập của thời gian vừa là sự rối bời của tâm trạng, nỗi niềm buồn tủi.
_ “Trơ”: cho thấy sự buồn tủi ,sự bẽ bàng và thách thức.
_ “Cái hồng nhan”: cho thấy sự mỉa mai ,rẻ rúng.
 “Cái hồng nhan” “trơ với nước non”: cho thấy sự dầu dãi cay đắng, bền gan, thách đố.
 Tác giả nhấn mạnh sự bẽ bàng của duyên phận nỗi đau Xuân Hương và bản lĩnh Xuân Hương.
_ “Say lại tỉnh”: vòng quẩn quanh ,càng say càng tỉnh càng cảm nhận được nỗi đau thân phận 
_ “Trăng sắp tàn”mà “vẫn khuyết chưa tròn”:tả ngọai cảnh đồng thời tả tâm cảnh.Trăng và người có sự tương đồng : tuổi xuân đã qua mà tình duyên không trọn vẹn.
 Nỗi buồn xót xa trước duyên phận và tài sử dụng từ ngữ độc đáo của Hồ Xuân Hương.
 2.Bốn câu thơ cuối:
_Sự bướng bỉnh ,ngang ngạnh ,phẩn uất ,phản kháng của thiên nhiên và tâm trạng .
_Nghệ thuật đảo ngữ và cách sử dụng từ ngữ cho thấy cảnh sinh động mang sức sống mãnh liệt dù trong tình huống bi thương.
_ “Ngán”: chán ngán ngán ngẫm sự đời éo le bạc bẻo .
_ “Xuân” : +Mùa xuân của thiên nhiên ,đất trời ,cỏ cây hoa lá.
 +Tuổi xuân.
_ “Lại lại”: +thêm 1 lần nữa.
 +trở lại .
 Sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi trẻ.
_ “Mảnh tình san sẻ tí con con”: nghệ thuật tăng tiến có tác dụng nhấn mạnh nghịch cảnh éo le ngang trái ,tâm trạng của tác giả cũng là tâm trạng chung những người phụ nữ trong xã hội phong kiến phải chịu lấy chồng chung.
III.Tổng kết:
(Ghi nhớ SGK.)
 3.Củng cố:
 So sánh sự giống và khác nhau giữa bài “Tự tình 1” và bài “Tự tình 2”
 4. Dặn dò :
 _Học bài ,thuộc lòng thơ.
 _ Chuẩn bị bài mới “Câu cá mùa thu”.
 V. Phần rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
..

Tài liệu đính kèm:

  • doc5.doc