Nguyễn Tuân
I.MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Hiểu được giá trị to lớn của thiên truyện có tầm vóc kiệt tác gắn liền với tư tưởng thẩm mỹ cơ bản và phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân .
-Thấy được qua hình tượng nhân vật trung tâm –Huấn Cao qua câu chuyện xin chữ cho chữ trong nhà ngục nhũng vẻ đẹp cao quý của một nhân cách lớn ,đồng thời từ đó là cái tài ,cái tâm của nhà văn Nguyễn Tuân .
-Biết phân tích một nhân vật văn học độc đáo ,một truyện ngắn giàu kịch tính được viết ra từ một ngòi bút già dặn ,điêu luyện .
II.PHƯƠNG PHÁP : kết hợp phương pháp thảo luận ,phát vấn ,thuyết giảng .
Tiết PPCT: 42,43 Ngày soạn :30/10/09 Ngày dạy:04/10/09 Nguyễn Tuân I.MỤC TIÊU : Giúp HS : - Hiểu được giá trị to lớn của thiên truyện có tầm vóc kiệt tác gắn liền với tư tưởng thẩm mỹ cơ bản và phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân . -Thấy được qua hình tượng nhân vật trung tâm –Huấn Cao qua câu chuyện xin chữ cho chữ trong nhà ngục nhũng vẻ đẹp cao quý của một nhân cách lớn ,đồng thời từ đó là cái tài ,cái tâm của nhà văn Nguyễn Tuân . -Biết phân tích một nhân vật văn học độc đáo ,một truyện ngắn giàu kịch tính được viết ra từ một ngòi bút già dặn ,điêu luyện . II.PHƯƠNG PHÁP : kết hợp phương pháp thảo luận ,phát vấn ,thuyết giảng . III.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: SGK,SGV,tài liệu liên quan. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1.Kiểm tra bài cũ:5p a/ Bức tranh nơi phố huyện nghèo được Thạch Lam miêu tả như thế nào? b/Tâm trạng của Liên trước khung cảnh thiên nhiên và hình ảnh chuyến tàu đêm? 2. Giảng bài mới: *Lời vào bài: Như chúng ta đã biết trong cái thung lũng đau thương đầy nước mắt của XHVN trước CM tháng tám lại có cả một cánh đồng hoa văn học ngát hương .Trên cánh đồng ấy Chữ người tử tù cùa Nguyễn Tuân là một bong hoa có màu sắc khác thường và có một hương vị rất riêng .Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu truyện ngắn đặc sắc này. TG HĐ của GV HĐ của HS Nội dung T1 15p 25p T2 15p 20p 5p HĐ 1: HDHS tìm hiểu về tác giả và tác phẩm Gọi hS đọc phần tiểu dẫn SGK. Hãy tóm tắt lại những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn nguyễn Tuân? Giới thiệu đôi nét về tác phẩm “Vang bóng một thời”? HĐ 2: HDHS tìm hiểu văn bản Nêu xuất xứ của tác phẩm chữ người tử tù? GV yêu cầu HS tóm tắt văn bản GV nhận xét và bổ xung nội dung hoàn chỉnh. Tình huống truyện của tác phẩm chữ người tử tù là gì? Tác dụng của tình huống này đối với việc thể hiện tính cách nhân vật và kịch tính của truyện ? Phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình tượng nhân vật Huấn Cao? Tìm các chi tiết thể hiện vẻ đẹp cùa Huấn Cao? GV: Nguyễn Tuân đã khắc họa vẻ đẹp của Huấn cao ,vẻ đẹp lãng mạn ,vẻ đẹp được lý tưởng hóa .Là lời nhắn nhủ của tác giả về một lối sống tao nhã biết quý trọng người tài .Đồng thời thể hiện phong cách nghệ thuật của ông “cái ngông” –luôn đi tìm cái đẹp. Qua nhân vật Huấn Cao em có nhận xét gì về quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp? Nhân vật VQN có phẩm chất gì khiến cho Huấn cao cảm kích coi là một “tấm lòng trong thiên hạ”? Tìm các chi tiết thể hiện phẩm chất của VQN? VQN có thái độ như thế nào đối với Huấn Cao? Từ nét phẩm chất trên tác giả đã khẳng định tính cách của VQN như thế nào? Cảnh cho chữ diễn ra trong một bối cảnh như thế nào? Vì sao tác giả lại coi đây là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”? Sau khi cho chữ Huấn Cao đã có lời khuyên như thế nào đối với VQN?Ý nghĩa của lời khuyên ? HĐ 3:HDHS khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Nhận xét về bút pháp xây dựng nhân vật ,miêu tả cảnh vật và nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Nguyễn Tuân trong tác phẩm chữ người tử tù? GV nhận xét và khái quát lại vấn đề. HĐ 1: HS tìm hiểu về tác giả và tác phẩm. Đọc phần tiểu dẫn SGK HS làm việc độc lập HS dựa vào ngữ liệu SGK trình bày Nhận xét về hình thức và nội dung của tác phẩm. HĐ 2:Tìm hiểu văn bản HS làm việc độc lập 1HS tóm tắt HS trao đổi theo đơn vị bàn (5p) .Đại diện trình bày. HS làm việc độc lập Dựa vào văn bản trình bày HS suy nghĩ trả lời. 2 HS trao đổi với nhau và đại diện trình bày. HS làm việc độc lập Dựa vào văn bản trình bày. HS suy nghĩ trả lời *Nhận xét: -thời gian? -không gian? -con người? 2 HS trao đổi với nhau và đại diện trình bày. HĐ 3:HS khái quát lại giá trị của văn bản HS làm việc độc lập I.TÌM HIỂU CHUNG 1.Tác giả: -Nguyễn Tuân(1910-1987),sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. -Quê: làng Mọc,quận Thanh Xuân ,Hà Nội. -Là một nhà văn lớn ,một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. -1996 Nguyễn Tuân được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. -Các tác phẩm tiêu biểu (SGK). 2.Tác phẩm “Vang bóng một thời” -Gồm 11 truyện ngắn , viết về một thời đã xa chỉ còn vang bóng. -Tác phẩm kể lại thú chơi tao nhã của lớp nhà Nho cuối mùa thất thế. II.ĐỌC –HIỂU VĂN BẢN: Xuất xứ: Trích từ tập “Vang bóng một thời”của Nguyễn Tuân. Tình huống truyện : -Hai nhân vật trung tâm của truyện Huấn Cao và Viên Quản Ngục được đặt vào tình huống éo le: +Xét về quan hệ xã hội : họ là hai kẻ thù của nhau. +Xét về bình diện nghệ thuật : họ là 2 người bạn tri âm tri kỷ,2 tâm hồn hòa hợp. "Nhấn mạnh nổi bật vẻ đẹp của Huấn Cao và hiểu được tấm lòng của VQN. 3.Hình tượng nhân vật Huấn Cao: -Là một nghệ sĩ tài hoa. +Có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp.D/C +Tài bẻ khóa vượt ngục. -Là người có nhân cách chính trực,tâm hồn trong sáng và cao cả. + “Tính ông vốn khoảnh” + “Ta nhất sinh .” + “Ta cảm cái tấm long.” -Là người có khí phách hiên ngang,bất khuất: + “Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận.” +“đứng đầu một số người chống lại triều đình..” + “Ngươi hỏi ta muốn gì” ]Tác giả nhấn mạnh tố chất “thiên lương” của Huấn Cao nhằm thể hiện quan điểm nghệ thuật tiến bộ : “Cái đẹp luôn tồn tại với cái thiện,cái tài luôn gắn liền với cái tâm”. 4.Hình tượng nhân vậtVQN: -Là người say mê cái đẹp .có tâm hồn nghệ sĩ -Biết quý trọng cái tài . -Cảm phục tài năng với nhân cách của Huấn Cao nên bất chấp luật pháp biến tử tù thành thần tượng để tôn thờ . _Thái độ sung kính ,biệt đãi ,khúm núm trân trọng Huấn cao thể hiện vẻ đẹp của người cai tù. ] “Một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn lộn và xô bồ”. 5.Cảnh cho chữ: -Cảnh cho chữ diễn ra trong một bối cảnh : +Thời gian: “đêm khuya”. +Không gian : “ buồng tối chật hẹp ẩm ướt và đầy mạn nhện ,khói tỏa như đám nhà cháy”. +Con người : Huấn Cao –người tử tù –nghệ sĩ “cổ đeo gông chân vướn xiềng”; VQN thì “điệu bộ lúng túng”; thầy thơ lại “gầy gò hai tay run run bưng chậu mực” "Nghệ thuật đối làm tăng thêm vẻ đẹp thanh cao của việc cho chữ làm nó trở thành “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”: -Trật tự xã hội bị đảo lộn . -Nơi chết chốc ,hủy diệt lại là nơi sản sinh ra cái đẹp , sáng tạo nghệ thuật . -Nơi xấu xa và tội lỗi lại là nơi tỏa sáng thiên lương và nhân phẩm . *Lời khuyên của Huấn Cao : Cái đẹp có thể sản sinh ra từ đất chết ,nơi tội ác ngự trị ,nhưng không thể tồn tại chung với tội ác .Con người chỉ xứng đáng thưởng thức cái đẹp khi giữ được” thiên lương”. III.TỔNG KẾT: (Ghi nhớ SGK) 3.Củng cố :3p Qua tác phẩm chữ người tử tù Nguyễn Tuân muốn ca ngợi điều gì? 4. Dặn dò:2p -Học bài. -Chuẩn bị bài mới: “Luyện tập thao tác lập luận so sánh” V. Phần rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ...
Tài liệu đính kèm: