Giáo án dạy Ngữ văn 11 tiết 3 Tiếng việt: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

Giáo án dạy Ngữ văn 11 tiết 3 Tiếng việt: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

Tiếng việt: TỪ NGÔN NGỮ CHUNG

 ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN

I.Mục tiêu:

Giúp HS:

_Thấy được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân.

_Hình thành và nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong lời nóicá nhân, năng lực sáng tạo của cá nhân trong việc sử dụng ngôn ngữ trên cơ sở những từ ngữ và qui tắc chung.

_Có ý thức tôn trọng những qui tắc ngôn ngữ chung của xã hội ,giữ gìn và phát huy bản sắc ngôn ngữ của dân tộc.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1649Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Ngữ văn 11 tiết 3 Tiếng việt: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT:3
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiếng việt: TỪ NGÔN NGỮ CHUNG
 ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN 
I.Mục tiêu:
Giúp HS:
_Thấy được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân.
_Hình thành và nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong lời nóicá nhân, năng lực sáng tạo của cá nhân trong việc sử dụng ngôn ngữ trên cơ sở những từ ngữ và qui tắc chung.
_Có ý thức tôn trọng những qui tắc ngôn ngữ chung của xã hội ,giữ gìn và phát huy bản sắc ngôn ngữ của dân tộc.
II. Phương pháp: thảo luận ,thuyết giảng ,phát vấn.
III. Chuẩn bị:
 1.Giáo viên :giáo án .tư liệu dẫn chứng.
 2.Học sinh : chuẩn bị bài ở nhà.
IV.Các hoạt động trên lớp:
Kiẻm tra bài cũ :
 a/ Quang cảnh nơi phủ chúađược miêu tả như thế nào trong đoạn trích “vào phủ chúa Trịnh”?
 b/ Thái độ và cách nhìn của tác giả như thế nào đối với cuộc sống nơi phủ chúa ?
 2.Giảng bài mới:
* Lời vào bài: Cha ông ta khi dạy con cách nói năng , cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hằng ngày thường sử dụng câu ca dao:
 “Lời nói chẳng mất tiền mua 
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
 Để hiểu được điều này chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.
TG
HĐ của GV
HĐcủa HS
Nội dung
HĐ1: HDHS tìm hiểu ngôn ngữ chung của xã hội.
GV: muốn hiểu nhau thì 1 cộng đồng 1dân tộcphải có 1 phương tiện giao tiếp đó là ngôn ngữ.
Vậy thế nào là ngôn ngữ ?
Tính chung trong ngôn ngữ cộng đồng được biểu hiện như thế nào?
GV phân tích thêm các ví dụ ở SGK
HĐ2:HDHS tìm hiểu lời nói ,sản phẩm của cá nhân.
Vì sao nói lời nói là sản phẩm của cá nhân?
Cái riêng của mỗi cá nhân được thể hiện ở phương diện nào?
GV phân tích thêm các ví dụ ở SGK để làm nổi bật nét riêng của cá nhân.
Trong văn học ngôn ngữ cá nhân được thể hiện như thế nào?
GV phân tích thêm các ví dụ.
Ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân có mối quan hệ với nhau như thế nào?Cho ví dụ.
HĐ3:HDHS luyện tập.
Gv cho HS thảo luận các bài tập ở SGK.
Nhận xét phần thảo luận của từng nhóm.Chốt lại vấn đề cơ bản.
HĐ1:Đọc phần 1 ở SGK.
Là tài sản chung của 1 dân tộc,1 cộng đồng xã hội.
HS suy nghĩ trả lời.
HĐ2:HSđọc ngữ liệu ở SGK.
HS suy nghĩ trả lời.
TÌm các ví dụ thể hiện cái riêng của cá nnhân.
HS tham khảo các ví dụ ở SGK.
Phong cách cá nhân của nhà văn,nhà thơ.
VD: P/c thơ của Nguyễn Khuyến khác với Tú Xương.
HS suy nghĩ trả lời.
HĐ3:HSlàm bài tập ở SGK.
Chia 6 nhóm thảo luận .
Nhóm :1,3 làm BT1.
Nhóm :2,5 làm BT2.
Nhóm :4,6 làm BT3.
I.Ngôn ngữ _tài sản chung của xã hội.
- Ngôn ngữ là tài sản chung của 1 dân tộc, một cộng đồng xã hội . Nhưng ngôn ngữ lại tồn tại trong mỗi cá nhân do mỗi cá nhân chiếm lĩnh và sử dụng khi giao tiếp từ đó tích lũy và biết sử dụng ngôn ngữ chung của cộng đồng xã hội .
_Tính chung trong ngôn ngữ được biểu hiện ở các phương diện sau:
 + Các yếu tố ngôn ngữ chung : các âm, các thanh, các tiếng, từ , ngữ cố định .
 + Các qui tắc chung và phương thức chung : 
 ® Qui tắc cấu tạo các kiểu câu từ ngữ đoạn văn bản..
 ® Phương thức chuyển nghĩa từ .chuyển loại từ.
II.Lời nói _sản phẩm riêng của cá nhân.
_Lời nói cá nhân là sản phẩm của một người nào đó vừa có yếu tố qui tắc chung của ngôn ngữ vừa có sắc thái riêng và có đóng của cá nhân.
_Cái riêng của mỗi cá nhân được biểu hiện ở các phương diện sau:
 +Giọng nói cá nhân .
 +Vốn từ ngữ của mỗi cá nhân.
 +Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung quen thuộc .
 +Việc vận dụng linh hoạt ,sáng tạo qui tắc chung ,phương thức chung.
 +Việc tạo ra từ mới .
_Biểu hiện rõ rệt nhất là phong cách ngôn ngữ cá nhân ở các nhà văn nhà thơ.
_Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân là quan hệ biện chứng thống nhất, quan hệ hai chiều.
III.Luyện tập :
BT1: 
_Từ “thôi” được tác giả dùng với nghĩa mới là: chấm dứt ,kết thúc cuộc đời, cuộc sống Đó chính là sự sáng tạo nghĩa mới thuộc về lời nói cá nhân của Nguyễn Khuyến .
BT2: Cách sắp đặt từ khác thường trong 2 câu thơ.Đó là nét riêng của HXH.
 Các cụm danh từ “rêu từng đám, đá mấy hòn” đều sắp xếp danh từ trung tâm ở trước tổ hợp định từ +danh từ chỉ loại .
 Các câu đều sắp xếp VN trước CN.
 Đó là cách riêng của HXH tạo âm hưởng mạnh cho câu thơ và tô đậm tính hình tượng.
BT3: Quan hệ giống loài (chung)và từng cá thể động vật.
3.Củng cố:
 HS vận dụng thực hành BT.
4. Dặn dò:
 Học bài ,chuẩn bị bài mới: “Tự tình”của HXH.
V. Phần rút kinh nghiệm sau tiết dạy.
.
.
..
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • doc3.doc