Giáo án dạy Ngữ văn 11 tiết 103, 104: Về luân lí xã hội ở nước ta ( trích Đạo đức và luân lí đông tây) Phan Châu Trinh

Giáo án dạy Ngữ văn 11 tiết 103, 104: Về luân lí xã hội ở nước ta ( trích Đạo đức và luân lí đông tây) Phan Châu Trinh

VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA.

( Trích Đạo đức và luân lí Đông Tây).

 Phan Châu Trinh

I. MỤC TIÊU.

- Giúp học sinh cảm nhận được tinh thần yêu nước, tư tưởng tiến bộ của Phan Châu Trinh khi kêu gọi xây dựng nền luân lí xã hội ở nước ta, hiểu nghệ thuật viết văn chính luận.

- Đọc –hiểu, phân tích lập luận trong bài văn chính luận.

- Có ý niệm về phong cách chính luận của một tác giả cụ thể

II.PHƯƠNG PHÁP

III. CHUẨN BỊ.

 - Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGV, SGK.

 - Trò: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1. Kiểm tra bài cũ .

 So sánh tính cách, thái độ, cách cư xử của hai nhân vật: Gia- ve và Giăng Van-giăng trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền?

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1768Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Ngữ văn 11 tiết 103, 104: Về luân lí xã hội ở nước ta ( trích Đạo đức và luân lí đông tây) Phan Châu Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tieát: 103 – 104 .
Ngaøy soaïn: ..
Ngày dạy:.
	VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA.
( Trích Đạo đức và luân lí Đông Tây).
	Phan Châu Trinh
I. MỤC TIÊU.
- Giúp học sinh cảm nhận được tinh thần yêu nước, tư tưởng tiến bộ của Phan Châu Trinh khi kêu gọi xây dựng nền luân lí xã hội ở nước ta, hiểu nghệ thuật viết văn chính luận.
- Đọc –hiểu, phân tích lập luận trong bài văn chính luận.
- Có ý niệm về phong cách chính luận của một tác giả cụ thể
II.PHƯƠNG PHÁP
III. CHUAÅN BÒ. 
 - Thaày: Ñoïc taøi lieäu tham khaûo, SGV, SGK. 
 - Troø: Ñoïc SGK, hoïc baøi cuõ, soaïn baøi môùi.
IV. HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOÏC 
 1. Kieåm tra baøi cũ . 
 So sánh tính cách, thái độ, cách cư xử của hai nhân vật: Gia- ve và Giăng Van-giăng trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền? 
 2.Giảng bài mới:
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
10
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc- hiểu khái quát.
GV: Gọi học sinh đọc tiểu dẫn SGK, sau đó yêu cầu học sinh tóm tắt vài nét về tác giả và đoạn trích.
GV:Theo em, đại ý của đoạn trích là gì?
GV: Em thử nêu đặc điểm của văn chính luận? 
Hoạt động 1:HS: Đọc tiểu dẫn SGK, tóm tắt vài nét về tác giả và đoạn trích.
HS: Thảo luận, trả lời đại ý của đoạn trích.
HS: Suy nghĩ, phát biểu: 
 Thông thường một bài văn chính luận thường hướng tới luận bàn về thực trạng, nguyên nhân và hướng khắc phục, giải quyết trước những vấn đề chính trị- xã hội, đôi khi còn bình luận, liên tưởng, mở rộng về những gì có liên quan tới vấn đề ấy.
I. Đọc – hiểu khái quát.
1. Tác giả.
- Phan Châu Trinh ( 1872 – 1926), quê ở xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. -Ông là một người có lòng yêu nước nồng nàn. 
-Sinh ra giữa lúc nước nhà bị đô hộ, Phan Châu Trinh sớm tìm cho mình con đường cứu nước, cứu dân
–Tuy sự nghiệp không thành nhưng nhiệt huyết cứu nước của ông rất đáng khâm phục.
- Phan Châu Trinh luôn có ý thức dùng văn chương phục vụ cho cách mạng
- Tác phẩm của Ông thấm nhuần tư tưởng yêu nước và tinh thần dân chủ.
- Tác phẩm chính: SGK.
2.Đoạn trích.
- Vị trí: Đoạn trích thuộc phần ba của bài Đạo đức và luân lí Đông Tây. 
- Đại ý đoạn trích: Người nước ta còn hoàn toàn xa lạ với khái niệm luân lí xã hội và điều kiện để xây dựng luân lí xã hội ở Việt Nam cũng chưa có, bởi dân không biết đoàn thể, không trọng công ích mà tình trạng này lại có nguyên nhân từ sự manh tâm phá hoại đoàn thể của đám quan trường.
70
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc- hiểu chi tiết.
GV: Yêu cầu học sinh đọc văn bản.
GV: Em hãy tóm tắt lập luận của Phan Châu Trinh trong đoạn trích? Những nguyên nhân nào khiến nước ta chưa có nền luân lí xã hội?
GV: Cách lập luận như trên đã bộc lộ chủ đề tư tưởng của đoạn trích ra sao?
GV: Em hãy phân tích nghệ thuật diễn thuyết của tác giả trong đoạn trích? 
- Cách vào đề của tác giả có gì độc đáo?
- Những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích có tác dụng gì?
-Tác giả đã so sánh bên Âu châu, bên Pháp với bên ta về điều gì?
GV: Theo Phan Châu Trinh, nguyên nhân của tình trạng dân không biết đoàn thể, không trọng công ích là gì? 
GV: Theo tác giả, làm thế nào để gây dựng một xã hội luân lí?
GV: Em hãy nhận xét về giọng điệu, lời lẽ và mạch cảm xúc trong bài diễn thuyết?
GV: Thái độ, tình cảm của tác giả được thể hiện trong đoạn trích như thế nào?
Hoạt động 2:HS Đọc văn bản.
HS: Thảo luận, trả lời: Lập luận của Phan Châu Trinh trong đoạn trích: Thực trạng – nguyên nhân- giải pháp khắc phục.
.
 Chủ đề tư tưởng của đoạn trích là cần phải truyền bá chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam để gây dựng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng tới mục đích giành độc lập, tự do.
HS: phân tích nghệ thuật diễn thuyết của tác giả: 
- Cách vào đề thẳng thấn, gây ấn tượng.
- Những thủ pháp nghệ thuật: So sánh, ví von.
- Tác giả so sánh bên Âu châu, bên Pháp với bên ta về: Quan niệm, nguyên tắc cốt yếu của luân lí xã hội là “ý thức nghĩa vụ giữa người với người”.
-Lũ quan lại phản động, tham quyền cố vị.
- Dân chưa có ý thức đoàn thể.
HS: Thảo luận phát biểu: Xóa bỏ chế độ vua quan chuyên chế, gây dựng tinh thần đoàn thể vì sự tiến bộ, truyền bá xã hội chủ nghĩa mới là con đường đi đúng đắn, tất yếu để đất nước Việt Nam có tự do, độc lập, có tương lai tươi sáng.
HS: Thảo luận trả lời.
- Lên án bọn vua quan chuyên chế.
- Kêu gọi thiết lập một nền luân lí.
- Tinh thần yêu nước của tác giả.
II. Đọc – hiểu chi tiết.
1. Lập luận của tác giả trong đoạn trích.
 Theo trình tự ba phần như sau: 
- Luân lí xã hội ở nước ta tuyệt nhiên chưa có, mọi người chưa có ý niệm gì về luân lí xã hội.
- Nguyên nhân :
 + Ý thức đoàn thể xưa cũng đã có nhưng nay dần dần bị sa sút.
 + Là do dân ta thiếu ý thức đoàn thể, chưa biết giữ gìn quyền lợi chung, chưa biết bênh vực nhau. 
 + Bọn quan lại không muốn dân ta có tinh thần đoàn thể mà dân càng nô lệ thì ngôi vua càng lâu dài, quan lại càng phú quý.
- Muốn nước Việt Nam được tự do, độc lập thì trước hết phải tuyên truyền xã hội chủ nghĩa, phải có đoàn thể để lo công ích, mọi người lo cho quyền lợi của nhau.
=> Chủ đề tư tưởng của đoạn trích là cần phải truyền bá chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam để gây dựng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng tới mục đích giành độc lập, tự do.
2. Nghệ thuật diễn thuyết của tác giả.
- Cách vào đề thẳng thắn, gây ấn tượng mạnh mẽ cho người nghe: 
 + Trước hết đối tượng hướng tới của bài diễn thuyết là những người trực tiếp nghe tác giả nói vào đêm 19 – 11 – 1925, sau đó là toàn thể đồng bào:người nước mình, anh em, dân Việt Nam,
 + Tác giả dùng cách nói phủ định: Xã hội luân lí thật ở nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến, so với quốc gia luân lí thì người mình còn dốt nát hơn nhiều. 
+ Bác bỏ những cách hiểu đơn giản thậm chí xuyên tạc của không ít người: Một tiếng bè bạn không thể thay cho một xã hội luân lí được, cho nên không cần cắt nghĩa làm gì. 
- Tác giả đã so sánh bên Âu châu, bên Pháp, với bên mình về quan niệm, nguyên tắc cốt yếu của luân lí xã hội là “ý thức nghĩa vụ giữa người với người”.
 + Theo tác giả, cái xã hội chủ nghĩa bên Âu châu luôn đề cao dân chủ, coi trọng sự bình đẳng của con người, không chỉ quan tâm đến từng gia đình, quốc gia mà đến cả thể giới.
 + Còn bên mình thì Người nước ta không hiểu cái nghĩa vụ loài người ăn ở với loài người, không biết cái nghĩa vụ của mỗi người trong nước đối với nhau,Có hiện tượng ấy là do người nước mình thiếu ý thức đoàn thể. 
- Nguyên nhân của tình trạng dân không biết đoàn thể, không trọng công ích:
 + Lũ vua quan phản động, ham quyền tước, địa vị, nên tìm mọi cách phá tan đoàn thể của quốc dân. 
 + Dân không có ý thức đoàn thể, thừa cơ cho bọn quan lại lộng hành, vơ véc.
- Do đó, chỉ có thể xóa bỏ chế độ vua quan chuyên chế, gây dựng tinh thần đoàn thể vì sự tiến bộ, truyền bá xã hội chủ nghĩa mới là con đường đi đúng đắn, tất yếu để đất nước Việt Nam có tự do, độc lập, có tương lai tươi sáng.
* Nghệ thuật: Đoạn trích luôn có sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố nghị luận và biểu cảm, giọng văn hùng hồn nhưng từ tốn, lời lẽ nhẹ nhàng nhưng sắc bén, có sức thuyết phục cao.
3.Thái độ, tình cảm của tác giả trong đoạn trích.
- Kịch liệt lên án chế độ vua quan chuyên chế với thái độ khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc.
-Tha thiết kêu gọi mọi người cần phải gây dựng một xã hội luân lí, bình đẳng vì độc lập, tự do.
- Thể hiện tinh thần dân chủ của một nhà yêu nước luôn trăn trở về tương lai của dân tộc.
5
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tự tổng kết.
GV: Yêu cầu học sinh đọc kĩ ghi nhớ SGK.
Hoạt động 3:
HS Đọc thuộc ghi nhớ SGK.
III. Tổng kết.
 Hướng vào ghi nhớ SGK.
3. Cuûng coá Nắm vững nghệ thuật diễn thuyết của đoạn trích.
4.daën doø 
 Baøi taäp veà nhaø: Nêu cảm nhận của anh (chị) về hình tượng nhà chí sĩ cách mạng Phan Châu Trinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docvề luân lý XH ở nước ta.doc