NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN.
(Trích Những người khốn khổ).
V.Huy- gô.
I. MỤC TIÊU.
- Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của những hình tượng nhân vật đối lập, diễn biến của những tình tiết trong đoạn trích; cảm nhận được tình cảm yêu ghét của nhà văn đối với những nhân vật được khắc họa trái ngược nhau trong đoạn trích.
- Đọc –hiểu, phân tích hình tượng nhân vật qua bút pháp đối lập, tương phản.
- Phát huy tính chủ động, đầu óc phê phán qua việc khẳng định tình thương như một giải pháp xã hội.
Tieát: 100 -101. Ngaøy soaïn:. Ngày dạy:. NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN. (Trích Những người khốn khổ). V.Huy- gô. I. MỤC TIÊU. - Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của những hình tượng nhân vật đối lập, diễn biến của những tình tiết trong đoạn trích; cảm nhận được tình cảm yêu ghét của nhà văn đối với những nhân vật được khắc họa trái ngược nhau trong đoạn trích. - Đọc –hiểu, phân tích hình tượng nhân vật qua bút pháp đối lập, tương phản. - Phát huy tính chủ động, đầu óc phê phán qua việc khẳng định tình thương như một giải pháp xã hội. II.PHƯƠNG PHÁP III. CHUAÅN BÒ. - Thaày: Ñoïc taøi lieäu tham khaûo, SGV, SGK. - Troø: Ñoïc SGK, hoïc baøi cuõ, soaïn baøi môùi. IV. HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOÏC 1. Kieåm tra baøi cũ . Phân tích hình tượng nhân vật Bê-li-cốp. Qua hình tượng nhân vật Bê-li-cốp, nhà văn muốn gửi gắm điều gì? 2.Giảng bài mới: TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Mục tiêu cần đạt 15 Hoạt động1: Hướng dẫn học sinh đọc- hiểu khái quát. GV: Gọi học sinh đọc tiểu dẫn SGK, sau đó giúp học sinh tóm tắt vài nét về tác giả Huy-gô. GV: Dựa vào SGK, em hãy nêu những tác phẩm chính của Huy-gô? GV: Dựa vào SGK hãy tóm tắt tiểu thuyết Những người khốn khổ? GV:Em hãy cho biết vị trí và nội dung của đoạn trích:Người cầm quyền khôi phục uy quyền? Hoạt động1: HS Đọc SGK, tóm tắt theo gợi ý của giáo viên. HS: Nêu một số tác phẩm chính. - Thơ:Lá thu, Tia sáng và bóng tối, Trừng phạt. - Tiểu thuyết: Nhà thờ Đức Bà Pa-ri, Những người khốn khổ, HS: Dựa váo SGK, tóm tắt cốt truyện. HS: Thảo luận, trả lời. - Vị trí: Nằm ở cuối phần thứ nhất của tác phẩm. - Nội dung: Đoạn trích kể lại sự việc Gia-ve đến bắt Giăng Van-giăng, lúc ông đến thăm Phăng-tin trong bệnh xá. I. Đọc- hiểu khái quát. 1) Tác giả. - Vích – to Huy- gô ( 1802 – 1885) là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch lãng mạn nổi tiếng của Pháp. - Ông sinh ra và lớn lên trong một thế kỉ đầy bão tố cách mạng. - Tài năng thơ của Huy –gô bộc lộ khá sớm, mười lăm tuổi đoạt giải thưởng về thơ của Viện Hàn lâm. - Tác phẩm chính :SGK. - Sáng tác của Huy-gô mang tinh thần nhân đạo sâu sắc. 2) Tiểu thuyết Những người khốn khổ. - Cốt truyện được đặt vào thời gian mấy chục năm đầu thế kỉ XIX. - Tóm tắt: SGK. 3) Đoạn trích. - Vị trí: Nằm ở cuối phần thứ nhất của tác phẩm. - Nội dung: Đoạn trích kể lại sự việc Gia-ve đến bắt Giăng Van-giăng, lúc ông đến thăm Phăng-tin trong bệnh xá. 70 Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc- hiểu chi tiết. GV:Gọi học sinh đọc đoạn trích SGK.Sau đó gợi ý học sinh phân tích hình tượng nhân vật Gia-ve . GV: Giữa Gia- ve và Giăng Van –giăng có những sự trái ngược như thế nào? Tìm các chi tiết để chứng minh cho sự trái ngược ấy? GV: Tính chất ác thú Gia- ve được thể hiện như thế nào qua chân dung bên ngoài và tính cách bên trong? Giọng nói? Cặp mắt? Cái cười? GV: Em hãy nhận xét khái quát về nhân vật Gia- ve? Gia- ve có xứng đáng là con người hay không? Vì sao? GV: So với Gia- ve, Giăng Van –giăng biểu lộ sự yêu thương con người và thái độ trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng như thế nào? GV: Tại sao Giăng Van –giăng luôn tỏ thái độ nhú nhường trước tên thanh tra mật thám Gia-ve? GV: Như vậy mọi lời lẽ và thái độ nhún nhường của Giăng Van-giăng trước tên thanh tra mật thám Gia-ve chỉ xuất phát từ mục đích:Giăng Van- giăng không muốn mất đi niềm hi vọng tha thiết cuối cùng của Phăng-tin, không muốn làm đau thêm nỗi đau của một người mẹ bất hạnh. Điều đó càng khẳng định thêm khi Phăng-tin tắt thở Giăng Van- giăng đã lạnh lùng phản ứng lại hành động của Gia-ve. GV: Em hãy đánh giá khái quát về hình tượng nhân vật Giăng Van- giăng? GV: Qua sự săn sóc của Giăng Van- giăng đối với người đàn bà bất hạnh Phăng –tin, nhà văn Huy-gô muốn nói lên điều gì? GV: Em hãy nên những đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích? Sự tương phản đối lập được thể hiện như thế nào giữa các hình tượng nhân vật? GV: Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK. Hoạt động 2:HS Đọc đoạn trích SGK. HS: Thảo luận phát biểu: - Gia-ve: Con ác thú. - Giăng Van giăng: Vị cứu tinh. HS:Thảo luận trả lời. *Gia-ve. - Giọng nói: - Cặp mắt: - Cái cười: * Giăng Van- giăng. - Giọng nói: - Cặp mắt: HS: Nhận xét khái quát về hình tượng nhân vật Gia-ve. HS: Thảo luận, trả lời. - Giăng Van –giăng luôn tạo niềm tin đối với Phăng-tin. - Giọng nhẹ nhàng và điềm tĩnh. -Nhún nhường trước Gia- ve để trấn an tinh thần Phăng- tin. . HS: Nhận xét khái quát về nhân vật: . HS: Thảo luận, phát biểu. HS: Nhận xét về nghệ thuật tương phản đối lập, so sánh. HS: Đọc kĩ ghi nhớ SGK. II. Đọc- hiểu chi tiết. 1)Hình tượng nhân vật Gia-ve. - Chân dung bên ngoài: Bộ dạng, ngôn ngữ, hành động của Gia-ve chẳng khác gì một ác thú, như một con hổ sắp vồ mồi. + Giọng nói: tiếng thú gầm. + Cặp mắt: như cái móc sắt. + Cái cười:phô tất cả hai hàm răng. - Tính cách bên trong của con ác thú Gia-ve được khắc họa qua thái độ, cách xử sự của hắn trước người bệnh. + Không hề quan tâm trước bệnh tình của đồng loại, quát tháo ầm ĩ: Hắn tiến vào giữa phòng và thét lên, cười phá lên, +Tàn nhẫn trước sự van xin được gặp lại đứa con của người đàn bà khốn khổ Phăng-tin. + Dập tắt luôn tia hi vọng cuối cùng của người bệnh, chà đạp lên tình mẫu tử thiêng liêng: ]Gia- ve là một con ác thú, một kẻ lòng lang dạ sói, một kẻ mất hết tình người, mất lương tri, không một chút mảy may động lòng trước nỗi đau của đồng loại. 2) Hình tượng nhân vật Giăng Van- giăng. - Giăng Van-giăng là một con người giàu tình thương yêu đồng loại. + Khi Phăng-tin sợ hãi vì trông thấy Gia-ve, Giăng Van- giăng bảo Phăng-tin bằng một giọng hết sức nhẹ nhàng và điềm tĩnh: Cứ yên tâm. Không phải nó đến bắt chị đâu. + Tạo niềm tin đối với Phăng-tin để an ủi, động viên. + Nhún nhường với Gia-ve để trấn an tinh thần của Phăng-tin bằng giọng lễ phép: . -Những sự săn sóc cuối cùng của Giăng Van- giăng đối với Phăng-tin thật cảm động, đó cũng chính là sức mạnh cảm hóa sâu sắc và thấm đẫm tình người của nhà văn lãng mạn Vích –to Huy –gô. ]Giăng Van –giăng xứng đáng là một đấng cứu thế, một biểu tượng cao cả của tình thương yêu con người, nhất là những con người bất hạnh. 3) Nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích. - Nghệ thuật đối lập, tương phản giữa cuộc sống, số phận, tính cách của các nhân vật đã làm nổi bật chủ đề của đoạn trích. + Phăng-tin >< Gia-ve Nạn nhân >< Đao phủ. + Phăng-tin >< Giăng Van-giăng. Nạn nhân >< Vị cứu tinh. + Gia-ve >< Giăng Van-giăng. Ác thú >< Đấng cứu thế. - Khắc họa tính cách nhân vật rõ nét. - Nhan đề đa nghĩa: + Gia-ve khôi phục uy quyền. + Hay Giăng Van-giăng (Ma-đơ-len) khôi phục uy quyền khiến Gia-ve phải run sợ. => Tình thương chiến thắng cả uy quyền và bạo lực. 3. Cuûng coá: Thấy được nghệ thuật tương phản, đối lập khi khắc họa tính cách nhân vật của Huy-gô. 4. daën do ø Baøi taäp veà nhaø: Chọn một vấn đề có tính thời sự để viết bài bình luận
Tài liệu đính kèm: