Giáo án dạy Ngữ văn 11: Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận

Giáo án dạy Ngữ văn 11: Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận

MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: KỊCH, NGHỊ LUẬN

I. MỤC TIÊU.

- Hiểu khái quát đặc điểm của một số thể loại văn học: Kịch, nghị luận.

- Biết cách đọc kịch bản văn học và văn bản nghị luận.

- Có ý thức vận dụng lý thuyết vào thực tiễn.

II.PHƯƠNG PHÁP

III. CHUẨN BỊ.

 - Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGV, SGK.

 - Trò: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1. Kiểm tra bài cũ

 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

 2.Giảng bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 25069Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Ngữ văn 11: Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tieát: 
Ngaøy soaïn: .
Ngày dạy:
MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: KỊCH, NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU.
- Hiểu khái quát đặc điểm của một số thể loại văn học: Kịch, nghị luận.
- Biết cách đọc kịch bản văn học và văn bản nghị luận.
- Có ý thức vận dụng lý thuyết vào thực tiễn.
II.PHƯƠNG PHÁP
III. CHUAÅN BÒ. 
 - Thaày: Ñoïc taøi lieäu tham khaûo, SGV, SGK. 
 - Troø: Ñoïc SGK, hoïc baøi cuõ, soaïn baøi môùi.
IV. HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOÏC 
 1. Kieåm tra baøi cũ 
 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 2.Giảng bài mới:
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
40
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về kịch.
GV: Em hãy nhắc lại các văn bản kịch đã học? Xung đột cơ bản trong mỗi văn bản (đoạn trích ) đó là gì?
GV: Yêu cầu học sinh đọc mục I SGK.
GV: Nêu các đặc trưng cơ bản của kịch?
GV:  Trong kịch thường có những tuyến nhân vật nào? Ngôn ngữ của nhân vật kịch có những loại nào? Cho ví dụ?
GV: Văn bản kịch có những kiểu loại nào?Cho ví dụ?
GV: Nêu những yêu cầu về đọc kịch bản văn học?
Hoạt động 1Kể lại các văn bản kịch đã học: 
-Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Trích Vũ Như Tô): Xung đột cơ bản là xung đột giữa tên hôn quân bạo chúa với nhân dân lao động cần lao; xung đột giữa con người nghệ sĩ và con người công dân trong bản thân Vũ Như Tô.
- Tình yêu và thù hận (Trích Rô- mê-ô và Giu-li-ét): Xung đột cơ bản là mối hận thù truyền kiếp giữa hai dòng họ : Môn-ta-ghiu và Ca –piu-lét.
HS:Đọc SGK, nêu các đặc trưng về:
- Loại hình kịch.
- Xung đột kịch.
- Nhân vật kịch.
- Ngôn ngữ kịch.
HS: Thảo luận, trả lời.
-Nhân vật chính diện.
- Nhân vật phản diện.
 Ngôn ngữ : Độc thoại , đối thoại, bàng thoại.
HS: Thảo luận, trả lời.
Bi kịch.
Hài kịch
Chính kịch.
HS: Dựa vào SGK, nêu những yêu cầu về đọc kịch bản văn học.
I. Kịch.
 1.Khái lược về kịch.
-Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp. Trong phạm vi văn học, loại văn bản kịch được nêu ra thực chất là phần văn bản của tác phẩm kịch (kịch bản văn học). 
- Kịch lựa chọn những xung đột trong đời sống làm đối tượng mô tả. Xung đột kịch được cụ thể hóa bằng hành động kịch. Hành động kịch được thực hiện bởi các nhân vật kịch. Qua đó nhân vật bộc lộ đặc điểm, tính cách của mình.
- Các nhân vật trong kịch được xây dựng bằng chính ngôn ngữ (lời thoại) của họ. Ngôn ngữ kịch có ba loại: Đối thoại, độc thoại, bàng thoại ( nhân vật nói riêng với khán giả). Ngôn ngữ kịch do đó mang tính hành động và tính khẩu ngữ cao.
- Phân loại văn bản kịch: Xét theo nội dung ý nghĩa của xung đột, kịch chia làm ba loại:
+ Bi kịch
+ Hài kịch
+ Chính kịch
 Xét theo hình thức ngôn ngữ trình diễn: Kịch thơ, kịch nói, ca kịch.
* Tóm lại: Kịch tập trung miêu tả xung đột trong đời sống, hành động kịch được tổ chức qua cốt truyện, được thực hiện bởi các nhân vật, ngôn ngữ kịch mang đặc điểm khắc họa tính cách có tính hành động, tính khẩu ngữ cao.
 2.Yêu cầu về đọc kịch bản văn học.
- Tìm hiểu xuất xứ:Tác giả, tác phẩm, thời đại, vị trí đoạn trích trong toàn bộ tác phẩm.
- Cảm nhận lời thoại của các nhân vật.
- Phân tích hành động kịch.
- Nêu chủ đề tư tưởng của hành động kịch.
45
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về nghị luận.
GV: Em hãy kể tên các văn bản nghị luận đã học?
GV: Yêu cầu học sinh đọc mục II SGK.
GV: Nêu những đặc trưng của văn nghị luận?
GV:Những kiểu loại văn nghị luận? Cho ví dụ?
GV: Hướng dẫn học sinh phân tích các dẫn chứng SGK.
GV:Hãy nêu những yêu cầu về đọc văn nghị luận?
GV: Đưa ví dụ: Tuyên ngôn độc lập, để đạt mục đích tuyên bố về chủ quyền độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh đã xoáy sâu vào ba luận điểm lớn có liên quan tất yếu với nhau: Cơ sở pháp lí – cơ sở thực tế - lời tuyên bố nền độc lập của dân tộc Việt Nam.
GV: Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động 2 Kể tên các văn bản nghị luận đã học: Về luân lí xã hội ở nước ta (Trích Đạo đức và luân lí Đông Tây); Một thời đại trong thi ca,
HS: Đọc SGK và nêu những đặc trưng:
- Bản chất của văn nghị luận.
- Giá trị của văn nghị luận.
- Ngôn ngữ.
HS: Nêu những thể văn nghị luận: Văn chính luận và văn phê bình văn học.
HS: Thảo luận, nêu những yêu cầu về đọc văn nghị luận.
HS: Đọc ghi nhớ SGK.
II. Nghị luận
 1. Khái lược về nghị luận.
- Nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó (chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, tôn giáo)
- Giá trị của tác phẩm nghị luận phụ thuộc vào ý nghĩa của vấn đề được nêu ra, vào quan điểm xem xét và giải quyết vấn đề, vào sức thuyết phục của lập luận.
- Ngôn ngữ trong văn nghị luận giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm nhằm tác động vào lí trí và tình cảm của người đọc.
- Phân loại văn nghị luận : Xét theo nội dung bàn luận, người ta phân văn nghị luận làm hai thể:
+ Văn chính luận: Luận bàn về các vấn đề chính trị, xã hội, đạo đức,
+ Văn phê bình văn học: Luận bàn về các vấn đề văn học nghệ thuật.
*Tóm lại: Nghị luận chủ yếu dùng lí lẽ, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó, ngôn ngữ chính xác mang tính xã hội, tính học thuật cao. 
 2.Yêu cầu về đọc văn nghị luận.
- Tìm hiểu xuất xứ.
- Phát hiện và tóm lược các luận điểm tư tưởng: Chú ý mối liên hệ lôgic giữa các luận điểm trong việc hướng tới mục tiêu chung.
- Cảm nhận các sắc thái cảm xúc, tình cảm.
- Phân tích biện pháp lập luận, cách nêu chứng cứ, sử dụng ngôn ngữ.
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm nghị luận.
III. Luyện tập.
 Học sinh làm các bài tập SGK.
3.Cuûng coá :Nắm được các đặc trưng của kịch, nghị luận.
4.Daën doø: Baøi taäp veà nhaø: Làm các bài tập còn lại trong SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docmột số thể loại văn học kịch ,nghị luận.doc