Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 34, Bài 28: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động Điêzen - Năm học 2021-2022

Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 34, Bài 28: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động Điêzen - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

Mức độ cần đạt:

1. Biết được nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí hoạt động của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ Điêzen.

2. Đọc sơ đồ khối của hệ thống.

1. Về kiến thức

- Hiểu được nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí hoạt động của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ Điêzen.

2. Về năng lực

2.1. Năng lực Công nghệ

- Đọc sơ đồ khối của hệ thống.

2.2. Năng lực chung

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật trình bày được hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ Điêzen.

3. Về phẩm chất

- Có ý thức trách nhiệm tự học nghiên cứu về hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ Điêzen.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC/HỌC LIỆU

+ Các tranh hoặc clip tư liệu (google.com).

+ Phiếu học tập số 1.

+ Máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1. Mở đầu

1.1. Mục tiêu: Tạo tâm thế gợi mở sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ học tập cho HS.

 

docx 5 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 362Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 34, Bài 28: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động Điêzen - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/02/2022
Lớp
Ngày dạy
Kiểm diện
11A
 / /202...
11B
/ /202...
Tiết 34 - Bài 28
HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU
VÀ KHÔNG KHÍ TRONG ĐỘNG ĐIÊZEN
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Mức độ cần đạt: 
Biết được nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí hoạt động của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ Điêzen.
Đọc sơ đồ khối của hệ thống.
1. Về kiến thức
- Hiểu được nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí hoạt động của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ Điêzen.
2. Về năng lực
2.1. Năng lực Công nghệ
- Đọc sơ đồ khối của hệ thống. 
2.2. Năng lực chung
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật trình bày được hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ Điêzen.
3. Về phẩm chất	
- Có ý thức trách nhiệm tự học nghiên cứu về hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ Điêzen.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC/HỌC LIỆU
+ Các tranh hoặc clip tư liệu (google.com).
+ Phiếu học tập số 1.
+ Máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1. Mở đầu
1.1. Mục tiêu: Tạo tâm thế gợi mở sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ học tập cho HS.
1.2. Nội dung: HS được yêu cầu để trả lời các câu hỏi:
GV: Hệ thống cấp nhiên liệu không khí trên động cơ xăng có gì giống khác với hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ Điêzen?
GV: chiếu một số hình ảnh về hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ Điêzen.
1.3. Sản phẩm: HS: Trình bày câu trả lời.
+ Động cơ xăng cung cấp hòa khí (hỗn hợp xăng và không khí) cho xi lanh.
+ Động cơ Điezen cung cấp điezen và không khí vào xi lanh.
1.4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên chia mỗi bàn là 1 nhóm làm việc: suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. 
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động để làm cơ sở đánh giá học sinh.
GV: Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một cách khái quát về hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ Điezen, bài 28.
2. Hoạt động 2. Tìm hiểu nhiệm vụ, đặc điểm sự hình thành hỗn hợp nhiên liệu trong động cơ Điezen.
2.1. Mục tiêu: Tìm hiểu nhiệm vụ và đặc điểm sự hình thành hỗn hợp nhiên liệu trong động Điezen. 
2.2. Nội dung: Học sinh quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
2.3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
2.4. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiêm vụ học tập
- GV: ? Hãy cho biết nhiệm vụ của hệ thống nhiên liệu?
? Hòa khí ở hệ thống nhiên liệu động cơ diegen được hình thành như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tìm hiểu câu trả lời.
- HS thảo luận, nếu có thắc mắc giáo viên hổ trợ.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét câu trả lời, thể chế hóa kiến thức.
I- Nhiệm vụ của hệ thống, đặc điểm sự hình thành hỗn hợp nhiên liệu ở động cơ điêzen:
1. Nhiệm vụ:
- Cung cấp nhiên liệu và không khí sạch phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ.
2. Đặc điểm sự hình thành hòa khí:
+ Nhiên liệu áp suất cao được phun vào xi lanh ở cuối kì nén, đảm bảo nhiên liệu tơi và hòa trộn tốt.
+ Bơm cao áp được coi là bộ phận qua trọng nhất của hệ thống
3. Hoạt động 3. Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ Điezen.
3.1. Mục tiêu: Tìm nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ Điezen.
3.2. Nội dung: Học sinh quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
3.3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
3.4. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiêm vụ học tập
- GV: Thầy chia 2 bàn thành một nhóm, trên cơ sở đã chuẩn bị ở nhà các nhóm có 4 phút thảo luận nhiệm vụ đã được giao về nhà sau đó lên báo cáo.
? Nhiệm vụ: Hãy nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thông cung cấp nhiên liệu và không khí động cơ điegen?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận câu hỏi theo nhóm được phân công.
- Các bạn trong nhóm tích cực đóng góp ý kiến.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trình bày kết quả thảo luận, hỏi, trả lời.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá quá trình hoạt động nhóm.
- GV thể chế hóa kiến thức
Câu hỏi dự kiến
?. Nêu nhiệm vụ bơm cao áp?
à Có cấu tạo đặc biệt: Khe hở Xilanh và pitông bơm rất nhỏ, chế tạo rất chính xác.
?. Nêu nhiệm vụ của vòi phun?
à Vòi phun có cấu tạo đặc biệt và có độ chính xác cao.
?. Vì sao cần thêm lọc tinh trong hệ thống cung cấp nhiên liệu của động cơ Điezen?(do khe hở giữa xilanh và pitông nhỏ, giữa kim phun và vòi phun nhỏàCăn bẩn dễ mắc kẹt ở đây)
?.Vì sao cần thêm đường hồi dầu?
(do giữa pittong, xilanh của bơm, giữa kim phun và vòi phun vân còn khe hở)
?.Nhiên liệu và không khí có được hòa trộn khi nào? Thời gian hoà trộn không khì và nhiên liệu trong động cơ điêgen như thế nào so với động cơ xăng?
II- Cấu tạo, nguyên lí làm việc:
1. Cấu tạo:
* Bơm cao áp:
+ Cung cấp nhiên liệu áp suất cao đúng thời điểm, phù hợp với chế độ làm việc của động cơ tới voi phun.
* Vòi phun:
+ Nhiệm vụ phun tơi nhiên liệu vào buồng cháy giúp hoà khí được hình thành hoàn hảo, quá trình cháy diễn ra tốt.
* Bầu lọc tinh: Nhiệm vụ lọc những cặn bẩn rất nhỏ đảm bảo điều kiện làm việc tốt và độ bền cho Bơm cao áp và vòi phun.
* Đường hồi nhiên liệu: Đưa nhiên liệu rò rỉ về thùng chứa
2. Hoạt động:
- Khi động cơ làm việc :
+ Trong kì nạp, không khíà bầu lọc không khíà ống nạpà Xilanh.
+Nhiên kiệu được bơm chuyển nhiên liệu hút đưa qua bầu lọc thô và tinh rồi toìư khoang chứa bơm cao áp.
+ Kì nén, trong xilanh chỉ nén không khí .
+ Cuối kì nén, một lượng nhiên liệu áp suất cao được bơm cao áp đẩy tới vòi phun để phun vào xi lanh, hoà trộn với khí nén tạo thành hoà khí và tự bốc cháy.
4. Hoạt động 4. Luyện tập 
4.1. Mục tiêu: Học sinh dựa vào kiến thức để hoàn thành Phiếu học tập số 1.
4.2. Nội dung: Học dựa vào kiến thức để hoàn thành Phiếu học tập số 1.
4.3. Sản phẩm: HS hoàn thành Phiếu học tập số 1. 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Hoàn thành sơ đồ khối hệ thống nhiên liệu động cơ Điezen
4.4. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Như phần nội dung. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. 
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động để làm cơ sở đánh giá học sinh.
Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.
Học sinh thống nhất phần đáp án và trình bày vào vở ghi của mình.
5. Hoạt động 5. Vận dụng
5.1. Mục tiêu: Học sinh dựa vào kiến thức để trả lời câu hỏi.
5.2. Nội dung: Học sinh trả lời câu hỏi:
So sánh hệ thống nhiên liệu động cơ xăng và hệ thống nhiên liệu động cơ điezen?
5.3. Sản phẩm: HS hoàn thành yêu cầu của GV:
Động cơ Diesel sử dụng nhiên liệu là dầu Diesel, không có bugi đánh lửa, động cơ sinh công nhờ quá trình nén hỗn hợp nhiên liệu và không khí trong xi lanh. Động cơ xăng sử dụng nhiên liệu là xăng, sinh công bằng quá trình đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu không khí trong xi lanh nhờ tia lửa điện ở bugi.
5.4. Tổ chức thực hiện:
a. GV giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS về nhà hoàn thành câu hỏi phần nội dung.
b. HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
c. GV tổ chức báo cáo kết quả và thảo luận: Vào đầu tiết học sau, GV sẽ gọi hs lên bảng trình bày sản phẩm của mình.
d. Kết luận: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao. (Trong tiết học sau). 
6. Các Phục lục:
 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Hoàn thành sơ đồ khối hệ thống nhiên liệu động cơ Điezen

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_11_tiet_34_bai_28_he_thong_cung_cap_nh.docx